sam8182000
New Member
Download Đề tài Một số biện pháp để luyện phát âm đúng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi ở Huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình miễn phí
MỤC LỤC
PHẦN I : MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
IV. Giả thiết khoa học
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
VI. Giới hạn của đề tài
VII. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I. Cơ sở lý luận của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá
II. Thực tiễn của việc giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo
CHƯƠNG II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI GIAO TIẾP CÓ VĂN HOÁ CHO TRẺ MẪU GIÁO NHỠ 4 - 5 TUỔI
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo nhỡ
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM VÀ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM
(kết quả đánh giá thực nghiệm)
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
iới hạn, khi cùng với bạn trẻ vẫn dễ so sánh hơn, dễ thể hiện mình hơn và nắm được nhiều tri thức, kỹ năng trong hoạt động chung.Giao tiếp trẻ em vơí trẻ em xuất hiện giữa và dưới nhiều hình thức khác nhau với sự phức tạp dần và ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành tâm lý và nhân cách trẻ.
- Giao tiếp thực hành xúc cảm: Xuất hiện ở trẻ 3 - 4 tuổi, đặc trưng của hình thức giao tiếp này là: Trẻ muốn có bạn cùng chơi cho vui hơn chứ chưa có sự phối hợp hành động Giao tiếp này thể hiện ở chỗ các thành viên đều muốn trẻ khác chú ý đến mình và đánh giá hành động của mình, tìm mọi cách để phô diễn khả năng của mình nhưng không cho bạn can thiệp vào công việc của mình, chúng không lắng nghe lẫn nhau nên không có sự đồng cảm lẫn nhau nên dễ thể hiện tình cảm tiêu cực. Vì vậy, khi tổ chức các hoạt động này người lớn cần dự tính trước những xung đột có thể xảy ra, dạy trẻ nhận biết nhân cách của bạn vì đây là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự giao tiếp của con người, tuy có một số hạn chế nhất định nhưng hình thức giao tiếp này có tác dụng phát triển chức năng động, tích cực, sáng tạo và hình thành sự tự giác của trẻ.
Giao tiếp công việc tình huống xuất hiện ở trẻ 4 tuổi, ở tuổi này nhu cầu giao tiếp của trẻ tăng lên, đặc biệt là trong trò chơi thể hiện rất rõ nhu cầu giao tiếp này. Trẻ có xu hướng động tác làm việc với nhau, có trách nhiệm với công việc chung mặc dù mỗi trẻ thực hiện một phần công việc riêng nhưng phải phối hợp chặt chẽ để đạt mục đích chung. Trong giai đoạn này trẻ thường nhìn nhận bản thân qua thái độ của bạn, đồng thời nhận ra thái độ của bạn qua ánh mắt, nét mặt, lời nói, hành động. Thái độ cuả bạn có thể khích lệ những hành vi tích cực, ngược lại có thể gây ra những hành vi tiêu cực cho nên cần có sự quan tâm định hướng của người lớn trong quá trình tổ chức các hoạt động cùng nhau của trẻ. Chính giao tiếp các công việc đã tập hợp trẻ thành một nhóm chơi cùng tuổi hay khác tuổi, thể hiện rõ trong trò chơi đóng vai, chủ đề. Sự tham gia vào công việc chung đã tạo ra những phẩm chất đặc biệt ở trẻ mà A.UXOVA gọi là “tính xã hội”. Đó là năng lực tham gia vào trò chơi chung, hành động phù hợp trong xã hội đó, thiết lập quan hệ với trẻ khác, phục tùng những yêu cầu của thế giới trẻ em. Đây là những phẩm chất nhân cách cần thiết của con người lao động trong tương lai.
Tóm lại: giáo dục hành vi giao tiếp có văn hoá cho trẻ mẫu giáo có vai trò rất quan trọng và giao tiếp với người lớn là cơ sở, tiền đề cho quá trình giao tiếp của trẻ sau này. Do đó, người giáo viên phải có những biện pháp, phương tiện nhằm mở rộng quan hệ giao tiếp cho trẻ, Đồng thời giáo viên cũng phải gần gũi với trẻ, giúp trẻ tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong cuộc sống và trong giao tiếp sau này.
4. Phương tiện giao tiếp của trẻ mầm non.
Giao tiếp là sự trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều người. Nó bao gồm sự gửi thông tin phản hồi để sử dụng trong giao tiếp hàng ngày, các thông tin gửi đi cần có nghĩa và phải hiểu được các thông tin của đối tượng giao tiếp có thể lĩnh hội được qua hành vi giao tiếp thực của họ với các phương tiện lời nói và hành động thể hiện bằng nét mặt, cử chỉ, giọng nói, nhịp độ và không gian giao tiếp. Đó là các phương tiện giao tiếp, giao tiếp được thực hiện bằng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
4.1 Giao tiếp bằng phương tiện ngôn ngữ :
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp đặc thù quan trọng, theo tâm lý học Xô Viết ngôn ngữ có nhiều chức năng : chức năng thông báo, chức năng truyền đạt thông tin, chức năng biểu cảm qua giọng điệu cấu âm và các biện pháp tu từ, từ đó biểu lộ tình cảm nhu cầu, thái độ của mình; chức năng tác động: sự tác động bằng ngôn ngữ có thể làm thay đổi trạng thái tâm lý, tình cảm và động cơ hành động của con người, tạo nên sự đồng tình từ hai phía. Trong giao tiếp có thể dùng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng ngôn ngữ nói là cơ bản.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ có những nét đặc trưng riêng biệt, vì ngôn ngữ không phải là chức năng bẩm sinh nên muốn sử dụng được ngôn ngữ phải qua quá trình đào tạo, rèn luyện lâu dài và phức tạp. Quá trình nắm lấy ngôn ngữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Yếu tố sinh lý: Gồm cơ quan phát âm và thính giác giúp con người nói và nghe được.
- Yếu tố tâm lý: Sự phát triển chức năng ngôn ngữ của trẻ em có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển tư duy, ý chí, tình cảm , trí nhớ…
- Yếu tố xã hội: Tiếp thu ngôn ngữ là quá trình tập luyện dưới sự hướng dẫn của người lớn. Cha mẹ, ông bà, anh ch, thầy cô giáo và những người gần gũi xung quanh trẻ là tập thể ngôn ngữ tạo nên xã hội mà trẻ cùng chung sống. Trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và phức tạp, kỹ năng ngôn ngữ của trẻ được hình thành. Quá trình này được chia làm hai giai đoạn:
* Giai đoạn chuẩn bị: (giai đoạn tiền ngôn ngữ trước 1,5 tuổi)
Trong đó chỉ xuất hiện một số dấu hiệu báo trước các chức năng ngôn ngữ đã hình thành và giai đoạn phát triển (giai đoạn ngôn ngữ trước 1,5 đến 6 tuổi). giai đoạn này tính chất thực sự của ngôn ngữ nảy sinh và phát triển đến lúc trẻ có thể nói được như người lớn.Sự phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ không phải là quá trình ngẫu nhiên mà có các quy luật nhất định. Vì vậy, để trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách dễ dàng trong giao tiếp cần tìm hiểu quy luật phát triển đó, ở trẻ khả năng hiểu đi trước khả năng nói. Việc hiểu chẳng qua là một phản xạ đối với một ấn tượng thính giác tổng quát. Việc học nói cũng vậy, tiếng nói bập bẹ đầu tiên là bản nhạc giàu âm điệu nhưng rối mớ lộn xộn. Sau này, dưới những ảnh hưởng của mọi người xung quanh lần lượt xuất hiện một số yếu tố tạo nên một loại từ trong vốn ngôn ngữ của trẻ, nội dung ý nghĩa của từ của câu cũng dần tách ra, cho nên các nhà ngôn ngữ cho rằng dạy trẻ nói trước hết là tìm hiểu các ấn tượng tổng quát như có tác động mạnh mẽ vào điều cần uốn nắn.
Việc tiếp thu ngôn ngữ của trẻ không biểu hiện một cách riêng rẽ mà gắn liền với sự phát triển khác như năng lực cảm thụ, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy … do đó, cần taọ mối quan hệ thường xuyên giữa các điều mà trẻ em thấy được và từ ngữ các em nghe được giữa hệ thống tín hiệu I và hệ thống tín hiệu II. Hơn nữa trong quá trình thích ứng với thế giới bên ngoài trẻ luôn đòi hỏi sự hiểu biết những gì các em nghe nhìn và tự thể nghiệm. Cho nên cần có kế hoạch cho trẻ tiếp xúc với môi trường bên ngoài để mở rộng tầm nhìn, nhận thức. Đồng thời, cũng là dịp thúc đẩy ham muốn tích luỹ từ ngữ tạo điều kiện cho vốn từ phát triển một cách tự nhiên.
Trẻ em hay bắt chước người lớn về mọi mặt: lời nói, cử chỉ, hành động, tác phong… Do đó, người lớn phải chú ý noí năng cho đúng, phát âm chính xác, rõ ràng có chọn lọc, dùng câu đúng quy tắc ngữ pháp, lời nói phải có tính biểu cảm kỹ năng ngôn ngữ của trẻ...
Tags: mục đích và ý nghĩa của việc dạy trẻ nghe và phát âm đúng, “MỘT SỐ BIỆN PHÁP LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO TRẺ 4-5 TUỔI”, một số biện pháp kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuoi, ren phat am cho trẻ 5 tuôi, tóm tắt điểm mới rèn phát âm cho trẻ, Một số biện pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi nghe hiểu lời nói, một số biện pháp luyện phát âm qua kể chuyện mầm non, một số biện pháp ren luyện phát âm cho trẻ 5-6 tuổi, MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN PHÁT ÂM ĐÚNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI, Một số biện pháp luyện phát âm qua dậy thơ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi