missnhoc_9x

New Member

Download Bình luận các quy định về thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) miễn phí





So với Điều 41 Luật Đất đai năm 2003, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đã xác lập một cơ chế thu hồi đất mới. Theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với đất nước như: (i) sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; (ii) sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thuộc nhóm A; (iii) sử dụng đất để thực hiện dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài; (iv) sử dụng đất để thực hiện dự án bằng nguồn vốn ODA; (v) sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế quan trọng do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; (vi) sử dụng đất để thực hiện dự án kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Bình luận các quy định về thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)
Liên quan đến thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất, Dự thảo (lần 5) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2003 (Dự thảo Luật), đã sửa đổi, bổ sung 4 điều, cụ thể:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 39 về nguyên tắc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 41 về việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 42 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người có đất bị thu hồi;
- Sửa đổi, bổ sung Điều 44 về thẩm quyền thu hồi đất;
Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung các quy định này là nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện bồi thường khi thu hồi đất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, để nội dung sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Luật về thu hồi đất và bồi thường khi thu hồi đất đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, chúng tui xin có một số bình luận, góp ý thêm về những nội dung này.
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 39 về nguyên tắc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển
So với quy định hiện hành của Điều 39 Luật Đất đai năm 2003, Dự thảo Luật có một số sửa đổi đáng chú ý sau:
- Bổ sung yếu tố công khai trong nguyên tắc thu hồi đất; theo đó: “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt và công khai” (khoản 1). Chúng tui tán thành với việc bổ sung này, vì: một là, bảo đảm sự tương thích với các quy định sửa đổi, bổ sung của Dự thảo Luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; hai là, đề cao tính công khai, minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; ba là, giúp ngăn ngừa sự tùy tiện hay các tiêu cực có thể xảy ra trong việc thu hồi đất từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất;
- Sửa đổi quy định về thời hạn thông báo cho người bị thu hồi đất biết, cụ thể tại khoản 2 Điều 39 Dự thảo Luật ghi “Trước khi thu hồi đất ít nhất là 30 ngày, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển”. So với quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai 2003 “Trước khi thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian và kế hoạch di chuyển, phương án tổng thể về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư” thì thời gian đã được rút ngắn.
Chúng tui tán thành với nội dung rút ngắn thời hạn thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất cho người sử dụng đất biết lý do thu hồi đất dựa trên căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được công bố công khai cho mọi người sử dụng đất biết. Hơn nữa, việc thu hồi đất dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; nên quy định rút ngắn thời hạn thông báo thu hồi đất như Dự thảo luật là chấp nhận được. Tuy nhiên, Dự thảo Luật quy định cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất chỉ có trách nhiệm phải thông báo cho người bị thu hồi đất biết lý do thu hồi, thời gian về kế hoạch di chuyển. Chúng tui cho rằng, Ban soạn thảo nên xem xét, cân nhắc bổ sung thêm quy định: thông báo về phương án tổng thể về bồi thường cho người bị thu hồi đất biết; bởi lẽ, một khi người sử dụng đất không biết được cụ thể, rõ ràng về phương án mình được bồi thường như thế nào thì họ sẽ và chắc chắn không bao giờ chấp hành quyết định thu hồi đất (cho dù có sự cưỡng chế của công quyền).
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 về việc thu hồi đất và quản lý quỹ đất đã thu hồi
So với Điều 41 Luật Đất đai năm 2003, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung đã xác lập một cơ chế thu hồi đất mới. Theo Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và sử dụng đất vào mục đích phát triển kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt đối với đất nước như: (i) sử dụng đất để xây dựng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế; (ii) sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư thuộc nhóm A; (iii) sử dụng đất để thực hiện dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài; (iv) sử dụng đất để thực hiện dự án bằng nguồn vốn ODA; (v) sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế quan trọng do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; (vi) sử dụng đất để thực hiện dự án kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Còn đối với các dự án phát triển kinh tế khác thì pháp luật hiện hành cho phép nhà đầu tư thỏa thuận việc bồi thường với người sử dụng đất. Dự thảo Luật lần này sửa đổi cơ chế thu hồi đất theo hướng quy định Nhà nước thu hồi đất và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện. Chúng tui ủng hộ cơ chế thu hồi đất này của Dự thảo Luật, vì: một là, Nhà nước thực hiện thu hồi đất sẽ chuyển toàn bộ địa tô chênh lệch của đất đai vào trong tay Nhà nước thay vì khoản lợi nhuận địa tô này rơi vào tay các nhà đầu tư nếu để họ thỏa thuận bồi thường với người sử dụng đất như quy định hiện nay; hai là, việc giao cho Nhà nước thu hồi đất tức là Nhà nước đảm nhiệm việc chuẩn bị, cung cấp nguồn đất sạch cho nhu cầu của các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận với đất đai; không để doanh nghiệp đối đầu với người dân trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) vốn rất khó khăn, phức tạp trên thực tế. Tuy nhiên, khi Dự thảo Luật giao việc thực hiện bồi thường, GPMB cho Tổ chức phát triển quỹ đất, chúng tui đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm về vấn đề này; bởi vì:
Thứ nhất, đã hơn 4 năm triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, song vai trò và hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất rất mờ nhạt. Có nhiều tỉnh còn chưa thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất. Có tỉnh đã thành lập Tổ chức phát triển quỹ đất (kể cả Thủ đô Hà Nội) song chưa để lại dấu ấn đáng kể nào về sự tồn tại của Tổ chức này. Hơn nữa, qua 4 năm hoạt động, các địa phương cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có sự tổng kết đánh giá một cách toàn diện, thấu đáo về hiệu quả hoạt động của mô hình Tổ chức phát triển quỹ đất mà đã vội luật hóa quy định của khoản 1 Điều 10 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 trong Dự thảo Luật phải chăng là sự nóng vội và thiếu tính thuyết phục;
Thứ hai, hiện tại ngoài Tổ chức phát triển quỹ đất còn có hai đơn vị khác được hoạt động trong lĩnh vực bồi thường, GPMB. Đó là các Ban bồi thư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống Môn đại cương 0
D Bình luận, đánh giá thực trạng qui định pháp luật về điều kiện kinh doanh ở Việt Nam nói chung và các TCTD nói riêng, các đề xuất, kiến nghị của nhóm Luận văn Kinh tế 0
D So sánh công ty CP và công ty TNHH 2-50 thành viên, bình luận về thực trạng các công ty CP được hình thành từ CP hóa DNNN Luận văn Kinh tế 0
T Bình luận hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong ASEAN dưới các góc độ sau cơ sở lí luận, cơ sở pháp lí, thực tiễn triển khai Luận văn Luật 0
D Bình luận: Giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong các quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội với bên ngoài Văn hóa, Xã hội 0
Y Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam theo định hướng bình đẳng giới Luận văn Sư phạm 0
O Phân tích diễn ngôn phê phán về cách thể hiện cảm xúc bằng ngôn từ trong các bình luận bóng đá ở các tờ báo điện tử tiếng Anh và tiếng Việt Ngoại ngữ 0
T [Free] Phân tích các bài bình luận báo chí trên cơ sở lý thuyết lập luận Luận văn Kinh tế 2
B Thích tất cả các bài đăng và bình luận Facebook Giới thiệu phần mềm hay theo yêu cầu 1
Q Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top