ngoc_ngoc198701

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Cơ sở lí luận
Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành, nơi thực thi nhiệm vụ dạy học và giáo dục học sinh. Một nhà trường chỉ có thể thay đổi bằng chính nội lực của mình. Động lực quan trọng để giúp nhà trường phát triển chính là mối quan hệ, sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau trong khối đoàn kết và sự nỗ lực vươn lên của mỗi cá nhân.
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là những vấn đề về thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh, thực hiện các văn bản chỉ đạo, thực thi nhiệm vụ năm học và các yêu cầu mang tính thức tiễn được mang ra thảo luận, phân tích dưới nhiều góc độ và rút ra những kết luận sư phạm, những biện pháp khả thi có thể vận dụng vào thực tiễn, từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Sinh hoạt chuyên môn nhằm góp phần bồi dưỡng giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học. Vậy thực chất của việc sinh hoạt chuyên môn là gì? Đó chính là những vấn đề xoay quanh câu hỏi “Làm thế nào để nâng cao hiệu quả giờ dạy, chất lượng học tập của học sinh?”.
Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng chung
Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lí, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nội dung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình, sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy và học tốt, chất lượng học tập của học sinh từng bước được nâng lên. Ngược lại, trường nào công tác quản lí thiếu khoa học, buông lỏng quản lí việc sinh hoạt tổ chuyên môn thì việc sinh hoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài, không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó không cao.
Một giáo viên tiểu học nhất là giáo viên văn hoá làm công tác chủ nhiệm và dạy các môn của một lớp rất bận. Mỗi tuần dạy 8 buổi, soạn bài, chấm bài, chuẩn bị phương tiện thiết bị dạy học và làm công tác chủ nhiệm và các công việc khác chiếm rất nhiều thời gian. Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung. Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần tham gia sinh hoạt chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt chuyên môn.
Theo quy định, tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần, mỗi buổi sinh hoạt trong khoảng 4 giờ, nhưng thực tế có những nơi không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh.
2.2 Thực trạng đội ngũ giáo viên và việc sinh hoạt chuyên môn ở trường tui đang công tác
Năm học 2008- 2009, trường tui có 2 tổ chuyên môn.
Tổ 1, 2, 3 có 7 người. Trong đó trình độ Đại học là 1/7 (14,3%); trình độ Cao đẳng là 5/7 (71,4%); trình độ Trung học (dạy Âm nhạc) là 1/7 (14,3%).
Tổ 4, 5 có 6 người. Trong đó trình độ Đại học là 1/6= 16,7%; trình độ Cao đẳng là 5/6= 83,3%.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học. Tuy vậy, cũng như một số trường khác, vấn đề chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn và sinh hoạt tổ chuyên môn còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Cán bộ quản lí và tổ trưởng chưa thống nhất, chưa thể hiện đổi mới quản lí trong việc phân cấp, phân quyền làm cho giáo viên khó thực hiện công việc.
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ. Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, giáo viên ít phát biểu ý kiến; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận.
Thực hiện nhiệm vụ năm học 2008- 2009 về đổi mới công tác chỉ đạo dạy và học, thực thi nhiệm vụ của cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn, tui nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này song được sự quan tâm của đồng nghiệp, được sự giúp đỡ của đồng chí Hiệu trưởng, tui xin đưa ra vấn đề "Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học" góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
PHẦN II
NỘI DUNG, MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ, CHỈ ĐẠO
VIỆC SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN

1. Chỉ đạo tổ trưởng xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
Kế hoạch tổ chuyên môn được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch bồi dưỡng của nhà trường. Khi xây dựng cần căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường, tình hình đội ngũ giáo viên, điều kiện về cơ sở vật chất và thực tiễn học sinh trong tổ. Trong kế hoạch tổ chuyên môn thì nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn là một phần quan trọng. Nội dung này phải thể hiện được những công việc cần làm cho cả năm học và bổ sung những vấn đề nhà trường chỉ đạo hay nảy sinh như tăng cường biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu sau mỗi lần kiểm tra định kì; dạy học theo nhóm đối tượng học sinh, theo nhóm sở thích; những vấn đề giáo viên chưa nắm vững hay gặp khó khăn trong quá trình giảng dạy đặc biệt quan tâm đến những giáo viên mới ra trường hay năng lực chuyên môn còn hạn chế.
Năm học này, tui chỉ đạo tập trung vào vấn đề thực hiện các nội dung của phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực"; dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học; ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; dạy học hòa nhập đối với học sinh khuyết tật; bồi dưỡng về kiến thức, kĩ năng cho giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quyết định 14/ 2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007. tui chỉ đạo tổ trưởng nghiên cứu về về giáo viên của tổ, những giáo viên nào năm trước đã ở tổ và năm nay mới bổ sung, đặc điểm của mỗi giáo viên đó, nghiên cứu hồ sơ năm trước tổ đã làm được những chuyên đề gì, chuyên đề nào đã áp dụng thành công, chuyên đề nào cần tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh, cần tổ chức mới những chuyên đề nào…
2. Bồi dưỡng cho tổ trưởng
Tổ trưởng chuyên môn thường là những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn, có sức khỏe tốt, được hiệu trưởng tin tưởng, giáo viên tin cậy nhưng lại chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lí như hiệu trưởng hay phó hiệu trưởng. Vì vậy tui quan tâm đến bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ. Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ: kiểm tra hồ sơ sổ sách, việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu của các thành viên trong tổ; kiểm tra hiệu quả giáo dục của các thành viên trong tổ; kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ; tham gia kiểm tra toàn diện giáo viên theo sự điều động của hiệu trưởng nhà trường.
Bồi dưỡng cho tổ trưởng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học.
Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể. Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
Biện pháp bồi dưỡng là: Yêu cầu tổ trưởng nắm vững các văn bản chỉ đạo, năm vững chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng cơ bản các môn học của các lớp thuộc khối lớp trong tổ phụ trách. Những vấn đề nào chưa hiểu thì tui giải thích bổ sung trên nguyên tắc tự bồi dưỡng là chủ yếu.
3. Chỉ đạo, tư vấn cho tổ trưởng quy hoạch nội dung sinh hoạt chuyên môn, thiết kế và thực thi một buổi sinh hoạt chuyên môn
3.1 Nội dung, cấu trúc sinh hoạt tổ chuyên môn
Năm học 2008- 2009, tui chỉ đạo và tư vấn cho tổ trưởng sinh hoạt chuyên môn tập trung vào các vấn đề thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng vận dung linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức lớp học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực trong lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng của học sinh, đánh giá xếp loại học sinh, dự giờ rút kinh nghiệm, tổ chức chuyên đề, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học, giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn viết đúng chính tả và sửa ngọng cho học sinh, rèn viết chữ đẹp; thực hiện hướng dẫn nhiệm vụ năm học về phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nội dung giáo dục địa phương. Học tập, bồi dưỡng chuyên môn bằng các hình thức khác như xem băng hình giáo khoa, băng hình bồi dưỡng giáo viên, đọc sách trong thư viện nhằm tăng vốn hiểu biết của giáo viên, nghiên cứu các bài viết, các chuyên đề trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Giáo dục, Giáo dục tiểu học, Thế giới trong ta, Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, các kinh nghiệm sáng kiến do Sở phát hành, khai thác thông tin trên mạng và học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong và ngoài trường. Nghiên cứu, học tập các văn bản chỉ đạo, tìm hiểu tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương bổ trợ kiến thức cho giáo viên…
Dành quỹ thời gian cố định cho việc học tập các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành. Ưu tiên cho những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên. Chú trọng đến kĩ năng tổ chức giờ dạy, phối hợp các phương pháp giảng dạy nhằm giúp học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
tui chỉ đạo mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn thường gồm có 2 hay 3 phần. Phần đầu là đánh giá công tác cũ và triển khai công tác mới (phần này chỉ thực hiện 4 lần vào giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm học). Phần chính là sinh hoạt chuyên môn. Phần thứ ba là các hoạt động bổ trợ kiến thức cho giáo viên.
Tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung, duyệt với lãnh đạo nhà trường trước một tuần. Khi đó, tui mới tư vấn cho tổ trưởng về nội dung để đảm bảo tính kế hoạch của nhà trường. Coi trọng sự chủ động, sáng tạo của tổ trưởng và giáo viên trong tổ chứ không áp đặt phải sinh hoạt về nội dung gì.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục ơ trường tiểu học, tham luận: nâng cao được trình độ chuyên môn cho giáo viên tiểu học, một số biện pháp quản lí sinh hoạt tổ chuyên môn tiểu học violet, kinh nghiệm tổ chức hiệu quả các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tiểu học, sáng kiến kinh nghiệm quản lý, chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề tổ chuyên môn ở trường Mầm non Hoa Sen, bài tham luận của Hiệu trưởng về giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn chương trình 2018 trường tiểu học c, Quy dinh cac lan Sinh hoat chuyen mon o7 truong tieu hoc, “Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh chưa ngoan.”., báo cáo tham luận về đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chât lượng cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường mn”., Là người phụ trách Tổ chuyên môn, anh chị có những biện pháp gì để nâng cao hiệu quả dạy học phát triển năng lực học sinh tiểu học., những giải pháp nào trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đó, MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG Trung học cơ sở, “Một số Bp Quản lý, chỉ đạo nâng cao công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tiểu học, sáng kiến quản lý tổ chuyen môn cấp THPt violet, quản lý nâng cao hiệu quả dạy bồi dưỡng sinh viên giỏi, đề tài sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện mô hình hỗ trợ đồng nghiệp phát triển chuyên môn cho giáo viên tiểu học, Chỉ đạo tốt công tác chuyên đềtrong sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học, chuyên đề nâng cao công tác hoạt động chuyên môn cấp tiểu học, sinh hoạt chuyên môn chỉ có 1 giáo viên 1 môn học, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC, tham luận công tác chỉ dạo chuyên môn của phó hiệu trưởng tiểu học, Tham luận công tác chỉ đạo hoạt động chuyên môn cấp tiểu học của phó hiệu trưởng, Tham luận nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyện môn, chuyên đề nâng cao hiệu quả chất lượng chuyên môn ở tiểu học, thu vien violet tiểu luận cuối khóa một số kĩ năng quản lý hoạt động của tổ trưởng chuyên môn cấp tiểu học, tiểu luận về vấn đề quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường violet, Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ năm học., THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TIỂU HỌC, giải pháp chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tiểu học, Bài viết về buổi sinh hoatj chuyên môn cuối năm học, violet sáng kiến kinh nghiệm tổ vhuwxs chuyên đề tổ chuyên môn, sang kien kinh nghiem ve chỉ dao hoat dọng to chuyên môn, xây dựng kế hoạch hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm nhằm nâng cao nâng lực giáo viên và chất lượng giáo dục của tổ chuyên môn trường tiểu học, các văn bản chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn trường tiểu học, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong trường tiểu học, chuyên đề 4 “tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động chuyên môn/sinh hoạt chuyên môn”, chuyên đề “tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động chuyên môn/sinh hoạt chuyên môn-violet”, Một số biện pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học., chuyen de bien phap nang cao chat luong sinh hoat to chuyen mon o truong tieu hoc, sáng kiến kinh nghiệm về quản lý hoạt động của tổ chuyên môn tiểu học có hiệu quả, tiểu luận Phân tích yêu cầu chương trình GDPT mới trong công tác sinh hoạt chuyên môn ở trường tiểu học, luận văn bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tiểu học, biện pháp quản lí chuyên môn trường tiểu học hay, nội dung thực hiện kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học, bài phát biểu về vai trò của tổ trưởng trong việc phân công nhiệm vụ của giáo viên và đánh giá chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trong tổ, Thực trạng việc Sinh hoạt tổ chuyên môn và công tác bồi dưỡng giáo viên trong trường tiểu học, quan ly sinh hoat chuyen mon hieu qua, Những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường tiểu học, biện phá thực hiện của tổ chuyên môn là gì không, nhung kho khan trong thuc hien chuyen mon o tieu hoc, Một vài giải pháp chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường Tiểu học, chuyên đề nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn word, cơ sở lí luận luận của sinh hoạt tổ chuyên môn cấp tiểu học, Những nội dung quản lý tổ chuyên môn trong trường Tiểu học. Liên hệ với thực tiễn ở đơn vị đồng chí công tác?, một số giải pháp nhằm đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường phổ thông, sáng kiến kinh nghiệm biện pháp quản lí chỉ đạo công tác giáo dục học sinh chưa ngoan trong trường tiểu học, cơ sở lý luận trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng ở trường tiểu học, "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học, Tiểu Luận các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn

scsanhchau910

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học

Re: [Free] Tiểu luận Một số biện pháp quản lí, chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Tiểu học
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông vàm cỏ tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý Khoa học Tự nhiên 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D sâu xanh da láng (spodoptera exigua hubner) hại hành hoa và biện pháp quản lý tổng hợp chúng trong vụ hè thu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đề xuất biện pháp quản lý cung dịch vụ fast food trên địa bàn hà nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp quản lý cung dịch vụ ăn nhanh của KFC trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top