firstlove_85dn

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái





Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất cho con cái. Vì thế, vai trò trách nhiệm lại càng được đặt cao hơn nữa! có nuôi dạy được con ngoan giỏi thì xã hội mới có những công dân tốt, những công dân có ích để xây dựng đất nước phồn vinh, tươi đẹp. Tuy nhiên, với cuộc sống công nghiệp như ngày nay, rất ít cha mẹ có thời gian cho con cái. Nhiều đứa trẻ phải sống cuộc sống thiếu tình cảm. Tự mình phải lo từng bữa ăn, từng cái mặc trong khi cha mẹ dành thời gian nhiều hơn cho công việc. Và dường như họ phó thác con cái cho người giúp việc, cho nhà trường, coi đó là đủ để con mình trưởng thành, đủ để con mình bằng bạn bằng bè. Nhưng không ! Đã có rất nhiều đứa trẻ thừa vật chất, thiếu tình cảm, thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ đã lao vào con đường lầm lỗi. Đến lúc đó, sự tình ngộ muộn màng của cha mẹ được đền đáp bằng tình thương yêu cho con. “Con dại cái mang” nhưng cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ của bậc làm cha làm mẹ. Và sẽ chẳng có một thứ tình cảm nào thiêng liêng hơn để thay thế tình mẫu tử, phụ tử. Bình yên, ấm áp, ngọt ngào đó là nhwgnx gì con cần ở cha mẹ. Bởi lẽ đó, để làm tròn trách nhiệm của mình không phải cha mẹ nào cũng làm được!.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân, tình cảm cha mẹ với con cái
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
(Ca dao Việt Nam)
Nếu trước đây, câu ca ấy chỉ là lời hát ru của bà, củ mẹ để đưa tui chìm sâu vào trong những giấc mơ của tuổi thần tiên ngọt ngào, thì giờ đây, ngay lúc này, tui lại thấy thâm thía biết bao nhiêu ý nghĩa thiêng liêng cao đẹp trong từng câu chữ của bài ca dao ấy!
Công cha, nghĩa mẹ, đạo hiếu làm con - những điều ấy tưởng chừng như bị quên lãng bởi nhịp sống hối hả của thời hiện đại. Nhưng không! xã hội chúng ta vẫn đòi hỏi những chuẩn mực sống truyền thống, có đạo đức “uống nước nhớ nguồn” và ngay bản thân chúng ta cũng luôn trỗi dậy nhân cách sống có tình người. Trong cương thường tổng quát của Nho gia, ngoài để cao tình vua - tôi, thầy - trò, vợ - chồng, anh em. Thì tình cảm huyết thống giữa cha mẹ và con cái cũng được giáo dục, được đưa ra bàn luận qua rất nhiều thế hệ đểtrở thành đạo lí ứng xử chung trong xã hội! Ngẫm thấy, con người luôn bị xoay quanh và bị chi phối bởi những luân thường ấy! Có lẽ, trong giới sinh quan này, chỉ có con người mới ý thức được những quan hệ hết sức tự nhiên, hết sức tất yếu đó mà thôi!.
Bình minh của loài người, tạo hóa đã cho họ được những gì? Xã hội mông muội, không văn hóa, không giai cấp, không gia đình… Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng cũng được chăm sóc, bảo vệ, được nuôi dưỡng bằng bầu sữa ấm nong của người đã sinh thành ra chúng, và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài học đầu đời trước cuộc sống hoang dã thời nguyên thủy. Trải qua rất nhiều thế kỷ, đến xã hội chúng ta ngày nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người tụ tập theo huyết thống tạo thành những gia đình… Nhưng rồi khi có một đứa trẻ được sinh ra, chúng cũng được dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người thân xung quanh chúng, và được lớn lên cũng bằng bầu sữa ấm nóng ngọt ngào ấy! Những tiếng bập bẹ đầu đời, chúng luôn gọi tên những người gần gũi với chúng. Đó là bà, là mẹ, là ba…
Điều mà tui muốn nói ở đây, là tình cảm, là mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, không chỉ tồn tại ở một vài xã hội nhất định mà nó bắt đầu ngay từ khi tạo hóa sinh ra loài người trên trái đất này! Nói như Giáo sư Trần Quốc Vượng thì là một trong ba nguyên lí cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành một sinh vật của xã hội đó là nguyên lý “cùng cội nguồn”. Nguyên lí cùng dòng máu, quan hệ “máu mủ ruột rà” là “cương lĩnh tự nhiên” của loài người, đó là nguyên lí “tiên nghiệm” (Apriori) xuất hiện ngay từ buổi đầu của lịch sử loài người và cho dù sau này, nó có phải nhường quyền ưu tiên cho nguyên lí “cùng chỗ” (Co-Residence) rồi với diễn trình lịch sử của các cuộc cách mạng Nhà nước, cách mạng chữ viết, cách mạng đô thị, rồi cách mạng công nghiệp…, cho nguyên lí “cùng lợi ích” (Co-intérêt) thì nó vẫn còn ở đó cho đến ngày hôm nay “phơi gan cùng tuế nguyệt”, khi lỏng bỏ, khi chặt chịa, nhưng chưa bao giờ đứt đoạn… có thể gọi nguyên lí cùng dòng máu trong lịch sử loài người là một nguyên lí “liên đại” (Panchromique) hay đó là hằng số (constance) của văn hóa nhân dân, mong chờ một giá trị nhân văn phổ quát toàn nhân loại (Universel)…
Chính vì thế, tình cảm giữa cha - mẹ - con cái và ngược lại, đạo làm con đối với mẹ cha là quan hệ “máu mủ ruột rà” có ý nghĩa thiêng liêng gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta!.
Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại ở xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là ở toàn thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm nay! Và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao, tôn vinh, tôn thờ như thế! Theo quan niệm Macxit thì con người cũng là sản phẩm của tự nhiên. Cho nên, con người có đầy đủ những gì thuộc về tự nhiên. Nhưng, có điều, ở con người chúng ta, biên độ tình cảm mạnh và phong phú hơn những loài khác trong tự nhiên. Đặc biệt là tư duy. Tình cảm gắn kết nhất phải nói đến tình mẫu tử. Nó được ví với những cái vô cùng, vô tận của tự nhiên: “Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Với xã hội Việt Nam, kể cả xã hội phong kiến cho đến ngày nay, người phụ nữ tuy không phải là trụ cột chính trong gia đình, đôi khi còn bị tước bỏ quyền lợi (xã hội phong kiến) nhưng lại giữ một chức trách vô cùng quan trọng và thiêng liêng. Đó là làm mẹ!.
Một người mẹ - “Một nhân vật tự nhiên vô điều kiện” để sinh ra một đứa con, đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách. “Chín tháng mười ngày” nuôi dưỡng, bảo vệ, gìn giữ bào thai rồi lại một mình “vượt cạn”. Đau đẻ , ngứa ghẻ, đòn ghen” đó là những điều khổ sở, khó chịu nhất mà ông cha ta đã đúc kết ra. Trong đó, “đau đẻ” được đứng đầu tiên cho sự aaysQ cho dù ngày nay, được sự giúp đỡ của khoa học tiến bộ, việc sinh đẻ của con người phụ nữ dễ dàng hơn rất nhiều, khỏe mạnh và an toàn cả mẹ, cả con, nhưng vẫn còn đó ở người mẹ sự lo lắng, hồi hộp để chào đón một sinh linh bé bỏng, máu mủ gắn kết với chính mình. Và chính sự đau đớn ấy, mẹ mới càng thương con hơn, con càng mang ơn mẹ nhiều hơn! Thật lạ kỳ! Một thứ tình cảm cao đẹp thánh thiện, gắn kết chặt chẽ lại nảy sinh từ nỗi đớn đau hết sức tự nhiên ấy! Một nỗi đớn dâu mà bất kỳ người con gái, bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn có. Đó là món quà quí giá nhất mà tạo hóa đã ban cho họ quyền làm mẹ! Chẳng thế mà có người cho rằng phụ nữ là mẹ của nhân loại. Không có mẹ sẽ không có những Giáo sự, bác sỹ, không có những thiên tài, những thần đồng cho nhân loại. Không có mẹ sẽ không có những công trình đi vào lịch sử, và những công trình xuyên thế kỷ như hôm nay. Mẹ - tiếng ấy vang lên trong mỗi chúng ta thật ngọt ngào đằm thắm. Nó chứa đựng một ý nghĩa sâu sa cho tình yêu nhân loại ! Trong tiếng Anh, Mẹ là ngôn từ đẹp nhất trong tốp 5 ngôn từ được bầu chọn là ngôn từ đẹp nhất tại 102 quốc gia. Đó là Motherr (mẹ) Passion (niềm đam mê) Smile (mẹ cười) Love (tình yêu), Elorrnity (Sự bất diệt). Nó không những đẹp mà còn có một ý nghĩa cao cả, vượt lên trên cả cái đẹp của ngôn từ. Nó làm cho chúng ta cảm thấh bình yệ, ấm cáp hơn, ngọt ngào và hiền dịu hơn bao giờ hết! Tiếng khóc chào đời của trẻ là niềm vui sướng, hạnh phúc của mẹ. Nó xóa tan đi nỗi cực khổ mệt nhọc trước đó. Và như một sứ mệnh thiêng liêng, người mẹ lại tiếp tục cuộc hành trình của mình: Nuôi, dạy, bảo vệ cho con khôn lớn trưởng thành. Thấm nhuần đạo lí Nho gia, người phụ nữ Việt Nam rất hiểu cách giáo dưỡng con cái: “Dạy con từ thuở còn thơ” hay “bé không vin, cả gãy cành”… Những đạo lí cơ bản để thành người là điều người mẹ nào cũng dạy cho con mình đều mong cho con mình lĩnh hội những gì tốt đẹp nhất trong cuộc ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Khái niệm "cái tư tưởng" trong lôgic học biện chứng Kinh tế chính trị 0
H Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và ý nghĩa Kinh tế chính trị 0
C Biện chứng cái đẹp, cái đẹp trong trang phục Việt Nam (dân tộc Việt) Tài liệu chưa phân loại 0
H Biện chứng cái đẹp trong xã hội thông qua ngũ luân. Minh họa bằng các tác phẩm nghệ thuật, ca dao, tục ngữ để làm rõ điều đó Tài liệu chưa phân loại 0
B Biện chứng cái đẹp trong xã hội Tài liệu chưa phân loại 0
G Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân Tài liệu chưa phân loại 0
V Biện chứng cái đẹp trong ngũ luân qua quan hệ vợ chồng Tài liệu chưa phân loại 0
A vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa các phạm trù cái riêng, cái chung nói lên vai trò của kinh tế thị trường trong phát triển kinh tế Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
S Tiểu luận Cái gọi là tấm biển chỉ đường của trí tuệ đi ngược với tư duy biện chứng của lý trí Tài liệu chưa phân loại 0
P Biện chứng giữa cái chung và cái riêng và vận dụng vào việc xậy dưng nền kinh tế thị trường ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top