forme_makelove

New Member

Download Đề tài Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức miễn phí





- Trong giờ học phân môn âm nhạc thường thức tôi luôn tạo cho các em tâm lý thoải mái. Luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt, những suy nghĩ nguyện vọng học tập của từng học sinh từ đó động viên, giúp đỡ các em thỏa mãn được ý nguyện của bản thân để các em có một tâm lý thoải mái, có hứng thú học tập.
- Xây dựng cho các em có mối quan hệ bạn bè tốt để giúp đỡ nhau trong học tập, tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường.
- Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh.
- Khi học sinh mắc phải những sai lầm không chê bai, la mắng mà thay vào đó là những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn lại từng bước để các em nhận thấy được những cái sai của mình và tự khắc phục sữa chữa.
- Luôn gần gũi với học sinh để các em thấy được sự quan tâm, chăm lo, thân thiện từ người cô mà học sinh hăng hái đam mê môn học.
- Sử dụng có hiệu quả triệt để các đồ dùng dạy học hiện có, đồng thời tôi còn hướng dẫn các em tự làm đồ dùng phục vụ cho việc học tập, trong điều kiện khó khăn hiện tại của trường như: làm thêm tranh ảnh và thanh phách để tạo thêm hứng thú học tập cho các em.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TUY ĐỨC
TRƯỜNG THCS TRẦN PHÚ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
VÀ GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG PHÂN MÔN
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
- Phân môn âm nhạc thường thức là một phân môn khó cho cả giáo viên và học sinh cả về phương pháp dạy học của giáo viên cũng như phương pháp học của trò.
- Trên thực tế cho thấy học sinh ở các trường trung học cơ sở thì mức độ tiếp cận thông tin còn chậm. Bên cạnh đó nhiều giáo viên và học sinh coi môn này là môn phụ nên chưa đầu tư thích đáng về thời gian nghiên cứu tài liệu cho các giờ dạy học, đặc biệt là các giờ dạy học phân môn âm nhạc thường thức.
- Một thực trạng chưa tốt là hiện nay trường THCS Trần Phú ở vùng khó khăn điều kiện cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn, không có điều kiện mua sắm thêm cơ sở vật chất và phương tiện dẫn đến chất lượng học còn thấp và chưa gây được hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức.
- Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh vùng khó khăn ở trường THCS Trần Phú ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.
- Từ những lí do trên bản thân tui là một giáo viên âm nhạc được đào tạo đúng chuyên ngành sau 4 năm giảng dạy tại trường THCS Trần Phú – Xã Đăk Ngo - Huyện Tuy Đức. Trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc tui nhận thấy việc nâng cao chất lượng học tập và gây hứng thú cho học sinh trong khi học phân môn âm nhạc thường thức là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Vì vậy nó là động lực giúp tui đi sâu nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm này.
II. Phạm vi thời gian thực hiện.
1. Phạm vi: Đề tài được thực hiện ở các khối lớp trong trường THCS Trần Phú
2. Thời gian thực hiện: Học kì I năm học 2011 – 2012
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Việc thực hiện chương trình đối với các trường THCS ở các vùng khó khăn nói chung và ở trường THCS Trần Phú nói riêng là rất khó khăn vì cơ sở vật chất còn cùng kiệt nàn, cụ thể như: phòng học bộ môn âm nhạc chưa có,đồ dùng phục vụ dạy và học cho thầy và trò còn ít chưa đủ cho các em thực hành. Mặt khác các đồ dùng, thiết bị dạy học có chất lượng không cao, như máy nghe nhạc, băng đĩa, tranh ảnh nên trong quá trình dạy học chưa đạt hiệu quả cao và chưa gây được hứng thú cho học sinh khi học phân môn âm nhạc thường thức.
- Phân môn âm nhạc thường thức lại là phân môn khô cứng, việc lôi cuốn học sinh yêu thích phân môn này là rất khó khăn. Tâm lí các em học sinh chưa thực sự yêu thích phân môn âm nhạc thường thức.
1.Về đối tượng :
- Học sinh THCS đây là lứa tuổi có nhiều thay đổi về đặc điểm tâm sinh lí. Các em còn ngại tiếp xúc với các nhạc cụ, với các hình thức biểu diễn. Vì vậy việc tạo cho học sinh nâng cao chất lượng và hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết.
2. Về khách quan:
- Điều kiện cơ sở vật chất nhà trường chưa đảm bảo cho việc học sinh nghe và quan sát. Các đồ dùng thiết bị dạy học còn thiếu nhiều đặc biệt là các thiết bị như máy nghe, thanh phách, bảng phụ, tranh ảnh hay các thiết bị được cấp về có chất lượng không cao có thiết bị chỉ sử dụng một lần đã hư hỏng hay không dùng được nửa bởi chỉ có giá trị dùng một lần.
II. THỰC TRẠNG.
1. Đối với nhà trường
- Mặc dù BGH nhà trường rất quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng trong điều kiện hiện nay vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất và phương tiện thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình đổi mới nâng cao chất lượng và gây hứng thú cho học sinh trong phân môn âm nhạc thường thức.
- Thiết bị dạy học được cung cấp không đáp ứng đủ về số lượng, một số thiết bị có chất lượng kém.
- Hiện nay trường chưa có phòng học bộ môn nên việc dạy phân môn âm nhạc thường thức còn gặp nhiều khó khăn.
2. Đối với giáo viên.
- Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng những yêu cầu cần thiết trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng và gây hứng thú cho học sinh, nhiều kiến thức lí luận của nội dung chương trình sách giáo khoa mới, đòi hỏi ở người giáo viên một sự nổ lực, phấn đấu, say mê nghề nghiệp liên tục nhằm khắc phục những thói quen dạy học theo phương pháp cũ.
- Qua thực tế các trường tui thấy một số giáo viên đào tạo chuyên sâu vào môn âm nhạc còn ít có nhiều giáo viên dạy môn giáo dục công dân, môn văn … được kèm theo cả môn âm nhạc nên trong quá trình dạy chưa đáp ứng hết yêu cầu của phân môn. Dạy còn mang tính chất qua loa chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh.
3. Phụ huynh học sinh.
- Đa số phụ huynh chưa hiểu đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết của việc đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học mới. Mặt khác điều kiện kinh tế thuộc vùng 3 nên sự quan tâm trong việc đáp ứng các điều kiện cho việc giảng dạy còn hạn chế. Đặc biệt một số phụ huynh còn phân biệt môn chính và môn phụ.
4. Đối với học sinh.
Sau khi tham khảo tìm hiểu học sinh về phân môn âm nhạc thường thức tui thấy đa số các em gặp nhiều khó khăn cơ bản sau
a. Về tâm lý.
- Các em còn ngại học phân môn âm nhạc thường thức, không có hứng thú học tập một phần do các em nhận thức chưa đúng môn học, một phần nữa học sinh xem đây là môn học không mang lại lợi ích cho việc học để thi tốt nghiệp.
b. Về kiến thức.
- Đây là một phân môn mang tính chất minh họa bằng âm nhạc và các câu hỏi, đáp nên các em gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu biết, để nắm bắt kiến thức và vận dụng vào thực tế.
c. Về kỹ năng.
- Học sinh chưa được tiếp xúc với các nhạc cụ, nên các nhạc cụ đó đều là mới mẻ, có thể nói đối với các em đó giống như là những thứ đồ chơi mới lạ.
III. GIẢI PHÁP THỰC TIỄN
Thực tế dạy phân môn âm nhạc thường thức tại trường THCS Trần Phú học kì I năm học 2011 – 2012 tui đã mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm riêng khi dạy một bài âm nhạc thường thức cụ thể như sau:
1. Về tâm lý.
- Trong giờ học phân môn âm nhạc thường thức tui luôn tạo cho các em tâm lý thoải mái. Luôn luôn tìm hiểu, nắm bắt, những suy nghĩ nguyện vọng học tập của từng học sinh từ đó động viên, giúp đỡ các em thỏa mãn được ý nguyện của bản thân để các em có một tâm lý thoải mái, có hứng thú học tập.
- Xây dựng cho các em có mối quan hệ bạn bè tốt để giúp đỡ nhau trong học tập, tạo không khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường.
- Trong kiểm tra đánh giá, luôn tạo ra sự công bằng và tôn trọng nhân cách học sinh.
- Khi học sinh mắc phải những sai lầm không chê bai, la mắng mà thay vào đó là những lời động viên, khích lệ và hướng dẫn lại từng bước để các em nhận thấy được những cái sai của mình và tự khắc phục sữa chữa.
- Luôn gần gũi với học sinh để các em thấy được sự quan tâm, chăm lo, thân thiện từ người cô mà học sinh hăng h
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học chương sự điện li lớp 11 với đối tượng học sinh trung bình Yếu Luận văn Sư phạm 1
D Biện pháp nâng cao hiệu quả việc trang bị lịch sử toán trong dạy học môn toán ở trường THPT Luận văn Sư phạm 0
D Các biện pháp nâng cao chất lượng điện năng trong lưới điện phân phối huyện phú bình Khoa học kỹ thuật 0
D Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0
D Biện pháp nâng cao kỹ năng giảng dạy cho SV khoa SPKT Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top