Bình thường, trong cơ thể, máu tuần hoàn trong lòng các mạch máu. Khi máu (chủ yếu là hồng cầu) thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương sẽ gây hiện tượng xuất huyết, biểu hiện trên da là những nốt tím hay mảng tím hỗn hợp. Các nốt xuất huyết thường có đường kính khoảng một vài milimet, có thể to hơn, màu đỏ, phẳng với mặt da, ấn phiến kính hay căng da không mất và thường tự biến mất trong 2-5 ngày. Mảng xuất huyết có đường kính lớn hơn 1cm, màu sắc của mảng xuất huyết biến đổi theo thời gian: lúc mới đầu có màu đỏ sẫm, sau trở thành tím, rồi chuyển thành màu xanh và cuối cùng chuyển thành màu vàng rồi mất hẳn. Mảng xuất huyết không nổi gờ trên mặt da, không ngứa, không đau, ấn phiến kính và căng da không mất. Nguyên nhân gây ra những vết xuất huyết này có thể kể đến do các bệnh nhiễm khuẩn, do thiếu vitamin C, PP, do mắc phải bệnh miễn dịch, dị ứng như viêm thành mạch dị ứng hay mắc một số bệnh nội khoa như lao, đái tháo đường... mắc bệnh về tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu. Do vậy, để xác định chính xác nguyên nhân gây ra biểu hiện này, chị cần đến bệnh viện có chuyên khoa mạch máu hay huyết học để làm một số xét nghiệm cần thiết, khi đó mới có thể chẩn đoán phân biệt và có biện pháp điều trị thích hợp. Khi bác sĩ xác định bạn bị bệnh này thì bạn nên điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa bạn nhé.
 

hamailien_bk2

New Member
Xuất huyết dưới da ? nếu kèm theo sốt kéo dài thì ngại, nhưng tự nhiên xuất huyết không do va chạm chấn thương cũng cần quan tâm, nên khám tại khoa huyết học đi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Muỗi Aldes Meigen (Culicidae, diptera) ở miền Bắc Việt nam(Thành phần loài, phân bố, sinh học, sinh thái học và vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết) Khoa học Tự nhiên 2
L Tìm hiểu bệnh xuất huyết não Sức khỏe 0
G Điều tra tình hình dịch tể bệnh tụ huyết trùng trâu, bò ở xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất biện pháp phòng trừ bệnh Tài liệu chưa phân loại 2
B Đặc điểm dịch tễ học và mối liên quan giữa yếu tố sinh thái học và bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội trong hai năm 2008 và 2009 Tài liệu chưa phân loại 0
H Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học và véc-tơ truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định trong 5 năm (2008 – 2012), Tài liệu chưa phân loại 0
K Đặc điểm dịch tễ học bệnh sốt xuất huyết Dengue tại TP Hà Nội từ năm 2002 đến năm 2010 và yếu tố thời tiết liên quan đ Tài liệu chưa phân loại 2
K Phân biệt cúm H1N1, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng? Sức khỏe 2
L Cách điều trị bệnh Xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào? Sức khỏe 1
K Vai trò của đo áp lực bàng quang trong chẩn đoán và xử trí tăng áp lực ổ bụng trên bệnh nhi sốc sốt xuất huyết Dengue Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu bệnh xuất huyết trên vi, xoang miệngcá Basa (Pangasius bocourti) cá tra (P. hypopthalmus) nuôi tại An Giang Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top