Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Bình luận Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hay bảo đảm cho việc thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đã có Chương VIII với 28 điều luật (từ Điều 99 đến Điều 126) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Những điểm mới của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 102 BLTTDS đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án được áp dụng. Đây là sự kế thừa các quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp lần đầu tiên được bổ sung quy định trong BLTTDS như các biện pháp về phong toả tài sản, tài khoản, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm… Ngoài ra, khoản 2 Điều 102 BLTTDS còn thừa nhận cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định. Việc Bộ luật tố tụng dân sự quy định tương đối đầy đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Không chỉ quy định nhiều hơn về số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho đương sự, BLTTDS còn quy định tương đối cụ thể về điều kiện áp dụng đối với từng biện pháp. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nội dung của 13 điều luật (từ Điều 103 đến Điều 116). Chính các điều luật này đã tạo nên các cơ sở pháp lý cụ thể, giúp toà án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Về chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS, chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm đương sự, người thay mặt hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác. Theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì những chủ thể này bao gồm đương sự, người thay mặt hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định. Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS. Đây cũng là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, toà án chủ động, tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy định. Chính các quy định này của Pháp lệnh đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy định toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn chế đó.
- Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản…Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước khi xét xử.
- Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121 BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hay có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 122 BLTTDS).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Bình luận Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp toà án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hay bảo đảm cho việc thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) đã có Chương VIII với 28 điều luật (từ Điều 99 đến Điều 126) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
1. Những điểm mới của chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 102 BLTTDS đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà toà án được áp dụng. Đây là sự kế thừa các quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp lần đầu tiên được bổ sung quy định trong BLTTDS như các biện pháp về phong toả tài sản, tài khoản, buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm… Ngoài ra, khoản 2 Điều 102 BLTTDS còn thừa nhận cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định. Việc Bộ luật tố tụng dân sự quy định tương đối đầy đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Không chỉ quy định nhiều hơn về số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho đương sự, BLTTDS còn quy định tương đối cụ thể về điều kiện áp dụng đối với từng biện pháp. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nội dung của 13 điều luật (từ Điều 103 đến Điều 116). Chính các điều luật này đã tạo nên các cơ sở pháp lý cụ thể, giúp toà án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Về chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Theo quy định tại khoản 1 Điều 99 BLTTDS, chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm đương sự, người thay mặt hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người khác. Theo Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP của Toà án nhân dân tối cao ngày 27 tháng 4 năm 2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về biện pháp khẩn cấp tạm thời thì những chủ thể này bao gồm đương sự, người thay mặt hợp pháp của đương sự; cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em; hội liên hiệp phụ nữ khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật hôn nhân và gia đình quy định; công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tập thể người lao động do Bộ luật lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định. Việc mở rộng hơn các chủ thể có quyền yêu cầu toà án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của BLTTDS sẽ góp phần bảo vệ kịp thời, đầy đủ hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, toà án chỉ xem xét để ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề đạt yêu cầu đó với toà án. Vì thế thông thường toà án sẽ không tự mình chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Toà án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong 5 trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTDS. Đây cũng là một quy định mới của BLTTDS bởi theo các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, toà án chủ động, tự mình áp dụng tất cả các biện pháp mà pháp luật có quy định. Chính các quy định này của Pháp lệnh đã hạn chế quyền yêu cầu của đương sự, hạn chế sự nỗ lực của họ trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Bộ luật tố tụng dân sự quy định toà án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có yêu cầu và toà án chỉ chủ động ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp cần thiết đã khắc phục được những hạn chế đó.
- Về thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có tác dụng giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo vệ được bằng chứng, bảo vệ được tài sản…Vì vậy, việc xác định thời điểm toà án được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất quan trọng. Theo quy định tại Điều 99 BLTTDS, biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được áp dụng trong suốt quá trình toà án giải quyết vụ việc dân sự. Điều này có nghĩa toà án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trước và trong khi xét xử. Thậm chí, theo quy định tại khoản 2 Điều 99, trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu toà án áp dụng ngay biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cùng thời điểm nộp đơn khởi kiện. Quy định này của BLTTDS đã tạo ra sự năng động, kịp thời trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự, đồng thời khắc phục được hạn chế của pháp luật tố tụng trước đây chỉ cho phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào thời điểm trước khi xét xử.
- Về việc ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
Người có quyền yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng có quyền yêu cầu toà thay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng không còn phù hợp (Điều 121 BLTTDS). Toà án có quyền hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trong những trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hay có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 122 BLTTDS).
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links