hanjuri_37

New Member
[Free] Luận văn Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay

Download Luận văn Biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay miễn phí





Trong nhận thức của những người tham gia khảo sát đã nắm được bản chất của công tác xã hội hoá giáo dục, xác định những mục tiêu quan trọng như: mục tiêu số 1,4,6 đều được đánh giá rất quan trọng với tỷ lệ cao (87,7% ; 89,2%, 83%) số còn lại là quan trọng. Mục tiêu “Tận dụng mọi điều kiện sẵn có phục vụ cho giáo dục” và “Giảm bớt ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục” thì các ý kiến đều đánh giá quan trọng, nhưng tỷ lệ cũng không cao (41,1% -51,5%). Có một số ý kiến cho rằng mục tiêu để giảm gánh nặng cho nhà nước là ít quan trọng và không quan trọng (16,2%-15%), trong đó ý kiến của cha mẹ và giáo viên là ngang nhau, CBQL giáo dục cũng không đồng tình với mục tiêu XHHGD là để bớt đi gánh nặng cho nhà nước (8,1%)



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

i phát huy vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục và trường mầm non; tổ chức việc phối hợp của các ban ngành, đoàn thể tham gia vào phát triển GDMN; củng cố và phát huy diễn đàn Đại hội nhân dân và XHH giáo dục mầm non.
Như vậy, nội dung quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non là rất phong phú. Nhưng trong điều kiện thời gian và khả năng, đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu một số nội dung quản lý về quản lý công tác XHH giáo dục mầm non ở tỉnh Nam Định. Tập trung vào nội dung tuyên truyền, cung cấp thông tin để nâng cao nhận thức về XHH giáo dục mầm non, xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non, huy động sự đóng góp của các lực lượng xã hội và vận dụng cơ chế điều hành nguồn ngân sách, thu hút các tiềm năng xã hội cho phát triển GDMN.
1.7. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON.
Nhiều nước trên thế giới đã coi phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu và đã đầu tư rất lớn cho giáo dục. Tìm hiểu cách làm giáo dục ở nhiều nước cho thấy sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục là phổ biến, thể hiện được nội hàm của xã hội hoá giáo dục.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm cơ bản về công tác quản lý, quản lý xã hội hoá giáo dục, quản lý giáo dục mầm non, những nguyên tắc cơ bản trong quản lý xã hội hoá giáo dục mầm non, những kinh nghiệm xã hội hoá giáo dục mầm non của các nước trên thế giới đã chỉ ra những vấn đề lý luận mang tính định hướng và việc vận dụng cho quản lý công tác xã hội hoá giáo dục mầm non tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ
GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH NAM ĐỊNH
2.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KT- XH TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.1 Tình hình phát triển KT-XH
Nam Định là một tỉnh duyên hải, nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích là 1.669,36 km2. Dân số Nam Định là 1.947.156 người.
2.1.2. Tình hình phát triển Giáo dục mầm non tỉnh Nam Định
2.1.2.1. Những kết quả đạt được
- Quy mô giáo dục mầm non phát triển đều khắp ở các địa phương, số trẻ đến trường có tỷ lệ cao so với bình quân chung của cả nước.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục: các trường mầm non tập trung chỉ đạo và thực hiện chất lượng giáo dục toàn diện, cơ bản đã đạt được kết quả rõ nét.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ; sự phối hợp các lực lượng trong xã hội, gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ được chỉ đạo thực hiện có hiệu quả
- Đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) và giáo viên mầm non (GVMN):
đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non (GVMN) yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn nghiệp vụ
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: các trường mầm non được tập trung xây dựng mới với tốc độ nhanh, tiếp cận với công trình đạt chuẩn, hiện đại.
2.1.2.2. Những khó khăn bất cập cần tập trung giải quyết.
- Quy mô giáo dục mầm non: trường mầm non khu vực nông thôn chiếm đa số (91,7%) nhiều nơi còn các nhóm lớp quy mô nhỏ, phân tán, diện tích mặt bằng chật hẹp, không đủ điều kiện lại đan xen giữa các khu dân cư gây khó khăn cho việc đầu tư theo yêu cầu.
- Chất lượng chăm sóc giáo dục: những khu lớp nhỏ lẻ, chất lượng chăm sóc giáo dục còn yếu kém, công trình vệ sinh, bếp nuôi ăn chưa đạt yêu cầu.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí cho hoạt động chuyên môn: toàn tỉnh còn 42 trường mầm non (chiếm 16,4%) có cơ sở vật chất yếu kém, bàn ghế không đúng quy cách, thiếu giá, tủ đồ dùng học tập, bảng và đồ chơi ngoài trời. Cơ sở vật chất nhiều nơi xuống cấp: còn 2.333 phòng học là nhà cấp 4 (chiếm 60,8%), trong đó 98 phòng hết niên hạn sử dụng, 28 phòng học nhờ.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: hiện còn 2 CBQL chưa đạt chuẩn (chiếm 0,4%). Các trường mầm non nông thôn còn 17 CBQL chưa được biên chế nhà nước và đa số chỉ có 1 giáo viên trên một lớp mẫu giáo. Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, tuyên truyền vận động thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương và tham mưu đẩy mạnh các hoạt động của nhà trường còn lúng túng. Còn 13% giáo viên chưa đạt chuẩn.
- Cơ chế điều hành và chế độ chính sách: chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan tham gia quản lý giáo dục mầm non chưa mạnh, còn chồng chéo, thiếu chủ động.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON TỈNH NAM ĐỊNH.
Để đánh giá khách quan kết quả công tác quản lý xã hội hoá giáo dục mầm non của tỉnh Nam Định, chúng tui đã tiến hành khảo sát thực trạng ở 90 xã, phường, bao gồm 32 trường có phong trào GDMN tốt, chiếm 35,5%, 37 trường khá, chiếm 41,2% và 21 trường trung bình, chiếm 23,3%. Chúng tui đã xây dựng bộ phiếu phỏng vấn cho 341 người gồm 4 đối tượng: Lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương (81/229 người, chiếm 35,4% gồm 27 đ/c là Bí thư Đảng bộ xã - Phường, 34 đồng chí là Chủ Tịch UBND và 20 đồng chí là Phó bí thư, phó chủ tịch UBND xã - phường). Cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD) mầm non (87/ 256 người, chiếm 34% ; trong đó có 20 chuyên gia giáo dục mầm non Sở và phòng GD-ĐT, 63 hiệu trưởng, 4 phó hiệu trưởng các trường mầm non công lập, dân lập trên địa bàn 9 huyện và 1 thành phố). Cha mẹ học sinh (chủ yếu là trưởng phó ban phụ huynh : 86/ 256 người, chiếm 33,6%); Giáo viên mầm non (87/670 người, chiếm 13%).
Chúng tui cũng đã tiến hành phỏng vấn sâu 11 đồng chí lãnh đạo địa phương của huyện Nam Trực và Thành phố Nam Định, 10 đồng chí Hiệu trưởng trường mầm non của huyện Ý Yên để tìm hiểu những nhận xét của họ về năng lực của CBQL giáo dục mầm non trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục.
2.2.1. Nhận thức về công tác XHH giáo dục mầm non của các đối tượng điều tra ở tỉnh Nam Định
2.2.1.1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHH giáo dục mầm non của các đối tượng điều tra.
Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XHHGD mầm non
Đối tượng (N = 260)
Mức độ nhận thức
Cha mẹ HS
( n = 86)
Cán bộ quản lý
(n = 87)
Giáo viên
( n = 87)
TS
%
TS
%
TS
%
Rất quan trọng
67
78,0
81
93,1
72
82,7
Quan trọng
15
17,5
6
6,9
13
15,0
Ít quan trọng
3
4,5
0
0
2
2,3
Không quan trọng
0
0
0
0
0
0
Theo bảng số 2.3 cho thấy: Các đối tượng khảo sát đều nhận thức rõ về tầm quan trọng của công tác XHHGD, và xếp chúng ở vị trí rất quan trọng (CMHS: 78%; CBQL: 93,1%; GV: 82,7%). Tuy nhiên còn 4,5% CMHS và 2,3% GV đánh giá là ít quan trọng.
2.2.1.2 Nhận thức về nội dung công tác xã hội hoá giáo dục mầm non
Với câu hỏi: “ Công tác XHH giáo dục chỉ là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non”, 341 người tham gia trả lời bằng phiếu hỏi đã đánh dấu vào các ô cho sẵn theo ba mức độ nhận thức của cá nhân: đồng ý, phân vân và không đồng ý. Kết quả tổng hợp theo bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của đối tượng khảo sát về nội dung công tác XHHGD
Chỉ là huy động tiền của và cơ sở vật chất cho GDMN
Đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu đánh giá ô nhiễm lưu vực sông vàm cỏ tây và đề xuất biện pháp quản lý hợp lý Khoa học Tự nhiên 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D sâu xanh da láng (spodoptera exigua hubner) hại hành hoa và biện pháp quản lý tổng hợp chúng trong vụ hè thu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đề xuất biện pháp quản lý cung dịch vụ fast food trên địa bàn hà nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp quản lý cung dịch vụ ăn nhanh của KFC trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top