luckyone160

New Member
[Free] Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường trung học phổ thông Mỹ Đức B – Hà Nội

Download Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn lịch sử tại Trường trung học phổ thông Mỹ Đức B – Hà Nội miễn phí





Qua khảo sát tác giả thấy rằng 80% số cán bộ quản lý nhận thức việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thiết và có 70,5% đã làm tốt, 29,5% chưa thực hiện tốt.
- Qui định chế độ thông tin báo cáo và sắp xếp thay thế hay dạy bù trong trường hợp GV vắng. Với những trường hợp đi công tác hay nghỉ theo chế độ thì Ban giám hiệu nhà trường chủ động phân người thay thế. Với những trường hợp vắng đột xuất một hay hai tiết thì GV chủ động báo cáo cho Tổ trưởng chuyên môn điều động người dạy thay. Đây cũng là một trong những tiêu chí của nhà trường để đánh giá thi đua. Về biện pháp này có 80% cán bộ quản lý cho là rất cần thiết và thực hiện rất tốt, tuy nhiên vẫn còn 40,4% GV cho rằng chưa tốt trong thực hiện.
-Tổ chức dự giờ theo định kỳ, đột xuất có phân tích sư phạm bài dạy cũng là biện pháp được 100% cán bộ quản lý đưa ra, coi đó thực sự cần thiết để quản lý tiến độ giảng dạy của GV và việc thực hiện nền nếp dạy học của họ. Tuy nhiên, biện pháp này mặc dù đã được tất cả giáo viên nhà trường thực hiện nhưng chỉ mang tính hình thức, tính khách quan chưa cao, nặng về đánh giá hơn là phân tích bài dạy về các mặt theo yêu cầu đánh giá của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


2.3.1.1. Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp
Qua các phiếu trưng cầu ý ‎kiến của các CBQL và các GV bộ môn, đa số cho rằng, việc hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo là rất cần thiết và có 78,7% cho rằng nhà trường đã làm tốt vấn đề này.
Việc yêu cầu bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy chưa được nhà trường chú trọng, đa số đánh giá là cần thiết. Tuy nhiên, có 66% khẳng định nội dung quản lý này được thực hiện tốt, chỉ có 2,1% đánh giá là họ chưa thực hiện.
Về thực hiện kiểm tra định kỳ các CBQL đánh giá là rất cần thiết, phần lớn giáo viên đánh giá cao mức độ thực hiện nội dung quản lý này (tới 76,6%). Tuy nhiên vẫn còn 12,8% giáo viên cho rằng nhà trường đã thực hiện kiểm tra định kỳ nhưng số lần kiểm tra không nhiều, và việc kiểm tra còn mang tính hình thức. Có 10,6% đánh giá là họ chưa làm.
Vấn đề dự giờ đánh giá bài soạn qua giờ dạy cũng được các cán bộ quản lý đánh giá là quan trọng và có 74,5% GV nhận định vấn đề này được thực hiện tốt, 2,1% khẳng định nội dung quản lý này không được đề cập đến khi kiểm tra đánh giá giờ dạy.
Bảng 2.12: Quản lý khâu soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên.
Số
TT
Nội dung quản lý
Nhận thức của cán bộ quản lý
GV đánh giá mức độ thực hiện
Rất cần thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Làm tốt
Làm chưa tốt
Chưa làm
1
Hiệu trưởng hướng dẫn các qui định, yêu cầu soạn bài, cung cấp SGK, tài liệu tham khảo
48,9%
51,1%
0%
78,7%
19,2%
2,1%
2
Hiệu trưởng yêu cầu tổ bộ môn thống nhất cơ bản mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức bài dạy.
31,9%
59,6%
8,5%
66%
29,8%
2,1%
3
Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra định kỳ giáo án của giáo viên
31,9%
61,7%
6,4%
93,6%
6,4%
0%
4
Hiệu trưởng kiểm tra định kì và kiểm tra đột xuất công tác soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV
23,4%
63,8%
12,8%
76,6%
12,8%
10,6%
5
Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá hiệu quả bài soạn qua giờ dạy
36,2%
59,6%
4,2%
74,5%
23,4%
2,1%
. Một số yêu cầu cơ bản đối với thiết kế bài học (giáo án) môn lịch sử
Nâng cao chất lượng dạy học nói chung, giờ học lịch sử nói riêng là mục tiêu phấn đấu của hầu hết các thầy cô trong nhà trường hiện nay. Vậy chuẩn bị một giáo án như thế nào cho tốt, nhất là giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
Để soạn giáo án tốt, giáo viên cần tiến hành các công việc sau :
Trước hết, cần xác định loại bài và vị trí của bài trong khoá trình để có nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp.
Thứ hai, phải xác định rõ mục tiêu (mục đích yêu cầu) của bài học. Nội dung mức độ bài học gồm các yếu tố : kiến thức, tư tưởng và kĩ năng. Đây là công việc khó và phức tạp, quyết định hiệu quả của các công việc tiếp theo khi soạn bài.
Về việc xác định nội dung kiến thức, giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài viết trong Sách giáo khoa, hướng dẫn của Sách giáo viên để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ trình bày.
Để xác định nhiệm vụ giáo dục tư tưởng của bài, giáo viên cần căn cứ vào nhiệm vụ giáo dục chung của khoá trình và nội dung cụ thể của bài. Như vậy sẽ không rơi vào công thức giáo điều.
Muốn xác định nhiệm vụ phát triển kĩ năng, giáo viên nên dựa vào mức độ cần đạt được chương trình lịch sử mỗi lớp, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể của bài học mà xác định cụ thể.
Tổng hợp các yêu cầu trên, chúng ta xác định một cách toàn diện cụ thể mục đích bài học.
Thứ ba, phải xây dựng đề cương và viết giáo án.
Để xây dựng nội dung và đề cương bài học, giáo viên phải xem xét mối tương quan giữa bài viết của sách giáo khoa với nội dung bài giảng. Căn cứ vào nội dung chính của bài (đã xác định), thời gian của tiết học, giáo viên xác định khối lượng thông tin học sinh cần nắm, mức độ lĩnh hội các thông tin này (những sự kiện cần đi sâu, sự kiện đi lướt và những sự kiện hướng dẫn học sinh về nhà đọc), các phương tiện học tập (tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan…).
Nội dung bài soạn cần tránh lối dạy học nhồi nhét kiến thức, kiểu cổ động giáo dục bằng những “khẩu hiệu chính trị” không xuất phát từ sự kiện lịch sử cụ thể, mà phải thể hiện được các hoạt động điều khiển, tổ chức của giáo viên trên cơ sở phất huy tính tích cực học tập của học sinh . Muốn vậy, khi xác định cách tổ chức công việc của giáo viên và học sinh phải kết hợp việc truyền thụ kiến thức có sẵn với hoạt động của các em. Lĩnh hội kiến thức và phát triển năng lực nhận thức là hai mặt khăng khít với nhau của một quá trình.
Giáo án tốt được đánh giá theo những yêu cầu chủ yếu sau đây :
- Phản ánh được nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa và tình hình học sinh.
- Thể hiện được các điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng vùng, từng địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên lên lớp đạt hiệu quả cao
- Tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội bài tốt.
Trên đây là một số cơ sở lý luận về chuẩn bị bài học; việc tiến hành một bài giảng sẽ được trình bày qua cấu trúc bài giảng cụ thể sau:
Gợi ý cấu trúc bài học lịch sử
Một giáo án lịch sử được thiết kế theo những yêu cầu sau:
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
-Phải xác định được bài có mấy đơn vị kiến thức cơ bản mà học sinh cần nắm
- Đồng thời cần xác định kiến thức nào là kiến thức trọng tâm của bài để tập trung các biện pháp sư phạm giúp HS nắm vững .
Để xác định tốt nhiệm vụ này giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài viết trong Sách giáo khoa, hướng dẫn của Sách giáo viên để tìm ra nội dung chính của bài học, những sự kiện cơ bản, mức độ học sinh cần đạt được.
2. Tư tưởng, tình cảm
Qua bài học giáo dục cho học sinh về mặt nào: yêu quê hương đất nước, yêu lao động, biết ơn các anh hùng liệt sĩ, lòng tự hào dân tộc, tinh thần quốc tế vô sản....Tuỳ theo nội dung của bài mà giáo dục mặt nào không gò ép cứng nhắc.
3. Kĩ năng
Bài học rèn cho học sinh những kĩ năng gì: so sánh đối chiếu, lập bảng thống kê, phân tích tổng hợp , sử dụng lược đồ .... giáo viên nên dựa vào mức độ cần đạt được chương trình lịch sử mỗi lớp, đặc điểm trình độ học sinh, nội dung cụ thể của bài học mà xác định cụ thể.
II. Thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu dạy học
-Giáo viên chuẩn bị thiết bị, đồ dùng dạy học: đầu Video, đèn chiếu, bảng trong, tranh ảnh bản đồ, các tài liậu tham khảo cần cho bài giảng.
-Về phía học sinh cũng phải chuẩn bị: sưu tần tranh ảnh, vẽ bản đồ, chuẩn bị bài tập trò chơi...
III. Thiết kế bài học
1.Quan niệm về cấu trúc bài học
*Quan niệm cũ : Bài học phải đầy đủ và thực hiện theo trình tự các bước lên lớp :
ổn định lớp - Kiển tra bài cũ - Dẫn dắt vào bài mới- Giảng bài mới - Củng cố, dặn dò học sinh
*Quan niệm hiện nay:
- Đó là những công việc của một bài học mà giáo viên cần thực hiện không nhất phải tuân thủ theo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây cà phê chè và biện pháp quản lý bệnh tại tỉnh Sơn La Nông Lâm Thủy sản 0
D sâu xanh da láng (spodoptera exigua hubner) hại hành hoa và biện pháp quản lý tổng hợp chúng trong vụ hè thu Nông Lâm Thủy sản 0
D Đề xuất biện pháp quản lý cung dịch vụ fast food trên địa bàn hà nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp quản lý cung dịch vụ ăn nhanh của KFC trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần cảng Vật Cách Quản trị Nhân lực 0
D Biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp ở các trường thcs thành phố hạ long Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường Trung học phổ thông Nguyễn Thái Học, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đo Luận văn Sư phạm 0
B Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản lý sản xuất tại công ty tnhh piaggio việt nam Luận văn Kinh tế 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top