Baxter

New Member

Download miễn phí Biết lắng nghe: Một bí quyết để đàm phán -Thương lượng thành công





Nếu chúng ta không tự chủ tốt thì các cảm xúc này sẽ ngăn cản, làm
chúng ta không còn nghe được gì hết.
Hồi còn trẻ, tôi nhớ có một lần cô giáo hỏi lớp một câu hỏi khó cùng
với một phần thưởng cao quý dành cho ai trả lời đúng. Cả lớp im
lặng, tôi cũng im lặng vì không ai tìm ra lời đáp. Ít phút sau đó, tôi
đã tìm đúng lời đáp. Thế là tim đập rộn ràng, tôi đứng lên thưa, cô
giáo hỏi lại tôi không còn nghe được gì hết.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Biết lắng nghe: Một bí quyết để đàm phán -
thương lượng thành công
Ngày nay, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nền kinh tế hoạt động theo cơ
chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong một cơ chế như thế,
các cá thể, tập thể cần một lưu lượng giao tiếp rất lớn hàng ngày. Một
trong các vấn đề cốt lõi của các cuộc giao tiếp là sự đàm phán và thương
lượng. Có người nói đó là linh hồn của giao tiếp. Cuốn sách này nhằm
giúp các bạn một số kỹ năng và phương pháp để trở thành người đàm
phán và thương lượng giỏi. Tư tưởng của nó là: Nếu bạn là người đi đàm
phán và thương lượng, bạn luôn luôn phải nghĩ và tạo điều kiện cho đối
tác (hay bên kia) cũng đạt được thắng lợi như bạn chứ không phải là
đàm phán chỉ mang lại thắng lợi cho bạn mà thôi, tức là cả hai cùng có
lợi. Tại sao lại như vậy? Bởi vì trong thương trường và cuộc sống rất ít
các cuộc đàm phán và thương lượng chỉ xảy ra một lần giữa hai bên là
xong. hay chỉ "làm ăn" với nhau một lần xong là thôi. Thông thường
chúng ta cần làm ăn lâu dài với nhau. Cao hơn tất cả là uy tín và tiếng
tăm tốt. Bạn có thể dùng các biện pháp để thắng đối tác một lần với
những lợi nhuận to lớn. Nhưng nếu bạn không tạo cho đối tác một điều
gì có lợi cho họ, dù là một sự an ủi, thì bạn sẽ mất rất nhiều, nếu không
nói là sụp đổ sự nghiệp trong tương lai. Chúng ta gọi cách làm như vậy
là "chụp giựt". Thương trường quốc tế hiện nay đang diễn ra các cuộc
cạnh tranh ngoạn mục. Cách làm trên chỉ là vật cản trở cho cạnh tranh.
Chiến lược và chiến thuật đàm phán là điều rất quan trọng của một cuộc
đàm phán thương lượng để có được kết quả hai bên cùng có lợi. Không
phải đối tác nào cũng có cùng tư tưởng như vậy. Nhiều người chỉ muốn
dành thắng lợi về phía họ. Tiếp theo đó, bạn phải có tính cách của một
con người công tâm và đáng tin tưởng. Có như vậy đối tác mới tin ở bạn
mà tiếp tục đàm phán.
Nhiều người khi đàm phán - thương lượng không biết chú ý lắng
nghe, họ đã mất những cơ hội để thu thập thông tin một cách trực
tiếp từ phía bên kia.
Có nhiều vấn đề gây ra sự khó khăn cho việc nghe và hiểu trong
đàm phán - thương lượng. Để chú ý lắng nghe cho rõ, bạn phải hết
sức khách quan và chủ động, tức là bạn phải cố gắng hiểu được cả
những ý đồ và cả những ẩn ý, hàm ý ám chỉ trong các câu hỏi và nói
của phía bên kia. Bất kỳ những gì mà bên kia hỏi và nói, bạn phải
đặt trong đầu mình các câu hỏi như "Tại sao họ lại nói như thế?",
"Họ thử phản ứng của mình chắc?", "Họ nghĩ mình sẽ phản ứng ra
sao?", "Họ có trung thực không?", "Họ ám chỉ cái gì?"...
Bộ óc của người đàm phán - thương lượng giỏi có thể ví như một
máy vi tính nhỏ có thể xử lý ngay thông tin và đưa ra kết quả trong
phút chốc. Họ là những người biết nghe, biết khai thác thông tin
không những từ những câu hỏi và nói từ phía bên kia mà còn từ
những cử chỉ, dáng điệu của phía bên kia.
Trong khi chú ý lắng nghe người khác nói, người ta có thể học được
các tinh hoa trong việc ăn nói của những người giỏi hơn như ngữ
âm, ngữ điệu lên xuống, tốc độ...
Khi bạn phải đàm phán - thương lượng trực tiếp bằng tiếng nước
ngoài thì kỹ năng nghe là vô cùng quan trọng và mang nhiều ý
nghĩa.
Người ta cho rằng người bán hàng giỏi là người tìm ra nhiều nhu
cầu của thị trường. Người bán hàng kém là người không biết khai
thác tìm ra các nhu cầu của thị trường. Cách tốt nhất là biết lắng
nghe những gì người mua nói. Thời bao cấp, khi đi mua hàng
thường chúng ta chỉ nghe được mấy câu "có hàng", "không có
hàng", hay "có mua không thì bảo". Nhưng bây giờ, khi đi mua
hàng bao giờ chúng ta cũng được nghe những câu "Anh cần mua gì
nào?", "Anh mua nồi cơm điện cho mấy người ăn?", "Điện của nhà
mình là 220 hay 110?"... Và họ chú ý nghe, có khi cả lời thở dài của
bạn khi nói "... Cái này nhỏ quá, nhà tui những mười người ăn"...
1. Những sai lầm khi lắng nghe
Nhiều người khi đàm phán - thương lượng thường mắc vào các sai
lầm sau đây khi phải lắng nghe phía bên kia nói.
1.1. Những sai lầm khi lắng nghe.
Nhiều người khi đàm phán - thương lượng là công việc có tính
thuyết phục phía bên kia. Mà thuyết phục là có nghĩa là mình cần
phải nói. Họ cho rằng mình cần chủ động trong việc trình bày còn
việc nghe chỉ là thứ yếu, thụ động và không quan trọng. Thế là họi
nói "trang giang đại hải", liên tục không nghỉ để mà nghe phía bên
kia trình bày đến một câu. Đây là một sai lầm mà bạn không nên
mắc phải. Vấn đề rất khó khăn khi thuyết phục người khác mà
mình lại không biết làm gì để cho họ vừa lòng. Muốn làm cho họ
vừa lòng thì phải vừa nói vừa nghe thì mới biết được câu nói của
mình có tác dụng đến người kia ra sao, tích cực hay tiêu cực. Nếu
tích cực thì tiếp tục, nếu tiêu cực thì phải điều chỉnh ngay.
1.2. Nhiều người chuẩn bị rất kỹ lưỡng để nói.
Ngoài ra họ lại còn rất tâm đắc tự tin vào những gì họ sẽ nói. Rốt
cục họ chỉ nhăm nhăm đợi đến lượt là "phun" ra, chứ không chú ý
nghe bên kia và bỏ ngoài tai tất cả những thông tin vô cùng quý giá
mà họ cần biết để phục vụ cho đàm phán - thương lượng tại
trận. tui có tham gia làm thông dịch viên cho một công ty nước
ngoài ở Việt Nam. Khi vào đàm phán, phía Việt Nam chỉ tập trung
mong cho đến lượt họ trình bày và không chú ý gì đến những điều
phía người nước ngoài nói. Đến lượt, phía bên Việt Nam trình bày
rất hay (chứng tỏ đã chuẩn bị sẵn) và mạch lạc rõ ràng. Sau đó bạn
lại trình bày, rồi lại đến phía Việt Nam. Và lúc này thì tự nhiên im
bặt, làm cho cuộc đàm phán đi vào thế bí. Ông cha ta đã có câu "...
lựa lời mà nói" là bao hàm ý nghĩa khôn ngoan trong đàm luận,
nghĩa là biết nói, biết nghe, tùy tình thế mà xử lý.
1.3. Tất cả chúng ta ai cũng có cảm xúc vui, buồn, sợ sệt, lo lắng,
thất vọng...
Nếu chúng ta không tự chủ tốt thì các cảm xúc này sẽ ngăn cản, làm
chúng ta không còn nghe được gì hết.
Hồi còn trẻ, tui nhớ có một lần cô giáo hỏi lớp một câu hỏi khó cùng
với một phần thưởng cao quý dành cho ai trả lời đúng. Cả lớp im
lặng, tui cũng im lặng vì không ai tìm ra lời đáp. Ít phút sau đó, tui
đã tìm đúng lời đáp. Thế là tim đập rộn ràng, tui đứng lên thưa, cô
giáo hỏi lại tui không còn nghe được gì hết.
Khi đi làm cũng thế, có lần sau khi bị giám đốc phê bình tui sợ quá
đến nỗi nghe câu được câu không.
2. Các phương pháp để nghe cho tốt
Để nghe cho tốt là việc làm khó. Thường chúng ta có hai phương
pháp chính:
- Phương pháp chú ý lắng nghe.
- Phương pháp phối hợp xen kẽ trong khi nghe.
2.1. Phương pháp chú ý lắng nghe.
2.1.1. Hãy hứng thú để nghe.
Khi bạn đã biết nguyên tắc là ai có nhiều thông tin hơn người đó sẽ
dễ có nhiều thuận lợi hơn, thì lúc đó bạn nên hào hứng mà lắng
nghe, đừng chán chường hay khó chịu, dù rằng bên kia có trình bày
kém hay rối rắm hay dài dòng. Đây là vi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top