qua_tao_xanh6111
New Member
Download miễn phí Đề tài Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu
Ngay sau khi giành độc lập nước ta chọn con đường công nghiệp hoá để xây dựng 1 nền kinh tế độc lập, tự chủ thực sự. Quan điểm “tự lực cánh sinh truyền thống” đã không phát huy được hiệu quả mà còn làm tiêu tan lợi thế đáng được hưởng do sự phân công lao động quốc tế mang lại. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế mới, việc chuyển sang chính sách công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu đã mang lại lợi thế cho nước ta đẩy mạnh tăng trưởng trên cơ sở tận dụng những lợi thế so sánh của mình.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-08-02-de_tai_binh_luan_ve_tinh_ke_thua_va_su_tien_bo_tro.mObDwHZ8jS.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-70444/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Bài cá nhân môn: Kinh tế phát triểnHọ và tên : Nguyễn Phương Thảo
Lớp : Kinh tế phát triển 49B
Đề bài:
Bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng đã nghiên cứu.
Bài viết:
Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia hiện nay. Hai vấn đề này không đồng nhất với nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tăng trưởng kinh tế là 1 trong những nhân tố để đánh giá phát triển kinh tế. Trong lịch sử kinh tế học, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất, theo dòng thời gian, từ trường phái cổ điển, tân cổ điển, phái keynss và lý thuyết hiện đại, các mô hình về tăng trưởng kinh tế đã có sự thay đổi lớn lao, từ các quan điểm về sự vận động của nền kinh tế, vai trò của Chính phủ cho đến việc xác định các yếu tố chủ yếu tác động đến tăng trưởng kinh tế và việc lượng hoá các tác động của chúng. Trong bài viết này, em xin đưa ra một số bình luận về tính kế thừa và sự tiến bộ trong quan điểm về vai trò của các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế theo các mô hình tăng trưởng kinh tế thay mặt cho các trường phái kinh tế.
Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiều một số khái niệm liên quan đến tăng trưởng kinh tế đó là:
Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Mô hình tăng trưởng kinh tế là một cách diễn đạt quan điểm cơ bản nhất về sự tăng trưởng kinh tế thông qua các biến số kinh tế và mối liên hệ giữa chúng.
Hàm sản xuất, một mối quan hệ thường được trình bày theo kiểu đại số học, cho thấy có thể sản xuất bao nhiêu đầu ra bằng một số lượng các yếu tố đầu vào nhất định.
Các nhà kinh tế học cổ điển là những người đầu tiên đặt nền móng cho nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, thay mặt cho phái này là Ricacdo, ông nghiên cứu lý thuyết tăng trưởng của mình trong hoàn cảnh ngành nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, đây là thời kỳ bùng nổ dân sồ trên thế giới, vì vậy mà vai trò của nông nghiệp được đánh giá là không thể thiếu, có lẽ vì thế mà tất cả mọi thứ đều do nông nghiệp quyết định, tăng trưởng kinh tế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Theo Ricacdo, trong các nhân tố: vồn (K), lao động (L) và đất đai (R) thì yếu tố R là yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế, R chính là giới hạn của tăng trưởng. Chúng ta có thể nhận thấy, trong mô hình của Ricacdo thiếu vắng vai trò của yếu tố công nghệ (T), điều này cũng dễ lí giải, bởi lẽ thời kỳ này, khoa học công nghệ chưa phát triển, vì vậy ít có đóng góp đến sản xuất kinh tế. Phái tiếp theo nghiên cứu đến tăng trưởng kinh tế là phái Keyness, với thay mặt là Harrod – Domar. Mô hình tăng trưởng của Harrod – domar được đưa ra trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế xảy ra trầm trọng trên thế giới dẫn đến tình trạng thất nghiệp liên miên, theo lý luận của phái Keyness sản xuất luôn luôn cân bằng ở dưới mức sản lượng tiềm năng và do dó luôn luôn tồn tại một khoảng suy thoái rY. cần tác động làm tăng tổng cầu để giảm khoảng rY và thúc đẩy đầu tư là biện pháp kích cầu tốt nhất. nhưng tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư, do dó, theo Harrod – Domar thì chính tiết kiệm là yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế. Đến thời Solow ( thay mặt của kinh tế học tân cổ điển) là điểm đánh dấu cho sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, Solow đã đưa ra các lập luận phản bác lại Harrod – Domar và cho rằng không phải tiết kiệm mà chính là công nghệ (T) mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng. Và gần đây nhất là sự ra đời của lý thuyết tăng trưởng hiện đại với thay mặt là Samuelson, chính sự xuất hiện của các nền kinh tế hỗn hợp trên thế giới đã tạo tiền đề cho nghiên cứu của Samuelson đưa ra các kết luận chung nhất về vai trò của toàn bộ các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Các mô hình kinh tế sau có sự kế thừa và hoàn thiện các yếu tố của mô hình kinh tế trước. Như Ricacdo và Harrod – Domar đều có yếu tố T nhưng sự khác biệt ở đây đó là theo Ricacdo T không có tác động gì đến tăng trưởng còn Harrod – Domar có đưa vai trò của T vào quá trình tăng trưởng, nhưng do ông nghiên cứu trong ngắn hạn vì vậy ông đã cố định T và không đưa T vào hàm sản xuất. Harrod – Domar đồng nhất với Ricacdo ở quan điểm có yếu tố vốn (K) tác động đến quá trình tăng trưởng nhưng điểm hoàn thiện hơn là ông đã có thể định lượng được tác động của yếu tố K vào tăng trưởng. Phái tân cổ điển mà thay mặt là Solow cũng đưa các yếu tố K, L vào sản xuất và khẳng định vai trò của các yếu tố này đến tăng trưởng nhưng do có sự xuất hiện của hàm sản xuất Cobb – Douglas đã có thể định lượng được tác động của cả hai yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế. Điểm hoàn thiện hơn nữa đó là phái tân cổ điển lần đầu tiên mở ra hướng nghiên cứu mới là tăng trưởng theo chiều rộng với việc phát triển các yếu tố K và L. Samuelson của trường phái hiện đại đã có sự hoàn thiện tất cả các yếu tố nguồn lực đến tăng trưởng, ông đồng nhất với phái tân cổ điển ở mối quan hệ giữa các yếu tố và cũng đồng nhất với mô hình Harrod – Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế , nhưng ông đã tách vốn thành hai nhóm : vốn nhân lực và vốn vật chất, do đó yếu tố đầu tư cũng có tác động đến tăng trưởng trong dài hạn. Đồng nhất với Solow về vai trò của yếu tố công nghệ trong tăng trưởng, nhưng hoàn thiện yếu tố công nghệ bằng yếu tố TFP (tổng năng suất các nhân tố) với việc thêm vào các nhân tố khác như công nghệ không đơn thuần là các cú sốc ngoại sinh mà còn có những yếu tố tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả như thể chế, chính sách phát triển các nghiên cứu khoa học, khai thác công nghệ ngay trong nước…
Ngoài những điểm kế thừa và hoàn thiện các yếu tố của mô hình trước, các mô hình sau cũng có những nét mới tiến bộ hơn. Như Ricacdo và Harrod – Domar, do việc giải thích mọi việc bằng nông nghiệp mà Ricacdo cho rằng đất đai mới là yếu tố quyết định đến tăng trưởng trong khi đó Harrod – Domar lại chứng minh tiết kiệm đầu tư mới là yếu tố tạo nên tăng trưởng. Cũng bởi đánh giá quá cao vai trò của thị trường Ricacdo đã quên đi vai trò của nhà nước và cho rằng nhà nước chỉ kìm hãm tăng trưởng kinh tế nhưng Harrod – Domar đã nêu lên vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế đó là khắc phục các khuyết tật của thị trường kích cầu cho nền kinh tế để giảm thiểu khoảng cách suy thoái. Solow đạt được một bước tiến lớn trong nhận định về các yếu tố nguồn lực tác động đến tăng trưởng đó là đặt thêm yếu tố T vào hàm sản xuất. Theo ông do có công nghệ nên hệ số kết hợp hiệu quả giữa vốn và lao động là không cố định, có nhiều cách kết hợp các yếu tố đó để có được mức chi phí thấp nhất. Yếu tố công nghệ là yếu tố quyết định đế...