langtu_datinh0305
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp marketing nhằm mở rộng thị trường máy móc, thiết bị đóng gói của công ty TNHH công nghệ hướng nam tại Hà Nội
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 3
I . KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 3
1. Khái niệm ,vai trò,chức năng của công ty kinh doanh thương mại 3
1.1.Khái niệm công ty kinh doanh thương mại 3
1.2.Vai trò, chức năng của công ty thương mại 3
2.Khái niệm thị trường và phát triển thị trường 3
2.1.Khái niệm và chức năng của thị trường 3
2.2. Phát triển thị trường 7
3.Công tác phát triển thị trường. 13
3.1.Phân tích các yếu tố mô trường và lựa chọn cơ hội kinh doanh. 13
3.2 .Công tác xác định nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược phát triển thị trường . 13
3.3 .Công tác thiết lập các phương án chiến lược phát triển thị trường. 15
3.4. Công tác đánh giá lựa chọn thị trường, chiến lược phát triển thị trường. 15
II.NHỮNG BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 16
1. Nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường. 16
1.1. Các nội dung nghiên cứu thị trường. 16
1.2. Phát triển Marketing mục tiêu 18
2. Các giải pháp Marketing - MIX phát triển thị trường 19
2.1.Giải pháp về sản phẩm 19
2.2 Giải pháp về giá: 21
2.3. Giải pháp phân phối 23
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY HƯỚNG NAM 26
I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ HƯỚNG NAM 26
1.Lịch sử ra đời và phát triển 26
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 28
2.1. Sơ đồ tổ chức Bộ máy của Công ty 28
2.2. Chức năng, nhiệm vụ quản lý của từng bộ phận: 28
3.Cơ sở vật chất kỹ thuật-Nhân sự 29
4. Kết quả kinh doanh một số năm gần đây 31
II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CUA CÔNG TY. 33
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. 33
2. Lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược Marketing của Công ty 35
3. Xác lập và triển khai các giải pháp marketing-mix của công ty trong thời gian qua. 37
3.1. Quyết định sản phẩm 37
3.2. Giải pháp về giá 38
3.3. Quyết định phân phối 40
3.4. Quyết định xúc tiến thương mại 41
4.Về Con người 41
III. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY HƯỚNG NAM 42
1. Ưu điểm 42
2. Nhược điểm 43
3. Nguyên nhân 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 45
I. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI 45
1. Xu hướng phát triển thị trường sản phẩm máy móc,thiết bị đóng gói 45
2. Phương hướng-Mục tiêu. 46
3. Mô trường kinh doanh của công ty 47
II. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CÁC BIỆN PHÁP MARKETING ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 48
1. Hoàn thiện quá trình nghiên cứu thị trường 48
2. Chiến lược phát triển thị trường của công ty 50
3. Hoàn thiện các giải pháp Marketing – Mix 51
III. CÁC ĐỀ XUẤT KHÁC 54
KẾT LUẬN 56
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-26-chuyen_de_mot_so_bien_phap_marketing_nham_mo_rong_thi_truong.ewSA0AOwHN.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-bien-phap-marketing-nham-mo-rong-thi-truong-may-moc-thiet-bi-dong-goi-cua-cong-ty-tnhh-cong-nghe-huong-77414/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Cấp độ hàng hóa thực hiện
Đó là yếu tố phản ánh sự có mặt trong thực tế của sản phẩm, đó là các chỉ tiêu phản ánh chất lượng, phong cách mẫu mã, tên nhãn hiệu, những yếu tố này giúp cho người tiêu dùng nhận biết ra sản phẩm của Công ty và thể hiện sự hiện diện của thị trường của sản phẩm. Đây là cấp độ mà khi tiến hành mở rộng sang thị trường mới hay đưa sản phẩm mới vào thị trường hiện tại thì các Công ty cần làm rõ nhất.
+ Cấp độ bổ sung:
Đó là yếu tố: giao hàng, lắp đặt, dịch vụ sau bán… điều đó làm nên tính hoàn thiện cho sản phẩm mà đây lại là yếu tố làm cho khách hàng thích thú khi mua sản phẩm với tốc độ này, khi Công ty tiến hành xâm nhập thị trường thì cần được thực hiện một cách tốt nhất, vì đây là yếu tố mà khách hàng có thể phân biệt được Công ty này với Công ty khác.
- Chu kỳ sống của sản phẩm: là khoảng thời gian từ khi sản phẩm hiện diện trên thị trường đến khi nó rut lui khỏ thị trường. Về cấu trúc chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: giai đoạn tung ra thị trường, giai đoan phát triển, giai đoạn sung mãn, giai đoạn suy thoái. Trong mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng biệt.
+ Giai đoạn giới thiệu: sản phẩm mới bắt đầu đưa ra giới thiệu cho nên Công ty cần bỏ ra nhiều chi phí nhằm giới thiệu quảng cáo để làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm mới.
+ Giai đoạn phát triển: Lúc này sản phẩm đã có được chỗ đứng trên thị trường, khách hàng đã biết nhiều đến sản phẩm mà Công ty đưa ra. Do đó giai đoạn doanh số bán và lợi nhuận tăng khá nhanh.
+ Giai đoạn chín muồi: ở giai đoạn này sản phẩm bắt đầu bão hào trên thị trường, doanh số bán tăng chậm, lợi nhuận văn có những Công ty cần tăng cường các hoạt động Marketing để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm.
+ Giai đoạn suy thoái:ở giai đoạn này doanh số bán là lợi nhuận của sản phẩm giảm sút một cách nhanh chóng. Công ty cần tiến hành cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng đưa ra các sản phẩm mới vào thị trường đã xâm nhập để thay thế hay có thể duy trì sản phẩm cũ bằng cách xâm nhập thị trường mới.
2.2 Giải pháp về giá:
Theo thuyết Marketing thì gía kinh doanh được xem như là một dẫn xuất lợi ích tương hỗ khi cầu gặp cung trên thị trường và được thực hiện. Tuy thuộc vào từng giai đoạn, từng đối tượng khách hàng mà các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định gía khác nhau. Các quyết định về gía của Công ty ảnh hưởng bởi một yếu tố nội tại của Công ty và môi trường bên ngoài và nó được thể hiện dưới biểu hình sau:
Các nhân tố nội tại Các Các nhân tố bên ngoài :
- Mục tiêu quyết - Bản chất của thị trường và sức cầu
Marketing định về - Cạnh tranh
- chiến lược giá - Các yếu tố mô trường khác
Marketing – Mix trong
- Công ty đánh giá kinh
doanh
Biểu hình 5: Nhân tố ảnh hưởng hưởng đến quyết định giá của Công ty
Trong kinh doanh, giá là yếu tố nhạy cảm, một tế bào thần kinh của một thị trường là một nội dung quan trọng của bất kỳ phân tích chức năng nào của Marketing trên cả hai góc độ xã hội và quản trị kinh doanh của Công ty. Vì vậy các quyết định về giá phải được phối hợp với các quyết định mặt hàng, phân phối, cổ động cho sản phẩm để hình thành một chương trình Marketing nhất quán và hiệu quả. Các chiến lược định gía của Công ty phải gắn với chiến lược của sản phẩm, chiến lược xâm nhập thị trường và chiến lược gía của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược định gía của Công ty có thể ảnh hưởng đến bản chất của sự cạnh trạnh mà Công ty đối đầu. Một chiến lược gía cao, mức lãi cao có thể thu hút sự cạnh tranh trong khi một chiến lược gía thấp, mức lãi thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh và buộc họ phải rút lui khỏi thị trường. Để có được một mức gía hợp lý cho sản phẩm của mình trên thị trường, mỗi Công ty kinh doanhđều phải đưa ra chiến lược định giá nhất định gía các mặt hàng của Công ty Thương mại như sau:
Biểu hình 6: Quy trình định giá mặt hàng ở công ty kinh doanh
2.3. Giải pháp phân phối
Một biến số tiếp theo của Marketing – Mix là xác định các phương pháp để vận hành mặt hàng sản xuất đến tay người tiêu dùng. Đường đi và cách vận chuyển của mặt hàng sản xuất hình thành kênh phân phối của các mặt hàng đó. Việc xây dựng và lựa chọn kênh phân phối thích hợp sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa diễn ra nhanh chóng, tiếp kiệm chi phí thời gian, đồng thời đem lại lợi nhuận tối đa cho Công ty.
Kênh tiếp thị phân phối của Công ty sản xuất là một cấu trúc lựa chọn có chủ định mục tiêu giữa các Công ty sản xuất với các nhà Thương mại, trung gian tiếp thị phân phối khác với người tiêu dùng cuối cùng.
Để tổ chức phân phối hàng hóa hợp lý nhất cho tập khách hàng tiềm năng. Đặc tính cơ bản của vận hành kênh phân phối vận động có hai khía cạnh tiếp cận.
- Khía cạnh tiếp cận dọc: Xem xét có quan hệ vơi số khâu, mức mà danh nghĩa sở hữu hàng hóa phải trả qua dòng vận động từ nguồn thời điểm đến đến điểm kết thúc.
Đứng trên khía cạnh này có các loại kênh sau:
+ Kênh ngắn (kênh trực tiếp): Người sản xuất, bán thẳng hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng.
+ Kênh trực tuyến (kênh rút gọn): hàng hóa từ tay người sản xuất bán cho người bán lẻ rồi sau đó mới đến tay người tiêu dùng.
+ Kênh dài: hàng hóa từ nhà sản xuất được bán cho người bán buôn sau đó đến người bán lẻ, rồi cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
+ Kênh đầy đủ: Có 3 trung gian là đại lý, người bán buôn, người bán lẻ, hàng hóa từ nhà sản xuất được bán qua đại lý sau đó đến người bán buôn kế tiếp đến người bán lẻ cuối cùng mới đến người tiêu dùng cuối cùng.
- Khía cạnh tiếp cận ngang: Công ty cần nghiên cứu quyết định chọn kiểu chiến lược phân phối, chiến lược kéo hay chiến lược đẩy khi tham gia vào thị trường mới hay thực hiện thâm nhập thị trường.
+ Sức đẩy của kênh được hiểu là tổng hợp những cố gắng và năng lực của người sản xuất hay của những trung gian khâu thứ nhất thuyết phục được những thành viên khác của kênh thực hiện mua hàng và xúc tiến tiêu thụ hàng hóa cho đến người tiêu dùng cuối cùng. Sức đẩy của kênh được thể hiện bằng mô hình sau:
Người sản xuất Người buôn thúc Người bán thúc Người tiêu
phát luồng đẩy nguồn hàng đẩy bán hàng dùng
Biểu hình 7: sức đẩy củ kênh
Sức hút kéo của kênh chính là áp lực của người tiêu dùng tác động nên doanh nghiệp Thương mại để thực hiện mua hàng đúng nhu cầu tiêu dùng của mình.
Người sx tự điều Người bán buôn Người bán lẻ Người
điều chỉnh cơ theo s