cucnguyen5x

New Member
Link tải miễn phí luận văn
MỞ ĐẦU
Trong nghề nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là nghề đã và đang phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, sản phẩm thu được dễ tiêu thụ và có giá trị xuất khẩu cao là các yếu tố kích thích nghề nuôi tôm ngày càng phát triển ở Việt Nam, trong đó có Khánh Hòa. Những năm 90 nghề nuôi tôm Sú đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nông dân và sự tăng trưởng kinh tế đất nước.
Tuy nhiên nghề nuôi tôm ở nước ta nói chung, Khánh Hòa nói riêng đã và đang ngày càng phát triển, thiếu quy hoạch [49]. Kiến thức về môi trường, biện pháp kỹ thuật sản xuất của các nông hộ nuôi tôm còn nhiều hạn chế nên kỹ năng quản lý chất lượng nước ao nuôi kém, sản lượng nuôi chưa cao và không ổn định. Ngoài ra với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên ở các vùng lãnh thổ (Bắc, Trung, Nam), nhiều biện pháp kỹ thuật và quản lý chăm sóc ao nuôi tôm được sử dụng gây ra sự phức tạp cho việc duy trì sự ổn định (một cách tương đối) của hệ sinh thái ao nuôi tôm thương phẩm ở nước ta.
Trong hệ sinh thái tự nhiên hay trong các ao nuôi trồng thủy sản (trong đó có ao nuôi tôm) thực vật nổi là một trong những yếu tố hữu sinh đóng vai trò hết sức quan trọng trong trao đổi vật chất và năng lượng của hệ. Chúng là cơ sở thức ăn tự nhiên, tác nhân lọc sinh học và là nguồn tạo oxy hoà tan trong nước (lớn hơn nhiều so với lượng oxy hòa tan từ không khí), đặc biệt là ở các ao nuôi bán thâm canh và thâm canh. Thực vật nổi phản ứng rất nhanh với nguồn dinh dưỡng bổ sung vào môi trường nước, bởi vậy được xem là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của các ao nuôi. Sinh khối và tốc độ phát triển của thực vật nổi thay đổi theo mùa và phù thuộc vào các yếu tố môi trường (ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, muối dinh dưỡng …). Nhưng mức độ biến động của TVN (khi chúng phát triển quá nhiều hay quá ít) lại là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước của ao. Trong các ao nuôi với một số loài hay mật độ của chúng trong khoảng cho phép sẽ có lợi hay ít nhất là vô hại với các đối tượng nuôi, nhưng khi chúng phát triển quá mạnh, kèm theo đó là tàn lụi và sự lắng đọng cũng như sự phân hủy của chúng trong ao sẽ là nguyên nhân làm chậm sự phát triển của vật nuôi, gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng. Không những thế, một số thực vật nổi có thể gây hại đối với các đối tượng nuôi (sinh vật bám, tiết độc tố …).
Để ổn định và phát triển nghề nuôi tôm thương phẩm không những chúng ta cần nghiên cứu hoàn thiện các quy trình nuôi mà còn phải quan tâm đến việc quản lý các yếu tố môi trường ao nuôi, trong đó có thực vật nổi. Điều quan trọng là phải tìm ra được những thành phần nào, yếu tố nào cũng như thời gian nào ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và tạo sinh khối của thực vật nổi để đề ra các biện pháp cần thiết điều khiển thực vật nổi trong ao nuôi. Song ở nước ta, các công trình nghiên cứu về thực vật nổi và mối quan hệ giữa chúng với các yếu tố lý, hóa học trong ao nuôi tôm còn quá ít, chưa đồng bộ và chưa liên tục. Vì thế chưa đánh giá đúng mức về sự phát triển cũng như vai trò của thực vật nổi trong hệ sinh thái ao nuôi, gây khó khăn cho việc quản lý chất lượng nước trong ao.
Nhằm đóng góp tư liệu khoa học về khu hệ thực vật nổi của các thủy vực ven bờ Việt Nam cũng như việc quản lý môi trường ao nuôi tôm, chúng tui thực hiện đề tài: “Biến động thành phần loài và số lượng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hòa”
Mục tiêu của đề tài:
- Xác định một số đặc điểm cơ bản của quần xã thực vật nổi trong 3 hệ thống ao nuôi tôm ở Khánh Hòa làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật ổn định và nâng cao chất lượng nước ao nuôi.
- Cung cấp các dẫn liệu cơ bản về TVN cho lĩnh vực nghiên cứu sinh vật nổi trong ao NTTS.



Để đạt mục tiêu của đề tài, các nội dung nghiên cứu sau đây được tiến hành:
1 - Xác định thành phần loài, số lượng tế bào thực vật nổi và biến động của chúng theo thời gian của chu kỳ nuôi tôm.
2 - Tác động của kỹ thuật nuôi tôm đến sự phát triển của thực vật nổi ở hệ thống ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC) và thâm canh (TC).
3 - Thử nghiệm quản lý (điều chỉnh) sự phát triển của thực vật nổi trong một số ao nuôi tôm Sú thâm canh.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án:
- Luận án góp phần làm rõ đặc điểm và vai trò của thực vật nổi trong ao nuôi tôm thương phẩm (đặc biệt là hệ thống ao nuôi bán thâm canh và thâm canh).
- Xác định mối quan hệ giữa thực vật nổi với một số yếu tố lý, hóa học của nước trong ao nuôi cũng như với một số loại hóa chất thường được sử dụng trong nuôi tôm…
- Cung cấp những dữ liệu khoa học giúp các nhà quản lý NTTS, cán bộ kỹ thuật cũng như các nông hộ nuôi tôm có biện pháp điều chỉnh chất lượng nước trong ao khi cần thiết.
Nét mới của luận án:
- Luận án là một trong những công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu tương đối đầy đủ và có hệ thống về thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú thương phẩm.
- Luận án là công trình nghiên cứu cơ bản có sự kết hợp với các nghiên cứu khác trong hệ sinh thái ao nuôi tôm (biện pháp kỹ thuật nuôi và mối quan hệ giữa thực vật nổi với các yếu tố môi trường…).
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
T Tình hình biến động giá thành và nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm của Công ty thương mại và gia công kim khí thép Thái nguyên trong thời gian qua 25 Luận văn Kinh tế 0
M Phân tích và đánh giá sự biến động của các yếu tố chi phí trong giá thành một tấn than của Công ty than Mông Dương giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005 Công nghệ thông tin 0
B Nghiên cứu về Đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động của Biến đổi khí hậu tại thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn Luận văn Sư phạm 0
T Đô thị hóa và tác động của nó đến biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Đô) Văn hóa, Xã hội 0
B Đánh giá biến động lòng sông Hồng khu vực nội thành Hà Nội từ đầu thế kỷ 20 đến nay Khoa học Tự nhiên 0
U Đánh giá thực trạng đăng ký biến động sử dụng đất và hệ thống hồ sơ địa chính tại quận Ngô Quyền thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 0
B Đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 phục vụ định hướng phát triển đô thị quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
E Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa tới biến động sử dụng đất thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 4
A Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2010 phục vụ phát triển bền vững huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Khoa học Tự nhiên 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top