Cương lĩnh, Cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ nghĩa Xã hội, Cương lĩnh năm 1991
Tóm tắt
Tóm tắt
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thỉết của Đề tài
Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 là một nhiệm vụ chính trị rất cấp thiết của toàn Đảng, toàn dân, vì sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước theo con đường XHCN mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định đi theo với tinh thần không ngừng tìm tòi, đổi mới.
Đại hội X cùa Đảng (năm 2006) đã xác định: "Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), đồng thòi cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội"[sup]1[/sup].
Để cung cấp được những cơ sở khoa học về lý luận chính trị cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 của Đảng, Đề tài cần tham gia vào việc tổng kết thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và nghiên cứu nắm bắt những đặc điểm, xu hướng của thời đại.
Xác định rõ những nội dung nào của Cương lĩnh vẫn còn giữ nguyên giá trị; những nội dung nào ngay từ đầu đã không phù hợp, kìm hãm sự phát huy các nguồn lực, dân chủ, đồng thuận xã hội và đại đoàn kết toàn dân tộc; những nội dung nào các nhiệm kỳ đại hội vừa qua đã bổ sung, phát triển, trong đó có những gì là phù hợp, không phù hợp; những nội dung nào không còn phù hợp với tình hình, điều kiện mới của đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và đặc điểm, xu thế của thời đại ngày nay; những nội dung nào còn thiếu, cần đề cập thêm.
Trong tham gia tổng kết thực hiện Cương lĩnh 1991, chú trọng tìm nguyên nhân những vướng mắc về tư duy lý luận - thực tiễn, đặc biệt là những tư duy lý luận chính trị về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cần được tháo gỡ và đổi mới mạnh mẽ để tạo cơ sở cho những đổi mới quan trọng về chủ trương, chính sách, tạo động lực phát huy cao độ các nguồn lực, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Từ thực tiễn của đất nước trong bối cảnh mới và thòi đại, trên cơ sở vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu những thành tựu văn minh nhân loại tiên bộ, Đề tài đề xuất những đổi mới tư duy về những vấn dề có liên quan đến nội dung Cương lĩnh của Đảng cần được bổ sung, phát triển.
Vì vậy, Đề tài này có ý nghĩa lý luận chính trị rất quan trọng, vừa cơ bản, lâu dài, vừa cấp bách.
2. Mục tiêu của Đề tài
Căn cứ vào Quyết định số 840/QĐ-BKHCN, ngày 23-5-2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về tên đề tài và định hướng mục tiêu nghiên cứu, Ban Chủ nhiệm xác định mục tiêu nghiên cứu của Đề tài là:
(1) Cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.
(2) Kiến nghị về những phương hướng và nội dung của Cương lĩnh ‘cần được bổ sung, phát triển để có định hướng rõ và tạo động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước, phù hợp với điều kiện, tình hình mới của đất nước và thời đại.
3. Nội dung nghiên cứu của Đề tài
Trên cơ sở nội dung Cương lmh năm 1991 và những vấn đề lý luận đã được các Đại hội vin, IX, X của Đảng và một số hội nghị Trung ương phát triển, Đề tài tổng kết, chắt lọc, kế thừa, phát triển các kết quả nghiên cứu để xác định nội dung nghiên cứu, bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991 cho phù hợp với thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam; xác định rõ những nội dung còn giá trị trong Cương lĩnh năm 1991 cần giữ nguyên, những nội dung xét thấy không phù hợp với tình hình mới, cần xem lại, những nội dung cần bổ sung, phát triển. Cụ thể như sau:
(1) Làm rõ khái niệm Cương lĩnh. Phân tích sự ra đời, nội dung, giá trị các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến năm 1990.
(2) Phân tích, làm rõ bối cảnh ra đời và giá trị của Cương lĩnh năm 1991.
(3) Phân tích, làm rồ những vấn đê lý luận và thực tiễn về thời đại; về mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
(4) Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
(5) Phân tích làm rõ những ván đề lý luận và thực tiễn về Đảng và hệ thống chính trị.
(6) Phân tích, làm rõ những nội dung cần giữ nguyên trong Cương lĩnh năm 1991; những vấn đề cần bổ sung, phát triển trong Cương lĩnh năm 1991.
4. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Cách tiếp cận của Đề tài là từ góc độ lý luận khoa học chính trị, trực tiếp từ những vấn đề trong Cương lĩnh năm 1991, các văn kiện Đại hội Đảng VI,vn, vm, IX, X, một số nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị; nghiên cứu, chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu cho đến nay, từ đó tiếp tục bổ sung, phát triển. Đề tài tiếp cận từ thực tiễn liên quan đến những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 để xem xét Cương lĩnh vào cuộc sống thế nào và ngược lại cuộc sống đã đặt ra những vấn đề mới cần bổ sung, phát triển Cương lĩnh ra sao.
- Phương pháp nghiên cứu của Đề tài: Áp dụng phương pháp nghiên cứu lôgic và lịch sử, lấy lôgic làm cơ bản, lôgic để phân tích, lịch sử để chứng minh; chú trọng tổng kết lý luận - thực tiễn Việt Nam và nghiên cứu kinh nghiệm của một số đảng, những xu hướng của thời đại; điều tra xã hội học; coi trọng hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia.
Để bảo đảm thực hiện những nội dung nghiên cứu trên trong việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991, chúng tui thấy rằng, cần tổ chức tốt, công phu, huy động sự tham gia trực tiếp và tối đa của Hội đồng Lý luận Trung ương, thu hứt sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu; chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu tnrớe đây, cũng như chắt lọc, kế thừa kịp thời kết quả nghiên cứu của các đề tài trong Chương trình KX.04/06-10 và trong các Chương trình nghiên cứu khác; chủ động nghiên cứu, đồng thời gắn chặt với nghiên cứu của Tiểu ban Cương lĩnh; phát huy mạnh mẽ dân chủ và sáng tạo trong nghiên cứu.
Trong phương pháp nghiên cứu, phải thực sợ khoa học và cách mạng, mạnh dạn đổi mới tư duy hơn nữa để có những đề xuất, kiến nghị mới bổ sung, phát triển vào Cương lĩnh năm 1991.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, Đề tài còn sử dụng các phương pháp so sánh, đối chiếu, diễn dịch và quy nạp, phân tích, lý giải, gắn với từng nội dung của Đề tài.
5. Sản phẩm của Đề tài, phương pháp chuyển giao sản phẩm
5.1. Sản phẩm chính của Đề tài
5.2. cách chuyển giao
- Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu
- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu
- Bản kiến nghị
- Công bố hai cuốn sách
- Công bố 16 bài báo
Kịp thời trình Bộ Chính trị, Tiểu ban Cương lĩnh 3 báo cáo trung gian, 1 báo cáo chuyên đề, 17 báo cáo kết quả hội thảo và tọa đàm phục vụ kịp thời việc soạn thảo các vãn kiện trình Đại hội XI của Đảng.
Những báo cáo trên được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tiểu ban Cưomg lĩnh, Tiểu ban Chiến lược đánh giá cao. Phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa X, đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nói: “Các văn kiện trình Hội nghị Trung ương... đã được bổ sung, chỉnh sửa trên cơ sở tiếp thu ý kiến... của một số nhà khoa học trong Hội đồng Lý luận Trung ương và trong các Chương trình khoa học cấp nhà nước”.
Chương mộtCƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG - MỘT SỐ VÂN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN
Mỗi một chính đảng hay tổ chức chính trị, để có chính danh, định hướng hành động cho các thành viên của mình và tập hợp tổ chức quần chúng, thường cần có cương lĩnh hay những văn bản có tính cương lĩnh (như tuyên ngôn, tuyên bố, lời kêu gọi...)- Xây dựng cương lĩnh là một công việc rất quan trọng để xây dựng chính đảng.
1. Khái niệm về "cương lĩnh” và các khái niệm liên quan
Từ việc phân tích khái niệm cương lĩnh của một số học giả, Đề tài đi đến kết luận: Cương lĩnh chính trị của đảng chỉnh trị là văn bản trình bày những nội dung cơ bản về mục đích, đường lối, nhiệm vụ, cách thức hoạt động cho một giai đoạn lịch sử nhất định.
2. Nội dung cơ bản của cương lĩnh của một đảng
Có nhiều cách hiểu, cách quan niệm khác nhau, nhưng nhìn chung cương lĩnh của một đảng gồm hai nội dung cơ bản:
Mỗi đảng đều lựa chọn một loại lý luận thích ứng, phù hợp làm nền tảng tư tưởng, lý luận của mình, trên cơ sở đó xây dựng hệ thống lý luận của đảng mình.
- Cương lĩnh của một đảng là cương lĩnh chính trị mang tính lý luận và tính thực tiễn
Cương lĩnh được hiện thực hóa trong cuộc sống. Do đó, cương lĩnh của một đảng phải nêu được những việc cần làm, làm như thế nào để đưa lý luận vào thực tiễn. Tính thực tiễn của một đảng cộng sản thường có ba đặc điểm quan trọng: Tính thời đại và tính giai đoạn; Tính hệ thống, tính chỉnh thể; Tính khả thi.
Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm sự thành bại của cách mạng. Đảng không đủ trí tuệ, cao về đạo đức, tức là đảng không trong sạch, vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức thì không thể lãnh đạo Cách mạngthành công.Chính vì thế cương lĩnh của một đảng phải chỉ rõ được nội dung xây dựng bản thân đảng.
- Cương lĩnh của một đảng là cương lĩnh xây dựng bản thân đảng
3. Sự khác nhau gỉữa cương lĩnh của Đảng Công sản với cương lĩnh của các đảng phái khác
Ranh giới khác nhau giữa cương lĩnh của đảng cộng sản với cương lĩnh của các đảng tư sản, thực chất là cuộc đấu tranh giai cấp giữa hai hệ thống tư tưởng đối lập trên thế giới để giành lại giá trị cuộc sống cho con người: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, xem đó là biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản trong thời đại ngày nay, tuy trong quá trình lịch sử, giữa hai hệ thống đối lập này vẫn có sự tác động lẫn nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
4. Tìm hiểu về Cương lĩnh của một số Đảng Cộng sản
Đề tài đã phân tích khái quát các cương lĩnh của Đảng Cộng sản Liên Xô, Trung Quốc, Liên bang Nga và Nhật Bản, từ đó khái quát ra một số kết luận:
- Các đảng chính trị hầu hết đều ban hành cương lĩnh hay văn bản có tính cương lĩnh (như tuyên bố, lời kêu gọi... )
- Không có khuôn mẫu cho việc xây dựng cương lĩnh chính trị, mà tùy từng đảng, tùy từng giai đoạn mà xác định nội dung của cương lĩnh chính trị. Có cương lĩnh mang tính dài hạn nhằm mục tiêu tổng quát. Có cương lĩnh nhằm mục tiêu trước mắt (cương lĩnh tranh cử).
- Cương lĩnh của đảng chính trị được không ngừng bổ sung, phát triển, sửa đổi.
- Cương lĩnh của đảng chưa cầm quyền (Đảng Cộng sản Nhật Bản), của đảng đã bị mất chính quyền (Đảng Cộng sản Liên bang Nga) tập trung vào mục tiêu giành chính quyền và có đề cập đến xã hội tương lai, giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản.
- Cương lĩnh của đảng cầm quyền (Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Liên Xô trước đây) tập trung vào những nội dung quan trọng: xác định bối cảnh thế giới, trong nước; phác họa ra mô hình xã hội cần xây dựng; chỉ ra phương hướng, biện pháp để thực hiện mục tiêu ữên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Chương haiCÁC CƯƠNG LĨNH CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Các cương lĩnh của Đảng từ khi ra đời đến năm 1990
Trước khi ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã xây dựng và thực hiện 3. Cương lĩnh chính trị.
(1) Chánh cương vắn tắt của Đảng
Đây là bản Cương lĩnh (Chánh cương) đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo và đã được Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930, thảo luận và thông qua.
Bản Cương lĩnh này hết sức độc đáo, chỉ có 282 chữ, nhưng Chánh cương đã xác định rõ ràng, nhiều vấn đề cơ bản với chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam.
Chánh cương vắn tắt của Đảng phân tích tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dưới ách thống trị của Chính phủ Pháp và Triều đình Nguyễn; đồng thời nêu tóm tắt chủ trương của Đảng là giải quyết vấn đề xã hội; vấn đề chính trị; vấn đề kinh tế ở Việt Nam.
Cùng với Chánh cương vắn tắt, đồng chí Nguyễn Ái Quốc còn soạn thảo Sách lược vắn tắt, Chương trình vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Các vãn kiện trên xác định rõ đường lối chiến lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam.
(2) Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương
Luận cương chánh trị của Đảng Cộng sản Đông Dương do đồng chí Trần Phú chủ trì soạn thảo, được Hội nghị Trung ương lâm thời thảo luận và thông qua vào tháng 10-1930.
Luận cương nhận định rằng, cách mạng thế giới nổi lên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Đông Dương, làm cho cách mạng Đông Dương càng mau phát triển, cho nên cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới rất có quan hệ với nhau.
Về đặc điểm của cách mạng Đông Dương, Luận cương nhân định là cần phát triển một cách độc lập, nhưng vì là thuộc địa, cho nên không phát triển độc lập được; do tính chất chính trị và kinh tế chi phối, sự mâu thuẫn giai cấp ngày càng kịch liệt, một bên là thợ thuyền, dân cày và các tầng lớp lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiến, đế quốc, tư bản chủ nghĩa. Đông Dương lúc này nổi lên mâu thuẫn về kinh tế; mâu thuẫn về giai cấp. Chính mâu thuẫn trên làm cho phong trào cách mạng ở Đông Dương ngày càng phát triển. Để giải quyết các mâu thuẫn trên, cách mạng Đông Dương chỉ có con đường làm cách mạng giải phóng các dân tộc ở Đông Dương.
Về tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương, Luận cương xác định cách mạng Đông Dương trong giai đoạn đầu “sẽ là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền”.
Trong cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định giai cấp công nhân và giai cấp nông dân là hai động lực chính của cuộc cách mạng, trong đó, giai cấp công nhân vừa là một động lực chính của cuộc cách mạng, vừa là giai cấp lãnh đạo, vì có giai cấp công nhân lãnh đạo, cách mạng mới có thể giành được thắng lợi.
Mục tiêu của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương Luận cương xác định rõ là đánh đổ phong kiến và đế quốc, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cơ sở bảo đảm cho cách mạng thắng lợi là dựng lên chính phủ công nông.
Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền được xác định trong Luận cương là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, phong kiến và địa chủ; lập chính phủ công nông; tịch thu ruộng đất của địa chủ nước ngoài ở Đông Dương, bản xứ và các giáo hội, đem ruộng đất ấy trao cho trung nông và bần nông,...
Luận cương nêu phương pháp (cách) tranh đấu của quần chúng để giành thắng lợi như bãi công, bãi công thị oai, bãi công võ trang, tổng bãi công bạo động,... Vấn đề vũ trang bạo động phải được tính toán, cân nhắc kỹ, không được tổ chức những cuộc manh động, hay võ trang bạo động quá sớm.
Như vậy, Luận cương chính trị cùa Đảng Cộng sản Đông Dương đã trình bày những tư tưởng cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp đấu tranh cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương.
(3) Chính cương Đảng Lao động Việt Nam
“Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” được Đại hội II của Đảng thông qua (tháng 2-1951).
Kết cấu của “Chính cương Đảng Lao động Việt Nam” gồm 3 chương: phân tích tình hình thế giới và Việt Nam; nói về xã hội Việt Nam và cách mạng Việt Nam; trình bày chính sách của Đảng Lao động Việt Nam.
(4) Một số nhận xét.
2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (cương lĩnh năm 1991)
- Các cương lĩnh trên nhìn chung là ngắn gọn, rõ ràng, nhất là Chánh cương vắn tắt.
- Ở những mức độ khác nhau, các cương lĩnh đều được xây dựng trên cơ sở quán triệt, vận dụng, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin.
- Các cương lĩnh đều đề cập đến hai vấn đề cơ bản nhất: mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ, con đường cách mạng của Việt Nam và xây dựng bản thân Đảng.
- Mỗi cương lĩnh của Đảng đều có ý nghĩa lịch sử và giá trị chỉ đạo thực tiễn to lớn, định hướng cho sự phát triển của đất nước và chỉ đường cho mọi hành động của Đảng ta, nhân dân ta cho một giai đoạn cách mạng.
- Thực hiện các cương lĩnh trên, cách mạng nước ta đã giành được thắng lọi vĩ đại: Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do, thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
- Mỗi cương lĩnh đều là sản phẩm nhận thức của thời kỳ lịch sử cụ thể. Khi đã bị thực tiễn vượt qua thì cần xây dựng cương lĩnh mới.
(1) Sự ra đời của Cương lĩnh năm 1991
Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam đã được giải phóng, Tổ quốc thống nhất. Trong 10 năm đầu khi cả nước nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1976 - 1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi thử thách, đã hoàn thành thống nhất đất nước, khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh, từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới và cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả.
Đại hội lần thứ IV (năm 1976), Đại hội lần thứ V (năm 1982) của Đảng và các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa IV và V đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối, xác định mục tiêu, phương hướng cách mạng xã hội chủ nghĩa và đã giành được những kết quả quan trọng.
Song, bên cạnh đó, ừong lãnh đạo, Đảng có lúc phạm phải những sai lầm, khuyết điểm, trong đó có những sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng do giấo điều, chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan, nóng vội trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh quá mức xây dựng công nghiệp nặng, duy trì quá lâu cơ chế kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp, đã có nhiều chủ trương và biện pháp thiếu cơ sở khoa học và căn cứ thực tiễn trong cải cách giá cả, tiền tệ, tiền lương,... khiến cho kinh tế - xã hội nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng.
Trước tình hình đó, tháng 12 - 1986, Đại hội lần thứ VI của Đảng, vói phương châm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, đã đánh giá đúng những thành tích và những khuyết điểm, sai lầm trong công tác lãnh đạo của Đảng, trên cơ sở đó đề ra đường lối đổi mới toàn diện.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước ta, đương nhiên phải lâu dài và rất khó khăn. Vì vậy, Đại hội VI, cùng với việc vạch ra đường lối đổi mới, đã xác định, cần xúc tiến xây dựng một cương lĩnh hoàn chỉnh cho toàn bộ cuộc cách mạng xã hội trong thời kỳ quá độ. Đại hội chỉ rõ việc “Thảo ra một cương lĩnh cách mạng hoàn chỉnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự chỉ đạo cách mạng trong một thòi kỳ tương đối dài, đặt nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội”[sup]2[/sup].
(2) Giá trị định hướng và chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh năm 1991
Thời gian chuẩn bị và ban hành Cương lĩnh là thời gian trên thế giới và trong nước ta, đặc biệt là trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tình hình diễn biến hết sức phức tạp. Từ cuối năm 1988, công cuộc cải tổ và cảỉ cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ngày càng khó khăn. Việc thực hỉện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối lập, phủ nhận sạch trơn quá khứ cách mạng, chĩa mũi nhọn phê phán vào đảng cộng sản, vào chủ nghĩa Mác-Lênin và tung ra các tư tưởng, quan điểm xa lạ làm cho tình trạng khủng hoảng ờ các nước này ngày càng trầm trọng, xã hội ngày càng hỗn loạn. Cuối năm 1990 đầu năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu sụp đổ; Liên Xô cũng đứng trước ngưỡng cửa của sự tan rã; phong trào cộng sản và công nhân trên thế giới bị tiến công dữ dội, làm cho nhiều đảng cộng sản và công nhân mất phương hướng.
Ở nước ta, công cuộc đổi mới tuy đã đưa lại những thảnh tựu bước đầu đáng khích lệ, song vẫn phải đối mặt với rất nhỉều khó khăn, thách thức. Do tác động của tình hình, đặc biệt là tình hình bên ngoài, đã nảy nở và phát triển trong một bộ phận cán bộ, đảng viên tư tưởng hoang mang, dao động, hoài nghi; các phần tử xấu cũng tung ra các luận điều sai trái và phản động, đòi xét lại quá khứ và những thành tựu của cách mạng, công kích sự lãnh đạo của Đảng, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa.
Ra đời trong bối cảnh tình hình đó, Cương lĩnh năm 1991 của Đảng đã thực sự là ngọn cờ chiến đấu, chỉ đạo và định hướng của Đảng ta vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cùng với việc xác định rõ nội dung và tính chất của thời đại và của thời kỳ quá độ ở nước ta, Cương lĩnh đã làm nổi bật hai nội dung cơ bản: (1) quan niệm tổng quát nhất về xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cầnxây dựng những phương hướng cơ bản để xây ựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới.
Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ của Đảng ta là hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng trong một giai đoạn lịch sử nhất định, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cũng có nghĩa là quan điểm tổng thể về một xã hội mà chủng ta sẽ đi tới, với những mục tiêu tổng quát nhất, những biện pháp lớn và bước đi cơ bản xuất phát từ đặc điểm nước ta. Việc xây dựng Cương lĩnh cho cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta không những là một nhu cầu lịch sử tất yếu mà còn là một yêu cầu cần thiết và cấp bách để định hướng cho Đảng và toàn xã hội phấn đấu tiến lên trong thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt hiện nay.
Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân mang hết tinh thần và nghị lực phấn đấu thực hiện. Các kỳ đại hội Đảng và Ban Chấp hành Trung ương các khoá từ VIII, IX đến X vừa qua, trong khi nghiêm chỉnh kiểm điểm việc thực hiện Cương lĩnh, đã đồng thời có những bổ sung và phát triển qua từng nghị quyết của mình. Và cũng chính vì vậy mà Cương lĩnh đã thực sự có sức sổng, thực sự chỉ đạo và định hướng cho sự nghiệp đổi mởi không ngừng tiến lên và giành thắng lợi.
Nhìn lại 20 năm đổi mới, cũng tức là nhìn lại 15 năm thực hiện Cương lĩnh, Đại hội X của Đảng (2006) đã đánh giá như sau:
“Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp. Những thành tựu đó chứng tỏ đường “lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp thực tiễn Việt Nam. Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội chủ nghĩa và con đường đi .lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”[sup]3[/sup]. Đại hội cũng khẳng định: “Qua tổng kết lý luận – thực tiễn 20 năm đổỉ mới, chúng ta càng thấy rõ giá trị định hướng và chỉ đạoo lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”[sup]4[/sup].
(3) Sự cần thiết và những quan điểm cần nắm vững trong việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991
a. Sự cần thiết bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991
Tại Hội nghị Trung ương 9 khoá VI - Hội nghị thảo luận Cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh phát biểu: “Lúc này chúng ta chưa có đủ cơ sở để vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hội tương lai một cách hoàn chỉnh. Nhưng căn cứ vào những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, căn cứ vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội VI và thực tiễn đổi mới xã hội ta trong hơn 3 năm qua, chúng ta có thể vạch ra những nguyên tắc và phương hướng lớn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là điều có thể làm được. Sau này, khi thực tiễn bộc lộ những vấn đề mới, qua tổng kết, Cương lĩnh sẽ không ngừng được bổ sung và hoàn chỉnh từng bước”[sup]5[/sup].
Kể từ khi Cương lĩnh năm 1991 ra đờii đến nay, tình hình thế giới và trong nước đã có nhiều biến đổi to lớn. Nhiều vấn đề thợc tiễn đặt ra được nhận thức và giải quyết qua các nhiệm kỳ Đại hội, qua các cuộc tổng kết lý luận - thực tiễn, nhất là tổng kết lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới. Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Qua tổng kết lý luận - thực tiễn 20 năm đổi mới, chúng ta càng thấy giá trị tư tưởng và vai trò chỉ đạo to lớn của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đồng thời càng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được giải đáp. Sau Đại hội X, Đảng ta cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung và phát triển Cương lĩnh, làm nền tảng chính trị, tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội”[sup]6[/sup].
(b) Những quan điểm
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tuyên ngôn chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, định hướng chiến lược về con đường phát triển của nước ta trong cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và dân tộc ta trong sự nghiệp xây dựng đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội; là nền tảng lý luận, tư tưởng và nền tảng chính trị cho mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong quá trình đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội. Do đó, việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cần nắm vững các quan điểm sau:
Một là, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mang tính cơ bản và dài hạn. Vì thế, Cương lĩnh phải khái quát cô đọng những mốc lớn của quá trình cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm lớn; xác định những đặc điểm, xu thế lớn, tính chất của thời đại; xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiêu phấn đấu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, mục tiêu trong vài thập kỷ; chỉ ra những định hướng lớn phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hai là, kế thừa những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 còn nguyên giá trị; bổ sung, phát triển những nội dung được các Nghị quyết của Đại hội Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã kết luận và thực tiễn chứng minh là đúng, sửa đổi những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 đến nay không còn phù hợp.
Ba là, trên nền tảng những nguyên lý lý luận đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưỏng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, căn cứ vào dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước trong vài thập kỷ tới để bổ sung, phát triển những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 cho phù hợp với giá trị về thời gian của Cương lĩnh.
Bốn là, việc cụ thể hoá, bổ sung, phát triển Cương lĩnh là công việc thường xuyên, lâu dài. Do đó, những vấn đề đến nay còn chưa rõ, chưa chín, chưa được nghiên cứu sâu sắc, hay đang còn tranh cãi thì chưa đưa vào bổ sung, phát triển Cương lĩnh.
Năm là việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh “phải nắm vững và kiên định những nguyên tắc cơ bản, trình bày phải đúng đắn, thể hiện được những nguyên tắc cơ bản, tránh gây ra hiểu lầm lệch lạc, nhưng cách viết mềm dẻo, mang tính thuyết phục, sao cho có thể tranh thủ đoàn kết được các lực lượng ở trong nước và ngoài nước để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Về mặt kiên định nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, Bác Hồ là một người thầy tiêu biểu, chúng ta phải dày công học tập”[sup]7[/sup].
Sáu là, việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải thể hiện rõ rệt đậm nét ý chí kiên định của Đảng – một đảng cầm quyền – tiếp tục đường lối đổi mới đúng đắn; thể hiện rõ tầm cao mới về trí tuệ, về bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của Đảng, bảo đảm Cương lĩnh có sức cuốn hút mạnh mẽ mọi nỗ lực của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi từng bước vững chắc mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền vói chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.
Chương baNHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ THỜI ĐẠI
1. Sự cần thiết phải xác định thời đại và nội dung thời đại
Có ý kiến cho rằng, với thực trạrig thế giới hiện nay, sau khi Liên Xô tan rã, không cần nhắc lại nữa định nghĩa thờỉ đại vì chủ nghĩa xã hội trên thế giới còn rất xa vời, khẳng định thời đại lúc này không ích gì, trái lại dễ gây ảo tưởng chủ quan, phiêu lưu trong hành động thực tế. Quan đỉểm này không có sức thuyết phục. Thời đại nếu đã không còn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa của chúng ta không còn cơ sở lịch sử thế giới khách quan và những người cách mạng mất đi một cơ sở vững chắc cho niềm tin lý tưởng ở quy luật lịch sử và tiền đồ cách mạng. Quan niệm thời đại nếu không rõ ràng, chính xác thì không thể có phương hướna cách mạng rõ ràng, chính xác. Sự nghiệp cách mạng và con đường phát triển đi lên của các dân tộc sẽ không thể giành thắng lợi nếu thiếu tầm nhìn xa trồng rộng và nếu không được đặt đúng quỹ đạo thời đại.
Đề tài đã chỉ rõ, chủ nghĩa Mác-Lênin xem xét vấh đề thời đại tiền cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và học thuyết về các hình thái kinh tế - xã hội. Lịch sử hình thành của xã hội loài người được phân chia thành những giai đoạn, thời kỳ khác nhau, không theo ý muốn chủ quan, tuỳ tiện, mà dựa trên cơ sở những đặc điểm, bản chất và những tiêu chí khoa học, khách quan. Cơ sở khoa học đầu tiên và căn bản nhất để xác định một thời đại cụ thể là các điều kiện vật chất khách quan, tức hình thái kinh tế - xã hội, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng, phù hợp với một trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng. Các tiêu chí để nhận biết một thời đại bao gồm cả lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; cả cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng; cả cái kinh tế, cái xã hội, chính trị và văn hoá, tinh thần..., trong đó có việc xác định giai cấp nào đứng ở vị trí trung tâm của lịch sử, có vai trò chủ yếu quyết định lôgíc vận động của xã hội loài người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng đắn, chính xác từ rất sớm thời đại mới, những đặc điểm và xu thế vận động của thời đạt, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga.
2. Về tính chất của thời đại
(1) Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liênxô và các nước Đông Âu là một tổn thất lớn chưa từng có đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc đang đấu tranh cho độc lập tự do trên toàn thế giới. Nó làm thay đổi hẳn so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng trên toàn cầu, có lợi cho chủ nghĩa đế quốc, bất lợi cho các lực lượng cách mạng. Các thế lực đế quốc phương Tây hí hửng tuyên bố chủ nghĩa xã hộ cáo chung, chủ nghĩa Mác - Lênin đã chết. Họ không dấu diếm ý thiết lập "trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu và không còn ai làm đối trọng Song, lịch sử trả lời thẳng: hoàn toàn không có chuyện "cáo chung". Bước tiến của cách mạng chậm lại, song không thế lực nào có thể quay ngược bánh xe lịch sử.
Khi Liên Xô mới sụp đổ, Đảng ta đã sớm rút ra hai loại nguyên nhân: nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa là trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu vĩ đại, đã có những nhược điểm và khuyết điểm to lớn về mô hình xây dựng và phát triển chậm được phát hiện và khắc phục, gây ra tình trạng trì trệ kinh tế - xã hội, dẫn tới khủng khoảng. Nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp là, trong cải tổ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc sai lầm rất nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đó là đường lối xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin ở một số người lãnh đạo cao nhất. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng phản động quốc tế vốn không lúc nào ngừng chiến lược chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội, lợi dụng những khó khăn và đường lối sai lầm của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, họ đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hoà bình" cực kỳ thâm độc, can thiệp toàn dỉện, vừa tinh vi, vừa trắng trợn vào nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa.
Đề tài chỉ rõ: Những sai lâm chủ quan là nguyên nhân sâu xa làm chế độ xã hội chủ nghĩa suy yếu, cuối cùng rơi vào khủng hoảng. Đó không phải những sai lầm, khuyết tật do bàn chất của chế độ xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra, trải lại do quan niệm giáo điều, chủ quan duy ý chỉ đi ngược lại tinh thần duy vật biện chứng, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác - Lênỉn.
Trong tình hình chủ nghĩa xã hội trì trệ và khủng hoảng do những sai lầm, khuyết tật của mô hình cũ thì "cải tổ" nhằm thay đổỉ mô hình của chủ nghĩa xã hội là tất yếu. Cải tổ là tất yếu những sụp đỗ thì không là tất yếu. vấn đề ở chẽ cải tổ thế nào, nhằm mục đích gì, theo đường lối nào.
(2) Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đống Âu cho thấy sự ra đời của một chế độ mới không bao giờ là một quá trình suôn sẻ, êm thấm, trơn tru.
Trong thời kỳ rấl phức tạp hiện nay của tiến trình lịeh sử thế giới, người cộng sản kiên định vẫn khẳng định thời đại ngày nay vẫn là thài đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội mở đầu từ Cảch mạng Tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.
3. Về mâu thuẫn của thời đại
Vấn đề đặt ra hiện nay là có nên đề cập những mâu thuẫn của thời đại không và có những mâu thuẫn nào? Cương lĩnh năm 1991 chỉ ra các mâu thuẫn. Văn kiện các Đại hội VII, VIII, IX và X đều khẳng định các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới về tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn. Đề tài đã phân tích làm rõ những mâu thuẫn sau:
Một là, mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt.
Hai là, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng sâu sắc. Đây là mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản.
Ba là, mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân rộng rãi với giai cấp tư sản, giữa các tập đoàn tư bản độc quyền, các công ty xuyên quốc gia, các trung tâm tư bản lớn với nhau tiếp tục phát triển.
Bốn là, mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên.
Năm là, mâu thuẫn giữa các thế lực hiếu chiến muốn thống trị thế giới với nhân dân thế giới đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, công bằng, dân chủ và tiến bộ xã hội
Đề tài chỉ rõ: Ngoài những mâu thuẫn nêu trên, có không ít những hiện tượng, quá trình khó có thể lý giải nếu như chỉ vận dụng những khái niệm mâu thuẫn về giai cấp. Có một số nước, về bản chất giai cấp không có mâu thuẫn đối kháng song đã từng mâu thuẫn, kình địch, thậm chí tiến hành chiến tranh chống lại nhau. Lại có hiện tượng các nước đối nghịch nhau về bản chất chế độ lại liên minh chống lại những nước có cùng chế độ với bên này hay bên kia có thể gọi là mâu thuẫn giữa các dân tộc. Nguồn gốc các xung đột tôn giáo, sắc tộc, chủ nghĩa khủng bố hiện nay đang diễn ra hàng ngày cũng còn đang chờ sự lý giải thấu đáo.
Tất cả các mâu thuẫn trên đây cùng tồn tại và táe động qua lại nhau, xâm nhập, đan xen vào nhau rất phức tạp. Những mâu thuẫn đó chắc chắn sẽ còn tồn tại và phát triển trong thế kỷ XXI.
4. Về các đặc điểm giai đoạn hiện nay của thời đại
Đề tài đã phân tích làm rõ các đặc điểm giai đoạn hiện nay của thời đại:
Một là, thể chế “hai cực” đối kháng nhau trong chiến tranh lạnh kết thúc, chủ nghĩa xã hội đã đi vào thoái trào; cục diện thế giới phát triển theo hướng “đa cực hóa”.
Hai là, “toàn cầu hóa” kinh tế phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho kinh tế thế giới, tác động ngày càng lớn vào hệ thống quan hệ quốc tế và đời sống xã hội con người
Ba là, sự phát triển như vũ bão cùa khoa học và công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của Internet đặt ra nhiều vấn đề về mô hình phát triển, cách phát triển, con đường “đi tắt đón đầu”... của các quốc gia
Bốn là, xu thế hoà bình, hợp tác và phát triển
Năm là, dân chủ hoá đời sống quốc tế
Sáu là, sự thay đổi về quan điểm và phạm vi an ninh quốc gia làm cho an ninh càng có vai trò rộng lớn hơn trong chiến lược phát triển và chiến lược đối ngoại quốc gia
Bảy là, xu thể các nước nêu cao ý thức độc lập tự chủ, bảo vệ lợi ích dân tộc của mình
Đảng Cộng sản Việt Nam, căn cứ vào thực tiễn, kịp thời tổng kết lý luận, xác định đặc điểm của từng giai đoạn hiện nay của thời đại.
Cương lĩnh năm 1991 xác định rõ: “Đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay của các thời đại là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”[sup]1[/sup]
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có bước phát triển về vấn đề này. Đến Đại hội IX, Đảng ta đã chỉ rõ: “Thế kỷ XXI sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Toàn cầu hóa là xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng
nhiều nước tham gia...”[sup]9[/sup].
Đến Đại hội X, Đảng ta đã xác định rõ hơn: “Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn... Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng, thị trường nguồn vốn, công nghệ giữa các nước ngày càng gay gắt. Khoa học và công nghệ sẽ có những bước tiến nhảy vọt và những đột phá lớn. Những cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, xung đột tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, hoạt động khủng bố, những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, biển đảo và các tài nguyên thiên nhiên tiếp tục diễn ra ở nhiều nơi với tính chất ngày càng phức tạp. Các mâu thuẫn của thời đại vẫn rất gay gắt...”[sup]10[/sup].
Xung quanh những vấn đề về thời đại và sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, có nhiều loại ý kiến khác nhau, nổi lên là:
- Có nên dùng khái niệm thời đại nữa hay không? Thời đại ngày nay là thời đại gì. Nếu thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì sự quá độ ấy sẽ diễn ra như thế nào trong khi chi còn vài nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sẽ quá độ lên chủ nghĩa xã hội như thế nào? Con đường của chủ nghĩa dân chủ xã hội có phải là con đường được thực tế thừa nhận và trở thành phổ biến không? Những vấn đề lý luận về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đến nay chưa rõ, cần được giải quyết tiếp là: Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, có nghĩa đã hoàn thành nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa, như vậy phải chăng Việt Nam sẽ kết thúc thời kỳ quá độ vào năm 2020. Neu đến năm 2020, thời kỳ quá độ vẫn chưa kết thúc thì chặng đường tiếp theo sẽ là chặng đường gì? Kéo dài đến bao giờ và đến bao giờ thì kết thúc thời kỳ quá độ.
Chương BốnNHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC TIÊN VỂ MÔ HÌNH VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Những vấn đề lý luận về mô hình và con đường đi ỉên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
(1) Về mô hình và con đường
Bàn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - mục tiêu, nội dung, bước đi... đã được đạt ra sau năm 1954 giải phóng miền Bắc và miền Bắc thực hiện cuộc cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng trong điều kiện đất nước còn chia cắt hai miền, miền Nam còn đang thực hiện nhiệm vụ chiến lược kháng chiến chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Miền Bắc là hậu phương to lớn của cả nước, miền Nam là tiền tuyến, vì vậy việc bàn đến xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miên Bắc cũng chỉ là xây dựng chủ nghĩa xã hội của một “hậu phương lớn”. Cho nên, việc nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi của nó trong điều kiện Việt Nam còn hạn chế, chưa đầy đủ.
Đại hội VII (tháng 6 - 1991) đã thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đã phác họa ra mô hình và phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta.
Cương lĩnh năm 1991 xác định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: do nhân dân lao động làm chủ; có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về cấc tư liệu sản xuất chủ yếu; có nên văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bấi công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống âm no tự do, hạnh phúc cố điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới[sup]11[/sup]:
Đảng ta chỉ mới đưa ra một quan niệm có tính định hướng về chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng. Nếu quan niệm xã hội xã hội chủ nghĩa như là một xã hội mà sự giải phóng cá nhân và xã hội đem lại tự do, hạnh phúc cho con người và phát triển các năng iực sáng tạo của con ngưòi, thì lý tưởng đó đã được khắc họa thành những đặc trưng giá trị nêu ở trên. Mặt khác, nếu chủ nghĩa xã hội như là một chế độ khác về chất so với xã hội tư bản chủ nghĩa, tiến tới xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, thì những nội dung nêu trong Cương lĩnh phản ánh bản chất, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
Nếu xem những nội dung đó là chuẩn mực, giá trị và là cơ sở của sự phân tích về bản chất của chủ nghĩa xã hội thì cần hiểu rằng, để đạt tới những tiêu chuẩn, những giá trị như thế là cả một quá trình lịch sử lâu dài, trong đó chủ nghĩa xã hội hình thành và phát triển dần dần.
Sau khi xác định mô hình mang tính mục tiêu, Cương lĩnh nêu ra 7 phương hướng chỉ đạo toàn bộ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta. Có thể nói đó là những nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ công cuộc đổi mới hiện nay để thực hiện chủ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh đã xác định.
Sau Đại hội VII, những nghị quyết của các cuộc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã cụ thể hóa những tư tưởng về xây dựng chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đậm nét nhất là tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1- 1994), có mấy điểm mới:
Một là xác định mục tiêu phấn đấu của nhân dân ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Hai là, xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Và cũng nhận định đất nước ta đang có những tiền đề để chuyển sang một thời kỳ mới, thời kỳ đẩy tới một bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời Đảng ta cũng đã thấy rõ nguy cơ mà đất nước ta phải vượt qua.
Đại hội VIII (tháng 6-1986) làm rõ hơn quan niệm về chặng đường đầu tiên và chặng đường tiếp theo. Sự phát triển mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tại Đại hội VIII thể hiện:
Một là, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài để công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đòi sống nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh.
- Tư tưởng phân kỳ thời kỳ quá độ ở nước ta càng rõ hơn. Cụ thể là: sau 10 nầm đổi mới (1986 -1996) đã kết thúc chặng đường đầu tiên với sự chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã hoàn thành, cho phép chuyển sang thòi kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa đất nước. Đồng thời chỉ ra nhiệm vụ mới của chặng đường tiếp theo là phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.
- Làm rõ nội hàm của khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong việc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, với 6 điểm cụ thể:
Hai là, chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác. Kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần dần trở thành nền tảng. Tạo điều kiện kinh tế và pháp lý thuận lợi để các nhà kinh doanh tư nhân yên tâm đầu tư làm ăn lâu dài. Mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác cả trong và ngoài nước. Áp dụng phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.Ba là, xác lập củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền sản xuất xã hội, thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn.
Bốn là, thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức 'đóng góp các nguồn lực khác với kết quả sản xuất, kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Thừa nhận sự tồn tại lâu dài của các hình thức thuê mướn lao động, nhưng không thể biến thành quan hệ thống trị dẫn tói sự phân hóa xã hội thành hai cực đối lập. Phân phối và phân phối lại hợp lý các thu nhập; khuyên khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
Năm là, tăng cường lực lượng quản lý vĩ mô của Nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với khắc phục và ngăn ngừa, hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân, không phân biệt thành phần kinh tế.
Sáu là, giữ vững độc lập, chủ quyền và bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trong quan hệ kinh tế với bên ngoài.
Có thể thấy 6 nội dung vắn tắt về khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong xây dựng kinh tế nhiều thành phần có sức thuyết phục hơn và cũng nói lên cái lõi của con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta bằng cách sử dụng cơ chế thị trường, song vẫn “cầm cương” được nó theo quỹ đạo mà Đảng ta đã vạch ra.
Đại hội IX (tháng 4-2001) đã tiếp tục làm rõ thêm quan niệm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện:
- Làm rõ hơn vấn đề phát triển bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
- Thể hiện quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà Đại hội vn nêu ra, song, lần đầu tiên đã nêu ra một định nghĩa đầy đủ lớn về tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó nhiều nội dung của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội.
- Văn kiện lần này không nói ta bỏ qua "giai đoạn tư bản chủ nghĩa” như Luận cương 1930, cũng không nói bỏ qua chế độ tư bản như Cương lĩnh 1991, Đại hội vn, Đại hội VIII nêu mà là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”
- Trong mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta có thêm từ “dân chủ”. Đó là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xẫ hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
- Lần đầu tiên đưa ra “mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội IX một lần nữa cũng xác định tính tất yếu phải trải qua một thòi kỳ quá độ lâu dài, với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế - xã hội có tính chất quá độ trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Đại hội X (tháng 4-2006) đã đánh giá 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và nhìn lại 20 năm đổi mới. Đại hội khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo phù hợp với thực tiễn nước ta của đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo; khẳng định thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta là “to lớn và có ý nghĩa lịch sử”.
Về nhận thức chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đại hội cũng nhận định “ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”.
Tại Đại hội này, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã được bổ sung và phát triển như sau:
- Làm rõ hơn, đầy đủ hơn nội dung xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; đo nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức bất công, có cuộc sống ấm no; tự do hạnh phúc phát triển toàn diện các cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X (1-2008) đã đề ra chủ trương và giải pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là:
- Chỉ ra con đường và cách thức đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa tiên tiên, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế[sub]ẻ[/sub]
- Tiếp tục tư tưởng phân kỳ thời kỳ quá độ, làm rõ nhiệm vụ của từng chặng đường trong quá trình phấn đấu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cụ thể trong chặng đường 10 năm (2001 - 2010) chúng ta phải “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đó cũng là mục tiêu trực tiếp của Đại hội X.
- Chỉ rõ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Hoàn thiện thể chế đảm bảo đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
+ Hoàn thiện thế chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sấch phát triển và bảo vệ môi trường.
+ Hoàn thiện thể chế nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế; tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hỏi nghề nghiệp và của nhân dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là một bước tiến sâu hơn nhận thức về cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Làm rõ hơn các loại thị trường, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Ngoài các thị trường như trong Văn kiện Đại hội vn đã nêu, Văn kiện Đại hội X còn nêu thêm phát triển thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ trở thành hàng hóa.
- Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh, về thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi so với Đại hội trước đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đại hội cũng chủ trương thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp. Cũng tại Đại hội này cũng nói rõ, đảng viên được làm kinh tế tư nhân, chấm dứt sự tranh luận nhiều năm đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân không?
- Một vấn đề mới được nhấn mạnh là chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- Tập trung làm rõ hơn về chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ ván đề “tam nông” – nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
(2) Về các giai đoạn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Cơ sở lý luận - thực tiễn để xác định giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội
Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học khi phân tích sự vận động lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội đều đề cập tính tất yếu của thời kỳ quá độ và bước đi để thực hiện.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình gian khổ, phức tạp, rất lâu dài về thời gian, do đó phải xác định những chặng đường, bước đi với mục tiêu, nội dung cụ thể tiến dần từng bước, bước nào vững chắc bước ấy không được chủ quan, nóng vội.
- Quan niệm về phân kỳ quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội của các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới hiện nay
Hiện có 5 đảng cộng sản và công nhân đang trực tiếp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước mình, đó là Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Lao động Triều Tiên và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Tất cả 5 đảng này đều có nhận thức cơ bản thống nhất là xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử lâu dài, trong đó có thời kỳ quá độ. Tuy nhiên, 5 đảng lại có những nhận thức khác nhau về độ dài – ngắn của thờỉ kỳ quá độ, cũng như về cách phân kỳ quá trình xây dựng chù nghĩa xã hội sau khi kết thúc thời kỳ quá độ. Đồng thời, xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của mình, mỗi đảng đều xác định cụ thể giai đoạn phát triển hiện nay và các nhiệm vụ chiến lược của mỗi đảng, mỗi nước.
- Quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh một nước thuộc địa, một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị chiến tranh xâm lược tàn phá, nên rất nhiều khó khăn[sup]1[/sup][sup]2[/sup]. Vì thế, không thể làm mau được mà phải làm dần dần... Nói tóm lại, tiến lên chủ nghĩa xã hội, không thể một sớm một chiều[sup]13[/sup].
Trong những năm 70 thế kỷ XX, Đảng ta xác định miền Bắc đang ở “bước đi ban đầu” của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhưng chưa hình dung được thời kỳ quá độ có bao nhiêu bước. Đến Đại hội V, năm 1982, Đảng ta xác định nước ta đang ở chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ nhưng chưa nói rõ thời kỳ quá độ có bao nhiêu chặng đường.
Đại hội VI của Đảng nhắc lại luận điểm về “chặng đường đầu tiên” được đưa ra tại Đại hội V của Đảng và nhận định: “Nhưng chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát quá thấp”. Vì vậy, Đại hội VI quyết định tiếp tục chặng đường đầu tiên. Nhưng Đại hội không chỉ rõ khi nào thì kết thúc chặng đường đầu tiên, mà chỉ nhấn mạnh, trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, phải coi trọng hàng đầu việc đổi mới chính sách kinh tế đồng thời với việc đổi mới chính sách xã hội. Đại hội VI của Đảng chỉ rõ: “nước ta phải đi tiếp chặng đường đầu tiên, mà nhiệm vụ bao trùm và mục tiêu tổng quát là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đổi mới công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo”.
Nội dung và độ dài của chặng đường đầu tiên vẫn chưa được Đại hội VI của Đảng xác định.
Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Đại hội vn của Đảng xác định: “Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chạng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạt tới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau”.
Cương lĩnh nêu “nhiều chặng đường” nhưng vẫn chưa nói rõ có bao nhiêu chặng đường và chặng đường đầu tiên dài bao nhiêu lâu.
Đại hội VII của Đảng đã xác định cụ thể hơn như sau: Từ năm 1975 đến năm 1996, cả nước đã đi qua chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ, đã tạo ra được những tiền đề cần thiết cho công nghiệp hoá đất nước. Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ đã cơ bản hoàn thành. Nước ta chuyển sang chặng đường tiếp theo, kéo dài từ nãm 1996 đến năm 2020, được gọi là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đại hội vm không nói đến năm 2020 nước ta đã kết thúc thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chưa mà chỉ nói: “làm được những việc nói trên sẽ là một bước tiến lớn trên con đường quá độ lên chú nghĩa xã hội ở nước ta"
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về thòi kỳ quá độ ngày càng rõ hơn. Đến Đại hội IX, Đẩng ta nhận định: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế xã hội có tính quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới”[sup]1[/sup][sup]4[/sup].
Đại hội X của Đảng đề ra mục tiêu đến năm 2010: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
Như vậy, đến năm 2020, khi kết thúc chặng đường thứ hai của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta mới cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp.
Nội dung của chặng đường thứ hai trên những nét lớn là: về cơ bản, lực lượng sản xuất của nước Việt Nam đạt trình độ tương đối hiện đại. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế đạt trình độ trung bình của khu vợc. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đẩy mạnh gắn với kinh tế tri thức, nền khoa học và công nghệ tương đối hiện đại đạt trình độ cao trong khu vực. Có cách tổ chức quản lý nhà nước hiện đại. Có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, hệ thống dịch vụ có chất lượng cao. Kinh tế đối ngoại phát triển, dự trữ ngoại tệ của quốc gia khá lớn. Chỉ số phát triển con người ở thứ hạng cao của thế giới. Nguồn nhân lực được đào tạo và có chất lượng cao nhờ vào một nền giáo dục tiên tiến phát triển mạnh. Mức chênh lệch giàu cùng kiệt tương đối thấp, môi trường sinh thái được bảo vệ về cơ bản. Xã hội dân sự phát triển ổn định, dân chủ, văn minh. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm và hiện đại hoá.
Sau chặng đường thứ hai, tất yếu trải qua các chặng đường tiếp theo. Nội dung, đặc điểm của các chặng đường tiếp theo là gì cần được tiếp tục nghiên cứu, làm rõ
2. Đánh giá khái quát tình hình tổ chức thực hiện cương lĩnh năm 1991
Nhìn chung, nội dung của Cương lĩnh năm 1991 và các nghị quyết của Đảng đều đã được thể chế hóa và cụ thể hóa để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, mang lại những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử.
Đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại.đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục vững bước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lứa đó chứng tỏ tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991 có sức thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao về chính trị trong toàn Đảng, toàn dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, nước ta mới bắt đầu ra khỏi tình trạng nước kém phát triển. Các lĩnh vực vãn hóa, xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế, yếu kém. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước chưa tương xứng với tiềm năng. Tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 bắt nguồn từ đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng; con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta ngày càng tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm; nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng sáng tỏ hơn. Khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được tăng cường, nhân dân ta không ngừng phát huy truyền thống yêu nước, lao động cần cù và sáng tạo.
Nguyên nhân của mặt hạn chế, yếu kém là mô hình chủ nghĩa xã hội mà chúng ta xây dựng còn mới mẻ, chưa có tiền lệ; công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển; việc tổ chức chỉ đạo thực hiện còn có những khuyết điểm.
(Về nội dung cụ thể sẽ được trình bày cụ thể từ chương năm đến chương chín).
Chương NămNHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế
(1) Về mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định: Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, Cương lĩnh đã chỉ rõ với những định hướng lớn về mô hình kinh tế.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về mô hình kinh tế có nhiều điểm mới:
Các nhiệm kỳ đại hội, đặc biệt là Đại hội X đã xác định rõ thêm những yếu tố quan trọng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta:
- Đã chuyển nhận thức "Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước", sang "Phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đại hội IX khẳng định chủ trương : "Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Đại hội VUI, IX và X đều nêu yêu cầu phải tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Về vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước, Đại hội IX và X đều chỉ rõ: Đổi mối và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước.
- Về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.
- Trước hết, định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện ở chỗ phải gắn với và nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội : "Thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh'[sup]1[/sup]; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát cùng kiệt và từng bước khá giả hơn”.
Nội dung về các yếu tố quan trọng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta mà Đại hội X đã nêu ra là xác đáng, tuy nhiên từ thực tiễn cũng có những điểm cần bổ sung, phát triển làm rõ thêm.
- Về quan hệ sản xuất, đã xác định mô hình về chế độ sờ hữu, thành phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như sau : “Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”.
- Một yếu tố hết sức quan trọng thể hiện định hướng xã hội chủ nghĩa là tiến bộ và công bằng xã hội : “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kỉnh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội”.
- Một yêu cầu và cũng là một điều kiện tiên quyết để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là : “Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng”[sup]1[/sup][sup]5[/sup].
(2) Về phát triển lực lượng sản xuất công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định : Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã bổ sung, phát triển nhiều nội dung quan trọng về các định hướng trên. Tại hội VIII, Đại hội IX xác định: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo. Đặc biệt coi trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Ra sức phấn đấu đưa nước ta đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đại hội X nói rõ thêm : đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội IX, Đại hội X chỉ rõ : Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phải bảo đảm xây đựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Thực hiện công nghiệp hoá theo mô hình kinh tế mở. Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và phát huy tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
(3) Về xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định: Phát triển một nền kinh tế hàng ị hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và Ị mở rộng. Kinh tế cá thể còn có phạm vi tương đối lớn, từng bước đi vào Ị con đường làm ãn hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi. Tư bản tư nhân được kinh doanh trong những ngành có lợi cho quốc kế dân sinh do luật pháp quy định. Phát triển kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển mạnh, nhung không phải là một thành phần kinh tế độc lập. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.
Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu. Khuyến khích tăng thu nhập và làm giàu dựa vào kết quả lao động. Có chính sách bảo trợ và điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng. Cải cách căn bản chế độ tiền lương trong khu vực nhà nước theo nguyên tắc phân phối theo lao động
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có nhiều bổ sung, phát triển quan trọng những định hướng trên.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới về kinh tế, đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy nhận thức về vấn đề sở hữu. Từ chỗ tập trung phát triển mạnh mẽ chế độ công hữu với hai hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, coi sở hữu tư nhân là sở hữu phi xã hội chủ nghĩa là đối tượng cải tạo xã hội chủ nghĩa, đã chuyển sang thừa nhận sự cần thiết phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, tạo điều kiện khuyến khích phát triển sở hữu tư nhân, đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi kinh tế tư nhân là một trong những động lực phát triển kinh tế ở Việt Nam. Sự đổi mới tư duy nhận thức về sở hữu gắn liền với đổi mới nhận thức về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa và về nền kinh tế thị trường. Điểm cần nhấn mạnh là quá trình đổi mới tư duy lý luận này xuất phát từ chính cuộc sống với nhiều tìm tòi, thể nghiệm ở những mức độ khác nhau và với những phạm vi khác nhau để vượt qua những khó khăn thách thức
Sở hữu được coi là vấn đề trọng yếu trong các quan điểm, chủ trương và đường lối phát triển kinh tế của Đảng.
Tuy còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết, nhưng những đổi mới bước đầu hết sức quan trọng trong tư duy nhận thức về sở hữu được coi là một trong những yếu tố tạo nên những thành tựu trong phát triển kinh tế Việt Nam những năm qua.
(4) Về nâng cao ý chí tự lực tự cường, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước
- Chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh tế được khẳng định một cách nhất quán, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ về lý luận dẫn đến những nhận thức khác nhau và gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Cương lĩnh năm 1991 chưa sử dụng khái niệm xây dựng "nền kinh tế độc lập tự chủ" và "hội nhập kinh tế quốc tế", nhưng đã chỉ rõ chúng ta phải "tiếp tục nâng cao ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng vật chất và trí tuệ của dân tộc đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế”.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có những bổ sung, phát triển quan trọng về vấn đề này.
Đến đại hội X Đảng ta xác định chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc vãn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường; lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Trong tiến trình mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, phải biết khai thác tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của đất nước. Phát huy cao độ nội lực, xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Độc lập tự chủ về kinh tế tạo cơ sò cho hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả tạo điều kiện cần thiết để xây dựng kinh tế độc lập tự chủ.
2. Những vấn đề thực tiễn về phát triển kinh tế
(1) Về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hoá thành pháp luật, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cho hoạt động tự chủ, cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về cơ bản đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện. Đã dần hình thành và phát triển tương đối đồng bộ các thị trường cơ bản[sub]ẵ[/sub]
Tuy nhiên, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn thiếu đồng bộ; những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường chưa đủ rõ; hộ thống lý luận về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được nghiên cứu thấu đáo.
(2) Về phát triển lực lượng sản xuất; công nghiệp hoáy hiện đại hoá đất nước
Đường lối về phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã từng bước được thể chế hoá trong các chiến lược quy hoạch kế hoạch và các chính sách phát triển-- kinh tế, xã hội.
Vốn đầu tư toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá tãng cao. So với năm trước, vốn đầu tư năm 1991 tăng 18,5%, năm 2007 tăng 27%, năm 2009 tăng 12%. Tỉ lệ vốn đầu tư xã hội/GDP năm 1991 đạt 26,2%, năm 2009 tăng lên 42,8%; bình quân 10 năm 2001 - 2010 ước đạt 40,6%, vượt mục tiêu đề ra, trong đó vốn trong nước chiếm khoảng 70%. Cơ cấu đầu tư có bước chuyển biến tích cực, đầu tư nước ngoài và đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh : năm 2000, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2009 tăng lên 39,5%; năm 2000, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 18% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 2009 tâng lên 25,7%. Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài đang dần ưở thành một nguồn lực đáng kể cho phát triển.
Cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch tương đối rõ nét theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Cơ cấu lao động bước đầu có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉ trọng các ngành nông, lâm, thuỷ sản - công nghiệp và xây dựng - dịch vụ năm 1991 là : 40,5% - 23,8% - 35,7%, nam 2009 là : 20,7% - 40,2% - 39,1%. Lao động nông nghiệp năm 1991 chiếm 72%, năm 2009 còn 51,8%.
Kết cấu hạ tầng phát triển, nhiều công trình quan trọng đã được xây dựng và phát huy tác dụng. Đã hoàn thành cơ bản nâng cấp toàn tuyến quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, một số tuyến đường chính nối đến các cảng biển và các cửa khẩu quốc tế. Đã nâng cấp các tuyến quốc lộ hướng tâm, các tuyến đường vành đai ở cả phía Bắc và phía Nam. Đang từng bước triển khai xây dựng một số đường cao tốc. Nâng cao năng lực vận chuyển của các tuyến đường sắt, đường thuỷ, hàng không. Kết cấu hạ tầng và điều kiện sống ở nông thôn có nhiều thay đổi.
Mạng lưới đô thị quốc gia có bước phát triển khá nhanh, góp phần tạo ra động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tỉ lệ đô thị hoá từ 24% năm 2000, dự kiến tăng lên trên 26,1% vào năm 2010. Mô hình khu đô thị mới hiện đại, đồng bộ hơn về hạ tầng, bước đầu được triển khai tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn.
Năng lực sản xuất của công nghiệp tăng mạnh, một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao đang hình thành. Trong 9 năm 2001 - 2009, năng lực sản xuất thép tăng 3,8 triệu tấn, than 29,4 triệu tấn, xi mãng 49 triệu tấn, điện 12 nghìn MW, lọc dầu 6,5 triệu tấn, phân bón 3.350 triệu tấn. Đã hình thành hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất trên phạm vi cả nước, đóng vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp. Đến năm 2008, có 219 khu công nghiệp với tổng diện tích đất là 61.472,4 ha, phân bố tại 54 tỉnh, thành, giá trị sản xuất chiếm khoảng 34% tổng giá trị sản xuất công nghiệp và đóng góp khoảng 24,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, thu hút được các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài. Bước đầu hình thành được 2 khu công nghệ cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới.
Dịch vụ có bước phát triển về quy mô, ngành nghề và thị trường, tốc độ tăng khá và ổn định. Trình độ công nghệ và chất lượng dịch vụ ngày càng cao.
Tuy nhiên, kinh tế phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp, chậm cải thiện, chưa tương xứng với tiềm năng, cơ hội và yêu cầu phát triển của đất nước. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu theo chiều rộng, chậm xác định được các ngành có lợi thế so sánh, phát triển còn dằn trải. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn đầu tư của Nhà nước còn thấp, đầu tư còn dàn trải. Kết cấu hạ tầng tuy có bước phát triển nhưng còn chậm, thiếu đồng bộ, gây cản trở sự phát triển của đất nước. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm; tỉ trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ mấy năm gần đây ít thay đổi; tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn cao. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành chưa được quan tâm đúng mức. Công nghiệp chế tạo phát triển chậm, gia công, lắp ráp còn chiếm tỉ trọng lớn. Công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn còn nhiều hạn chế. Nông nghiệp phát triển kém bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp còn chậm.
(3) Về xây dựng và hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Chế độ sở hữu và cơ cấu các thành phần kinh tế được đổi mới cơ bản từ hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể là chủ yếu, sang các hình thức sở hữu đan xen, hỗn hợp. Các thành phần kinh tế đều phát triển. Chế độ phân phối đã có đổi mới, khắc phục một bước tính bình quân cào bằng.
Tuy nhiên, việc đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể còn nhiều hạn chế, chưa củng cố, tăng cường được vai trò nền tảng của các thành phần kinh tế này trong nền kinh tế.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chưa được thể hiện rõ nét. Đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể nhiều hạn chế, khó khăn nhất là khu vực nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng, tỉ trọng kinh tế tập thể trong nền kinh tế giảm dần. Chế độ phân phối đổi mới chậm, còn nhiều bất hợp lý, bít bình đẳng; chính sách tiền lương, chưa tạo được động lực thu hút và sử dụng người tài. Hệ thống an sinh xã hội chậm được hoàn thiện. Việc xử lý một số vấn đề về chính sách đất đai còn nhiều vướng mắc.
(4) Về nâng cao ý chí tự lực tự cường, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước
Thành tựu hết sức quan trọng là đã phá được thế đất nước bị bao bây, cấm vận; hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực, tham gia WTO và các định chế quốc tế.
Có nhiều cố gắng trong việc thể chế hoá, điều chỉnh luật pháp phù hợp với các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế còn nhiều hạn chế : còn chịu ảnh hưởng lớn những biến động kinh tế của thế giới; tiềm lực kinh tế còn yếu; nhập siêu lớn; cán cân thanh toán quốc tế chưa ổn định; an ninh năng lượng chưa đảm bảo...
Chưa tận dụng tốt điều kiện hội nhập kinh tế - quốc tế và phát huy được lợi thế so sánh, tham gia có hiệu quả vào quá trình phân công lao động quốc tế để phát triển nhanh và bền vững.
Đề tài đã xác định còn nhiều vấn đề đặt ra: về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế; về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội.
Chương SáuNHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, XÃ HỘI, CON NGƯỜI
Những vấn đề về văn hóa, xã hội, con người được đề cập trong chương này bao gồm cả giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ và môi trường.
1. Về phát triển văn hóa
(1) Những vẩn đề lý luận về phát triển văn hoá
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định một trong sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
về định hướng xây dựng nền văn hoá mới, Cương lĩnh chỉ rõ : tạo ra một đời sống tinh thần cao đẹp, phong phú và đa dạng, có nội dung nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Phát huy vai trò văn học, nghệ thuật trong việc nuôi dưỡng, nâng cao tâm hồn Việt Nam; khẳng định và biểu dương những giá trị chân chính, bồi dưỡng cái chân, cái thiện, cái mỹ theo quan điểm tiến bộ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém. Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin đa dạng, nhiều chiều, kịp thời, chân thực và bổ ích.
Qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng ta đã có nhiều bổ sung, phát trỉển về các định hướng phát triển văn hoá:
Về các quan điểm phát triển văn hóa: Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định năm quan điểm chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nước ta.
Các nghị quyết Đảng đều nhấn mạnh, tiếp tục hoàn thiện các chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với văn hoá.
- Về vị trí, vaỉ trò của văn hoá, Kết luận của Hội nghị Trung ương 10 khoá IX đã tiến thêm một bước khi xác định sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội, tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính là điều kiện quyết định đảm bảo cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước. Nhấn mạnh phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Về xã hội hoá hoạt động văn hoá, văn kiện các đại hội, nhất là Đại hội X đã đề ra chủ trương xã hội hoá hoạt động văn hoá để mọi cấp, mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị, mọi người đều có nghĩa vụ và trách nhiệm tham gia hoạt động văn hoá.
- Tiếp tục hoàn thiện định hướng phát triển hệ thống thông tin đại chúng, xuất bản, nhấn mạnh yêu cầu nâng cao chất lượng tư tưởng và văn hoá, năng lực vươn lên hiện đại về mô hình, cơ cấu tổ chức và cơ sờ vật chất - kỹ thuật của hệ thống thông tin đại chúng.
- Phát huy tinh thần tự nguyện, tính tự quản và năng lực làm chủ của nhân dân trong đời sống văn hoá; đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá".
(2) Những vấn đề thực tiễn về phát triển văn hóa
Văn hoá tiếp tục phát trỉển đa dạng, đúng hướng, gắn kết chặt chẽ với các lĩnh vực của đời sống, góp phần giữ vững ổn định chính trị và tạo nên những thành tựu về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Chú trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam tỉên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - nên tảng tinh thần của xã hội.
Những nét mới trong chuẩn mực văn hoá, trong nhân cách con người Việt Nam thời kỳ mới theo những đức tính đã được xác định trong Nghị quyết-Trung ương 5 khoá VIII từng bước hình thành và phát triển. Xã hội hoá hoạt động văn hoá được triển khai và đem lại những kết quả đáng phấn khởi. Thị trường sản phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật đang hình thành.
Bên cạnh những ưu điểm trên, còn có một số biểu hiện của tư tưởng duy kinh tế, xem nhẹ văn hoá hay tư tưởng duy văn hoá, tách rời văn hoá với kinh tế; lúng túng trong nhận thức và tổ chức thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hoá. Văn hoá chưa góp phần tương xứng, chưa tạo được chuyển biến rõ rệt trong xây dựng con người. Môi trường văn hoá còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, sự thoái hoá đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí... Đầu tư cho phát trỉển văn hoá chưa tương xứng, ít hiệu quả. Văn học, nghệ thuật còn ít tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng, nghệ thuật.
2. Về phát triển giáo dục và đào tạo
(1) Những vẩn đề lý luận về phát triển giáo dục và đào tạo
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định: cùng với khoa học và công nghệ, gỉáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu. Cương lĩnh chỉ rõ định hướng phát triển giáo dục và đào tạo: phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền vớỉ sự nghiệp phát triển kinh tế, phát triển khoa học, kỹ thuật, xây dựng nền vãn hoá mới và con người mới; và đề ra chính sách phát triển giáo dục và đào tạo : thực hiện giáo dục phổ cập, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có nhỉều bổ sung, phát triển về định hướng giáo dục và đào tạo.
Hội nghị Trung ương 4 khoá VII ra Nghị quyết về giáo dục và đào tạo đã xác định bốn quan điểm cơ bản chỉ đạo tiếp tục đổi mới lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trọng đó có nhiềủ điểm mới, trong đó khẳng định phải coi đầu tư cho giáo dục là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục đi trước và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII ra Nghị quyết "Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000”, đã chỉ ra sáu định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Đại hội IX và Đại hội X tiếp tục khẳng định rõ hơn: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo: chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá; xây dựng xã hội học tập.
(2) Những vấn đề thực tiễn về phát triển giáo dục và đào tạo
Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và các chính sách giáo dục. Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Các trường công lập đã giữ vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục và đào tạo gắn kết chặt chẽ hơn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.
Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm các cấp học, bậc học, các loại hình nhà trường và cách giáo dục được tiếp tục phát triển. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở rộng. Nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy và học tập có đổi mới, chất lượng bước đầu được cải thiện. Chủ trương xây dựng xã hội học tập đang được tích cực triển khai. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Bên cạnh những kết quả trên, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo còn những hạn chế, yếu kém chù yếu sau: Giáo dục và đào tạo chua thật sự là quốc sách hàng đầu. Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp; quan tâm đến việc phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều yếu kém.
3. Về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường
(1) Những vấn đề lý luận về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường
Cương lĩnh năm 1991 đã khẳng định khoa học, công nghệ cùng với giáo dục, đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu; xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ : phát triển lực lượng sản xuất; nâng cao trình độ quản lý; bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế. Chỉ ra định hướng chiến lược khoa học, công nghệ.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có nhiều bổ sung, phát triển về định hướng trên.
Xác định năm quan điểm chỉ đạo sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
Đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học, công nghệ; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Xác định rõ các quan điểm: bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững; là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tổ chức, mọi gia đình và của mỗi người...
(2) Những vấn đề thực tiễn về phát triển khoa học, công nghệ và môi trường
Nhận thức về vị trí, vai trò của khoa học – công nghệ được nâng cao hơn trong toàn xã hội, trong các cấp lãnh đạo, quản lý.
Khoa học (cả tự nhiên, xã hội) và công nghệ ngày càng phục vụ tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước.
Công tác đổi mới quản lý và tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ ngày càng được tăng cường và bước đầu phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường còn những hạn chế, yếu kém chủ yếu sau:
Nhận thức của cán bộ lãnh đạo, quản lý và tham mưu các cấp, các ngành, các địa phương còn chưa đúng, chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của khoa học, công nghệ; về sự cấp thiết phải ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất kinh doanh và công tác quản lý.
Khoa học, công nghệ chưa thực sự là quốc sách hàng đầu, chưa đóng vai ừò then chốt trong sự phát triển đất nước; đóng góp của khoa học, công nghệ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn thấp.
Vấn đề bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức chậm, lạc hậu so với thực tiễn; thiếu kiên quyết, thiếu giải pháp cụ thể, thiếu nguồn lực để xừ lý những cơ sở, những địa bàn bị ô nhiễm nghiêm trọng; môi trường sinh thái, môi trường tự nhiên ở nhiều nơi đang bị xuống cấp, bị huỷ hoại gây ra những hậu quả to lớn, khó lường, lâu dài về nhiều mặt.
4. Về phát triển xã hội
(1)Những vấn đề lý luận về phát triển xã hội
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định:
(1) Những vẫn đề thực tiễn về phát triển xã hội
- Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc con người là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Phương hướng cơ bản là thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội; thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghỉệp dân giàu, nước mạnh.
- Phương hướng lớn của chính sách xã hội là phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng...; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, đời sống vật chất - đời sống tinh thần, nhu cầu trước mắt - lợi ích lâu dài; cá nhân - tập thể - cộng đồng xã hội.
- Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về định hướng phát triển xã hộỉ có nhiều đổi mới, nổi lên là:
- Về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, từ Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII Đảng ta đã khẳng định: Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, ở từng địa phương; thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.
- Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn ý nghĩa và vai trò của “đoàn kết toàn dân”, “đại đoàn kết toàn dân”, “đại đoàn kết toàn dân tộc”. Khẳng định đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Vịệt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện tư tưởng chiến lược phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; chú trọng bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ; coi trọng đoàn kết dân tộc, tôn giáo, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài...
- Nhiều nghị quyết, nhất là các Nghị quyết Trung ương 6 và Trung ương 7 khoá X đã tiếp tục hoàn thiện định hướng xây dựng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế.
Xã hội có bước phát triển khá, một số lĩnh vực đạt những thành tựu quan trọng. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân được tăng lên. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn mục tiêu thiên niên kỷ cam kết trước cộng đồng quốc tế. Phúc lợi xã hội và hệ thống an ninh xã hội được chú trọng và từng bước mở rộng. Xã hội ổn định, đồng thuận và cởi mở hơn. Cơ cấu xã hội chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Các nguồn lực xã hội được khai thác, phát huy có hiệu quả hơn. Xoá đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đạt được những kết quả quan trọng; an sinh xã hội có tiến bộ; chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, công tác dân số - gia đình - trẻ em có nhiều cố gắng; đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hộỉ đạt được kết quả nhất định. Bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ đạt được những thành tựu lớn.
Tuy nhiên, trong thực tế chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, gỉữa quyền lợi và nghĩa vụ công dân; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa nhu cầu trước mắt vă lợi ích lâu dài; giữa lợi ích cá nhân với tập thể, cộng đồng. Xây dựng giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức chưa được quan tâm đúng mức. Phân hoá về lợi ích, phân tầng xã hội có chiều hướng tăng. Nhiều vấn đề dân sinh bức xúc chậm được giải quyết có hiệu quả. Tình trạng tội phạm, tệ nạn xã hội vẫn phức tạp.
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp; phân hoá thu nhập có chiều hướng ngày càng tăng; một bộ phận nhân dân đời sống còn nhiều khó khăn (đặc biệt ở nông thôn, miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số).
Kết quả đạt được về bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ chưa toàn diện.
Việc đổi mớỉ tư duy về những vấn đề xã hội chậm hơn so với đổi mới tư duy kinh tế. Chưa nhận thức sâu sắc, quan tâm đầy đủ, đầu tư đúng tầm đối với các vấn đề xã hội.
6. Về xây dựng con người
(1) Những vấn đề lý luận về xây dựng con người
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định một trong sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; xác định con người Việt Nam trong thời kỳ mới là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; cỏ tri thức, sửc khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hoá và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính.
Khăng định phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, binh đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân là phương hướng lớn của chính sách xã hội.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có nhiều bổ xung phát triển nhận thức về xây dựng con người và phát huy nhân tố con người,
nói lên là:
Đến Đại hội IX, Đảng ta xác định: con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo.
- Nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về nhân tố con người: “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”.
(2) Những vẩn đề thực tiễn về xây dựng con người
- Xác định xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới với những đức tính: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung; có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh; lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp; thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Dân chủ xã hội không ngừng được mở rộng; quyền làm chủ của nhân dân được tôn trọng; năng lực, sáng kiến cá nhân được phát huy, góp phần quan ừọng giữ vững ổn định, phát triển kinh tế, xã hội. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện; xoá đói, giảm cùng kiệt đạt được những kết quả quan trọng; chỉ số phát triển con người Việt Nam ngày càng cao. Những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam tiếp tục được bồi đắp, phát huy. Con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới năng động hơn, nhạy bén hơn, chủ động hơn.
Tuy nhiên, về xây dựng con người cũng còn có biểu hiện xem nhẹ yếu tố con người và nguồn nhân lực trong đầu tư phát triển.
Chậm cụ thể hoá tiêu chí xây dựng con người cho phù hợp với từng giai tầng xã hội. Còn lúng túng trong công tác giáo dục, xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Điều kiện bảo đảm chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống của con người còn nhiều hạn chế. Mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đã gây một số tác động tiêu cực; còn lúng túng trước sự biến động phức tạp của một số giá trị trong nhân cách con người dẫn đến sự xuống cấp của đạo đức xã hội, có một số mặt đáng lo ngại.
Vấn đề đặt ra xây dựng con người ở nước ta: Hiện nay, vấn đề phát triển toàn diện, phát ừỉển bền vững đang là xu thế phát triển chung của nhân loại-tiến bộ. Công cuộc đổi mới ở nước ta, về cơ bản cũng chính là công cuộc đổi mới nhận thức, tư duy và hành động trong phát triển nhân tố con người ưong phát triển, hướng tới việc thực hiện một chiến lược phát triển đạt mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ đó đặt ra phải có chiến lược phát triển con người.
Chương BảyNHŨNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỂ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC
1. Về đại đoàn kết toàn dân tộc
(2) Những vấn đề lý luận về đại đoàn kết toàn dân tộc
Cương lĩnh năm 1991 đã khẳng định những nội dung sau:
Hai trong năm bài học lớn mà Đảng ta rút ra qua hơn 60 năm cách mạng dưới sợ lãnh đạo của Đảng đề cập đến sức mạnh của nhân dân và về đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã phát triển nhận thức về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Khẳng định đại đoàn kết toàn dân là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn ninh làm điểm'tương đồng; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, giai cấp, thành phần, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai, đồng thời tiếp tục khẳng định nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
Bước phát triển nhận thức của Đảng ta về vấn đề đoàn kết dân tộc, giải quyết các quan hệ giai cấp – dân tộc, các quan hệ tộc người đã được cụ thể hoá trong các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX Trong đó, Đảng ta đã nêu 4 quan điểm về đại đoàn kết toàn dân tộc.
Điểm mới nổi bật trong các quan điểm trên thể hiện ở các nội dung sau: (1) Đại đoàn kết toàn dân tộc dựa trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức đã được Đảng ta khẳng định là “đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; (2) Việc thay thế cụm từ “đại đoàn kết toàn dân” thành “đại đoàn kết toàn dân tộc” từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thể hiện nhận thức mới của Đảng và Nhà nước ta về sức mạnh của cộng đồng dân tộc Việt Nam, khơi dậy tinh thần đoàn kết cộng đồng, chủ nghĩa yêu nước vốn là những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Đại hội X bổ sung thêm nội dung với nhận thức mới: Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung và nói rõ để đạt mục đích “vì sự ổn định chính tri và đồng thuận xã hội”.
Quá trình đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc bắt đầu từ nhận thức đúng về vị trí của yếu tố lợi ích, cùng với việc giải quyết đúng đắn, hợp lý quan hệ lợi ích, phát huy chủ nghĩa yêu nước, thực hiện dân chủ là 3 yếu tố quan trọng để xây dựng, củng cố và phất triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(2) Những vấn đề thực tiễn về đại đoàn kết toàn dân tộc
Đại đoàn kết là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị, trong đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng, trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân phát triển đa dạng các hình thức hoạt động thông qua các phong trào yêu nước, các cuộc vận động nhân dân để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, quá khứ, nhằm động viên mọi nguồn lực để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các quan điểm, chính sách của Đảng đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội được đề ra ngày càng đúng đắn, phù hợp với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội, trên cơ sở đó tạo động lực và sức mạnh toàn dân thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
Bên cạnh đó, cả về nhận thức lý luận và thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc còn nhiều hạn chế, yếu kém. Làm gì, làm như thế nào để thực hiện được đại đoàn kết dân tộc. Nhiều ý kiến cho rằng, Đảng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy lý luận, phải thật sự phát huy dân chủ trong Đảng, trong xã hội mới tạo ra sự nhất trí trong Đảng, đồng thuận xã hội, mới tạo ra đoàn kết toàn dân tộc thật sự. Trên thực tế, có nơi này, nơi kia, lúc này, lúc kia còn mất đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc chưa tốt, chưa tạo ra động lực to lớn đưa sự nghiệp cách mạng giành những thắng lợi to lớn hơn.
2. Dân tộc và tôn giáo với vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc
(1) Về vấn đề dân tộc
a. Những vấn đề lý luận về dân tộc
Cương lĩnh năm 1991 khẳng định những nội dung sau:
Qua các nhiệm kỳ đại hội Đảng, vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc, mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc ở Việt Nam cũng được bổ sung, phát triển thêm nhiều quan điểm, nhận thức mới.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ.
- Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết vối sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tôn trọng lợi ích, truyền thống, văn hóa, ngôn ngữ, tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc. Chống tư tưỏng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.
- Khẳng định tầm quan trọng chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc: Vấn đề dân tộc và đoàn kết cấc dân tộc luôn luôn có vị trí chiên lược trong nghiệp cách mạng.
Ở phương diện vấn đề dân tộc (quan hệ các tộc người, đoàn kết các tộc người) tạĩ Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá IX về công tấc dân tộc. Đảng ta cũng nêu lên 5 quan điểm cơ bản.
Nhận thức mới trong các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết chuyên đề này của Ban Chấp hành Trung ương là đã đặt đứng vị trí, tầm quan trọng của vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc vừa là vẩh đề chiên lược cơ bản, lâu dài, đồng thời vừa là vấh đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam.
Trong 20 năm qua, đã thực hiện có kết quả những vấn đề sau: Đại đoàn kết dân tộc theo nguyên tắc: thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Các tộc người cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói, chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng, làm tốt công tác định canh, định cư, tái định cư, gắn phát triển kinh tế với bảo đảm an ninh - quốc phòng. Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, động viên, phát huy vai trò của những người tiêu biểu trong các tộc ngưòi. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số...
Bên cạnh những ưu điểm trên, cả trong nhận thức và thực tiễn về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nổi lên là: nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền các cấp về dân tộc và công tác dân tộc chưa đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về dân tộc và công tác dân tộc chưa tốt. Các tỉnh có đông đồng bào dân tộc sinh sống vẫn còn nhiều khó khăn, ngày càng tụt hậu hơn so với các tỉnh, thành phố khác. Tình trạng đói cùng kiệt trong bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số còn cao, nguy cơ tái cùng kiệt còn lớn...
(2) Về tôn giáo
a. Những vấn đề lý luận về tôn giáo
Cương lĩnh năm 1991 nêu rõ, tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng. Chống mọi hành động vi phạm tợ do tín ngưỡng, đồng thời chống lại việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã có nhiều nhận thức mới về tôn giáo. Đại hội VIII của Đảng khẳng định thi hành nhất quán chính sách tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hay không theo một tôn giáo nào của công dân. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Bảo đảm cho sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật Nhà nước. Nghiêm cấm việc xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hay lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. Nhà nước chăm lo phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giúp đỡ đồng bào có đạo xoá đói giảm nghèo, nâng cao đòi sống, tham gia các công việc xã hội từ thiện.
Đại hội IX tiếp tục khẳng định những chủ trương và chính sách đã đưa ra tại Cương lĩnh năm 1991 và Đại hội VIII và nhấn mạnh phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo.
Hội nghị Trung ương 7 khóa IX đã ra Nghị quyết chuyên đề về công tấc tôn giáo. Nghị quyết đã xác định rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tổn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Như vậy, nhận thức về tôn giáo có sự thay đổi đáng kể qua các đại hội. Từ chỗ công nhận tự do tín ngưỡng tôn giáo đến nhận thức giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo góp phần vào sự phát triển xã hội cần được phát huy. Các Đại hội gần đây (Đại hội IX và Đại hội X) đã xác định cần chủ động giúp đồng bào các tôn giáo phát triển kinh tế xã hội để ổn định cuộc sống, đồng thời cũng có chính sách nghiêm cấm lợi dụng tôn giáo, xâm phạm lợi ích của công dân và an ninh của đất nước.
b. Những vấn đề thực tiễn về tôn giáo
Đến nay, nhận thức về vấn đẻ tôn giáo của cán bộ, đảng viên và nhân dân đã có bước tiến khá dài. Một bầu không khí xã hội mới mẻ đã lan tỏa, ranh giới vô hình mà khắc nghiệt về sự phân biệt “lương, giáo” mà thế lực đế quốc thực dân, phong kiến trước đây cố tình khoét sâu mâu thuẫn nay đã được gỡ bỏ căn bản, tạo nên những điểm sáng trong quan hệ Đạo – Đời.
Ngoài những quy phạm pháp luật chứa đựng trong các điều của các bộ luật (Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật đất đai..., cho đến những văn bản có tính pháp lý cao nhất như Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các vân bản riêng về tôn giáo, tín ngưỡng.
Chính sách tôn giáo của Nhà nước ta hiện nay, trực tiếp tạo nên bầu không khí phấn khởi trong các chức sắc và tín đồ tôn giáo.
Sự đổi mới về đường lối, chính sách tôn giáo ở nước ta qua hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng còn nhiều hạn chế.
Chương támNHŨNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI
1. Về quốc phòng, an ninh
(1) Những vấn đề lý luận về quốc phòng, an ninh
Cương lĩnh năm 1991 khẳng định những nội dung sau: Xác định nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội, quyền làm chủ của nhân dân, làm thất bại mọi âm mưu và hành động của các thế lực đế quốc, phản động phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Khẳng định 4 quan điểm, chủ trương lớn.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, Đảng ta đã phát triển nhận thức về các mặt của quốc phòng, an ninh.
Xác định rõ hơn mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay : một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hộỉ chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính ữị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi ừường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đưa ra cách nhìn nhận mới và thống nhất về vấn đề đối tác và đối tượng.
(2) Những vấn đề thực tiễn về an ninh, quốc phòng
Thành tựu cơ bản, bao trùm về quốc phòng, an ninh là giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội và trât tư, an toàn xã hôi.
Tuy nhiên, nhận thức và hành động trong Đảng, trong xã hội về một số mặt trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh chưa thống nhất (vấn đề đối tác, đốỉ tượng, sự phối hợp giữa hoạt động quốc phòng, an nỉnh với hoạt động đối ngoại...). Chưa gỉải quyết tốt mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhà nước quản lý trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, có tư tưởng coi đây là trách nhiệm riêng của quân đội, công an.
Công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược chưa đáp ứng được yêu cầu; có lúc, có nơi còn để xảy ra bị động. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế trên một số mặt chưa chặt chẽ công nghiệp quốc phòng an ninh chưa đáp ứng yêu cầu trang bị cho các lực lượng vũ trang.
- Về đối ngoại
Cương lĩnh năm 1991 xác định: “Mục tiêu của chính sách đối ngoại là tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội...”.
- Những vấn đề lý luận về đối ngoại
Từ sau Cương lĩnh 1991, nhận thức của Đảng ta về chính sách đối ngoại đã có những sự thay đổi và phát triển quan trọng, cụ thể:
(2) Những vấn đề thực tiễn về đối ngoại
- Từ chính sách dựa trên cuộc đấu tranh gay gắt giữa hai hệ thống thế giới, đã chuyển sang chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ quốc tế.
- Từ chính sách đối ngoại có phần thiên về hệ tư tưởng, đã chuyển sang chính sách đối ngoại lấy việc phục vụ lợi ích của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm mục tiêu trên hết.
- Từ chính sách đối ngoại nặng về chính trị đối ngoại đã chuyển sang chính sách gắn kết chặt chẽ giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, lấy việc hội nhập kinh tế và hợp tác quốc tế để góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
Bên cạnh đó, cả về lý luận và nhận thức về đối ngoại còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nổi lên là: Ảnh hưởng quốc tế của ta chưa tương xứng với tầm vóc của đất nước. Trọng lượng, tiếng nói của ta đối các vấn đề khu vực và quốc tế chưa cao. Yếu kém này có nguyên nhân bắt nguồn từ nguy cơ (và khồng chỉ là nguy cơ mà là hiện thực) tụt hậu, nền kinh tế của ta còn yếu kém, sức mạnh tổng hợp quốc gia chưa vững chắc. Tính chủ động, đưa ra sáng kiến trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế chưa nhiều. Chưa có chiến lược đối với các nước lớn nên còn lúng túng, bị động khi xử lý các vấn đề trong quan hệ quốc tế, có khi còn bỏ lỡ thời cơ. Những vấn đề nhạy cảm như “dân chủ”, “nhân quyền” dân tộc, tôn giáo ta cũng chưa chủ động, nên các thế lực thù địch dễ lợi dụng tấn công. Gần đây đấu tranh trên lĩnh vực này có nhiều tiến bộ. Cơ chế, chính sách hay thay đổi, cơ sở hạ tầng kém, pháp luật chưa hoàn thiện, nên ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của các nước tại nước ta.
- Phá thế đất nước bị bao vây, cấm vận. Giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ổn định chính trị. Bình thường hoá quan hệ và xác lập khuôn khổ quan hệ ổn định lâu dài với các nước lớn. Giải quyết hoà bình cấc vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đo với các nước liên quan, giữ vững môi trường hoà bình. Tranh thủ ODA, thu hút FDI, mở rộng thị trường ngoài nước, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực... đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực.
Chương chínNHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN VỀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG(1) Về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định đặc trưng thứ nhất trong sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là : do nhân dân lao động làm chủ. Đã chỉ rõ phương hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về dân chủ xã hội chủ nghĩa có nhiều đổi mới, nổi lên là:
- Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và cũng là bản chất tốt đẹp cùa Nhà nước ta.
- Đảng ta chỉ rõ: Xây dựng cơ chế cụ thể để thực hiện phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.
Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng. Khắc phục mọi biểu hiện dân chủ hình thức. Xây dựng Luật trưng cầu ý dân. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người; tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia.
- Đã xác định xã hội xã hộỉ chù nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là xã hội "do nhân dân làm chủ", thay cho "do nhân dân lao động làm chủ". Xây dựng một xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thật sự là công bộc của nhân dân. Nhà nước thay mặt quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Mọi đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Có thể khẳng định càng ngày nhận thức của Đảng ta về dân chủ càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
(2) Về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
Cương lĩnh năm 1991 đã xác định: Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Xác định Nhà nước là tổ chức thực hiện và thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi. mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật. Tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân cấp, đồng thời bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của trung ương. Nhà nước Việt Nam thống nhất ba quyền lập pháp hành pháp và tư pháp, với sự phân công rành mạch ba quyền đó.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về Nhà nước có bước phát triển mới.
Một là, khẳng định xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
Hai là, khẳng định điểm xuất phát để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhằm xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam với mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”[sup]1[/sup][sup]6[/sup]; xây đựng một xã hội mà trong đó được xử lý bằng mối quan hệ giữa dân chủ xã hội và luật pháp của Nhà nước.
Ba là, khẳng định chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tất yếu lịch sử hiện đại của Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Bốn là, khẳng định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Yiệt Nam vừa có giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung, vừa phải thể hiện được bản chất, bản sắc của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.
Năm là, khẳng định cơ sở kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sáu là, khẳng định cơ sở chính trị của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản lãnh đạo, phù hợp với Điều 4 Hiến pháp hiện hành Việt Nam.
Bảy là, khẳng định cơ sở xã hội của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong độ có sự gắn kết giữa công nhân, nông dân, trí thức và nhân dân lao động nói chung.
Tám là khẳng đinh những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chín là, khẳng định tính chất pháp lý và tính chất đạo đức trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Mười là, khẳng định sự tiếp tục đổi mới về cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước để quy tụ và phát huy cao nhất ý chí, nguyện vọng và trí tuệ của nhân dân tham gia hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách lớn của Đảng; xây dựng hiến pháp, pháp luật và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước.
(3) Mặt trận Tồ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân
Cương lĩnh năm 1991 đã khẳng định những nội dung sau:
Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trân dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai ừò rất quan ữọng ừong sự nghiệp đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có bước phát triển mới.
Xác định vai trò hơn trách nhiệm của Đảng, chính quyền là : Các cấp uỷ đảng và chính quyền có chế độ tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân; thường xuyên lắng nghe ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân phản ánh với Đảng và Nhà nước những vấn đề mà nhân dân quan tâm, tham gia xây dựng chủ trương, chính sách, pháp luật. Thực hiện tốt Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, quy chế dân chủ ở mọi cấp để Mặt trận, các đoàn thể và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị.
- Xác định rõ hơn tính chất Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các đoàn thể chính trị - xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo. Đồng thời, chỉ ra Mặt trận và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.
- Xác định rõ hơn vai trò của Mặt trận và các đoàn thể là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; thay mặt cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống. Nhà nước bán hành cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội.
(4) Về Đảng Cộng sản Việt Nam và xây dựng Đảng
a. Về Đảng Cộng sản Việt Nam
Cương lĩnh năm 1991 đã chỉ rõ những nội dung sau :
Về bản chất của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Về nền tảng tư tưởng và nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng : Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.
Về cách lãnh đạo của Đảng: Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị.
Về vị trí của Đảng trong hệ thống chính trị và quan hệ với nhân dân: Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức về Đảng Cộng sản Việt Nam có bước phát trỉển mới.
Về bản chất của Đạng: Đại hội X của Đảng đã bổ sung và xác định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giaỉ cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc" Việc khẳng định như trên phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Về nền tảng tư tưởng của Đảng: Trên cơ sở khẳng định của Cương lĩnh năm 1991 "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động".
Về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng: Trên cơ sở kế thừa những nội dung trong Cương lĩnh 1991, Điều lệ Đảng Cộng sản được thông qua tại Đại hội X đã xác định: Đảng là một tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thương yêu đồng chí, kỷ luật nghiêm minh, đồng thời thể hiện các nguyên tắc: tự phê bình và phê bình, đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng, giữ mối quan hệ mật thiết với nhân dân, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Về cách lãnh đạo của Đảng: Trên cơ sở khẳng định những nội dung của Cương lĩnh năm 1991, trong 20 năm qua, Đảng ta đã bổ sung và xác định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo bằng Cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động, tổ chức, kiểm tra và bằng hành động gương mẫu của đảng viên. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên và quần chúng ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các tồ chức của hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên hành động trong các tổ chức của hệ thống chính trị, tăng cường chế độ ừách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu.
b. Về công tảc xây dựng Đảng
Cương lĩnh năm 1991 chỉ rõ những nội dung sau:
Đế đảm đương được vai trò lãnh đạo, Đảng phải vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn, ra sức nâng cao trình độ trí tuệ, năng ỉực lãnh đạo.
Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng, bảo đảm đầy đủ dân chủ và kỷ luật trong sinh hoạt đảng. Thường xuyên tự phê bình và phê bình, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội và mọi hành động chia rẽ, bè phái.
Đảng chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, có phẩm chất, năng lực, có sức chiến đấu cao.
Đảng quan tâm bồi dưỡng, đào tạo lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và của nhân dân.
Qua các nhiệm kỳ đại hội, nhận thức của Đảng ta về công tác xây dựng Đảng có nhỉều điểm mới:
Khẳng định đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đối vói sự nghiệp cách mạng. Mục tiêu đổi mới, chỉnh đốn Đảng là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng trên nguyên tắc quán triệt về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương châm của đổi mới, chỉnh đốn Đảng là gắn với sự đổi mới các lĩnh vực đời sống xã hội, trước hết với quá trình thực hiện và hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý, với kiện toàn hệ thống chính trị, với phong trào hành động của quần chúng, khơi dậy và phát huy tính sáng tạo của nhân dân. Có bước đi và phương pháp phù họp. Làm có trọng điểm, từ cấp lãnh đạo đến cán bộ, đảng viên, giải quyết tốt những vấn đề có tầm vĩ mô đi đôi với củng cố cơ sở.
2. Những vấn đề thực tiễn về hệ thống chính trị và vai trò lãnh đạo của Đảng
(1) Về xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước ta không ngừng được đổi mới theo hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị từng bước được sắp xếp theo hướng tinh gọn, hiệu quả hơn. Hoạt động của hệ thống chính trị ngày càng hướng về cơ sở. ỉ
Các yêu cầu và nội dung của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bước đầu được thể chế hoá thành luật, pháp lệnh, nghị định và được tổ chức thực hiện nghiêm túc. Thành tựu rõ nét nhất là việc xây dưng và thưc Ị hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, thể hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
Dân chủ trong xã hội có bước phát triển. Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước dược mở rộng và có tiến bộ hơn. Trình độ và nãng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên.
Tuy nhiên, việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa còn những hạn chế, yếu kém : Chủ trương của Đảng là xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, song trong cuộc sống thực tế vai trò cùa nhân dân, của con người còn hạn hẹp, thụ động, chưa thể ị hiện rõ chính nhân dân là người tạo ra, làm nên nền dân chủ và kiểm soát việc thực hành dân chủ.
Chưa quy định được một cách cụ thể và đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân. Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Không ít trường hợp, việc thực hành dân chủ còn mang tính hình thức. Tình trạng quan liêu, không thực sự tôn trọng dân chủ và thực hành dân chủ còn khá nặng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức.
(2) Về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước được phân định rõ hơn; phân biệt quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh; chuyển từ Nhà nước trực tiếp quản lý sản xuất kinh doanh theo kể hoạch pháp lệnh sang Nhà nước quản lý bằng pháp luật và xã hội hoá một số công vỉệc của Nhà nước. Bộ máy nhà nước đã được kiện toàn một bước, từ cơ cấu tổ chức đến cơ chế hoạt động trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tổ chức và hoạt động của Quốc hội ngày càng được đổi mới, cải cách hành chính và cải cách tư pháp được tiến hành đạt một số kết quả. Quản lý nhà nước bằng pháp luật được tăng cường. Ban hành Hiến pháp 1992 và đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001.
Tuy nhiên, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền còn nhiều hạn chế, yếu kém:
Các nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, trong đó có ba vấn đề cốt lõi mang bản chất của Nhà nước ta là: hoạt động của bộ máy nhà nước phải thực sự dân chủ; Nhà nước phải chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, chưa được làm rõ và quán triệt trong cán bộ, đảng viên, công chức, nên lúng túng trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước trên thực tế.
Quan niệm chưa thật rõ về sự thống nhất quyền lực nhà nước, về sự phân công và phối hợp gỉữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong thực tế còn có sự chồng chéo về trách nhiệm và thẩm quyền của các cơ quan đó. Vai trò, vị thế của Toà án còn yếu, không tương xứng với chức năng bảo vệ công lý.
Cải cách bộ máy nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp thực hiện còn chậm. Bộ máy hành chính còn nhiều bất họp lý về cơ cấu tổ chức, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ.
Hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước còn yếu và chưa thông suốt. Tính chủ động, ý thức trách nhiệm của từng địa phương chưa được phát huy đầy đủ. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước chưa được thực hiện nhất quán. Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao; kỷ cương phép nước còn bị xem nhẹ ở nhiều nơi; tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi.
(3) Về Mặt trận Tồ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân
- Mở rộng về tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân đã có đổi mới về tổ chức, bộ máy; về nội dung và cách hoạt động, đa dạng hoá các hình thức tập hợp các tầng lớp nhân dân; phát huy dân chủ; chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn dân cư; tập hợp, vận động, đoàn kết các tầng lớp nhân dân vừa bằng phong trào, vừa bàng tổ chức, tăng cường sự đồng thuận trong nhân dân.
Tuy nhiên, chưa có nhận thức thật rồ và thống nhất về tính chất, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc là liên minh chính trị, đồng thời lại là liên hiệp tự nguyện của I rất nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp); về tính chất của các tổ chức I chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp...
Tư tưởng nhân dân làm chủ trong cơ chế vận hành của hệ thống chính trị chưa được nhận thức đầy đủ và chưa thể hiện rõ trong thực tế.
Tính tự chủ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân chưa được tôn trọng đầy đủ. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân chưa khắc phục được tình trạng hành chính hoá, bệnh hình thức. Chưa xây dựng được cơ chế để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thực hiện giám sát và phản biện xã hội.
(4) Về Đảng Cộng sản Việt Nam và công tác xây dựng Đảng
Vai trò, vị trí lãnh đạo của Đảng đổi với Nhà nước và xã hội tiếp I tục được thể chế hoá trong Hiến pháp 1992 : "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, I theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh ị đạo Nhà nước và xã hội".Công tác xây dựng chỉnh dốn Đảng đã đạt nhiều thành tựu quang trọng. Đảng kiên định bản chất cách mạng và khoa học, trung thành với giai cấp và dân tộc.
cách lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan tư pháp, với chính quyền địa phương có nhiều đổi mới, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Phong cách, lề lối làm việc của các cấp uỷ đảng đã từng bước được đổi mới theo hướng khoa học, công khai, dân chủ, sát cơ sở hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, yếu kém, nổi lên là: cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính ứị - xã hội trên một số nội dung chưa rõ. Chức năng, nhiệm vụ của đảng đoàn, ban cán sự đảng trên một số mặt chưa được xác định cụ thể nên hoạt động còn nhiều lúng túng. Phong cách, lề lối làm việc đổi mới còn chậm. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi còn bị vi phạm, ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng[sub]ề[/sub]..
Một số vấn đề đặt ra cần làm rõ về mặt lý luận
(1) Về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền
(2) Về Nhà nước pháp quyền
- Cơ chế vận hành của hệ thống chính trị Việt Nam là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; về lý luận và thực tiễn, cơ chế này chưa rõ.
- Dân là chủ, dân làm chủ thế nào. Trên thực tế, việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân vẫn còn bị hạn chế trên nhiều mặt, nhất là dân chủ hình thức, dân chủ chưa thật sự đi liền vớỉ kỷ luật, kỷ cương.
- Một đảng cầm quyền có bảo đảm dân chủ không?
- Phương châm “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” đã đủ chưa? Có đề cập đến dân quyết định và dân được hưởng?
- Dân làm chủ trực tiếp thế nào? Các cơ quan dân cử đã bảo đảm và đủ tỉn cậy thay mặt cho dân chưa?
- Chưa xây dựng và ban hành được Luật Trưng cầu ý dân, những quy định pháp lý về quyền giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân...
Về Nhà nước pháp quyền còn nhiều vấn đề đặt ra:
(3) Về Đảng cầm quyền
- Nộỉ hàm của các nguyên tắc về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa được làm rõ và quán triệt cho mọi ngưòi dân Việt Nam nên lúng táng ừong tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước trên thực tế.
- Việc phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước còn chưa thật rõ và chưa họp lý trong việc đặt ra ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
- Cải cách bộ máy Nhà nước, đặc biệt là cải cách hành chính, cải cách tư pháp thực hiện còn chậm.
- Hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, đồng bộ. Việc thực thi pháp luật chưa nghiêm, ý thức pháp luật của người dân chưa cao.
- Tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
- Thế giới đương đại đang nói đến 3 trụ cột của nền dân chủ, đó là: kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự. Ở Việt Nam có xây dựng xã hội dân sự không và xây dựng thế nào?
Đến nay, còn không ít vấn đề lý luận về đảng cầm quyền ừong điều kiện kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế chưa được làm sáng tỏ, như:
Nhiều năm nay, đặc biệt là từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, có không ít các ý kiến cho rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin đã lỗi thời, chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ phù hợp với điều kiện của châu Âu chứ không phải là ở Châu Á. Vấn đề đặt ra là Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động đã chính xác chưa? Hay chỉ lấy tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ...
- Về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng.
Về quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, trong những năm đổi mới, Đảng ta đặt vấn đề phải phân biệt: Những luận điểm nào của chủ nghĩa Mác-Lênin trước kia đúng, bây giờ vẫn đúng và lâu dài về sau vẫn đúng; Những luận điểm nào trước kia đúng, nhưng điều kiện lịch sử hiện nay đã thay đổi, không còn phù hợp, cần bổ sung, phát triển hay thay đổi;
Có những luận điểm nào mà các ông đã phát hiện thấy sai và đã sửa; Những luận đỉểm nào của các ông mà chúng ta đã hiểu không đầy đủ, hay hiểu sai do bản thân chúng ta nghiên cứu không thấu đáo hay hiểu theo cách hỉểu không đúng của người khác, đảng khác.
Trên thực tế, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng chưa cao. Nhiều tổ chức đảng yếu kém. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang làm giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng Cộng sản Việt Nam, với chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Việc thể chế hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”.
- “Đảng vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc”. Đảng là thành viên thì phải làm gì?
- Mô hình tổ chức bộ máy của Đảng; tiêu chuẩn cán bộ, đảng viên trong thời kỳ mới.
- cách lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới thế nào.
- Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài...
KẾT LUẬN
Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, Đề tài đã làm rõ những vấn đề sau:
1. Xây dựng cương lĩnh chính trị là một công việc rất quan trọng của xây dựng chính đảng. Hơn một thế kỷ rưỡi qua, tuyệt đại đa số các nước trên thế giới đều thành lập chính đảng và việc xây dựng cương lĩnh của đảng ngày càng phát triển. Có nhiều loại cương lĩnh: cương lĩnh ngắn hạn, dài hạn, cương lĩnh tranh cử giành chính quyền, cương lĩnh xây dựng đất nước. Cương lĩnh được thường xuyên bổ sung, sửa đổi.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành 4 cương lĩnh. Cương lĩnh năm 1991 là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ra đời trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều đảng cộng sản bế tắc, mất phương hướng, các thế lực thù địch tấn công quyết liệt; ở trong nước, kinh tế - xã hội khủng hoảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động niềm tin, Cương lĩnh năm 1991 và các vãn kiện Đại hội, hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị theo tinh thần của Cương lĩnh đã định hướng cho toàn Đảng, toàn dân vững bước đi lên giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn thế giới và trong nước những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX và với nhận thức ở thời điểm đó, một số nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 đến nay cần được bổ sung, sửa đổi, phát triển. Đồng thời sự phát triển lý luận – thực tiễn qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh cũng đòi hỏi bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991.
Kết cấu Cương lĩnh năm 1991 có vài chỗ chưa phù hợp, nội dung một số vấh đề trình bày quá cụ thể, chi tiết.
3. Trong 20 năm qua, Đảng ta đã bổ sung, phát triển nhiều nhận thức mới, từng bước hình thành được một hê thống quan điểm lý ỉuận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, bổ sung và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; về cơ bản các chủ trương, chính sách lớn của Đảng được nhân dân đồng tình, hưởng ứng. Tuy nhiên, còn không ít vấn đề nhận thức cả thực tiễn và lý luận chưa đủ rõ, chưa được làm sáng tỏ, do đó chưa tạo được sự thống nhất cao trong Đảng và đồng thuận vững chắc trong xã hội, cần được tiếp tục nghiên cứu, tổng kết.
4. Nhìn chung, nội dung của Cương lĩnh năm 1991 và các nghị quyết của Đảng đều đã được thể chế hoá và cụ thể hoá để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, mang lại nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục vững bước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu to lớn đó chứng tỏ tính đúng đắn và sức sống mãnh liệt của Cương lĩnh năm 1991, có sức thuyết phục, tạo ra sự đồng thuận cao về chính trị trong toàn Đảng, toàn dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuy nhiến, nước ta mới bất đầu ra khỏi nước kém phát triển, kinh tế còn tụt hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn nhiều yếu kém. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước chưa tương xứng với tiềm năng, lình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng trọng, chưa được ngăn chặn, đẩy lùi.
5. Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 là tất yếu và rất cần thiết. Đề tài đã xác định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 cần nắm vững sáu quan điểm sau: (1) Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ íên chủ nghĩa xã hội mang tính cơ bản và dài hạn. Vì thế, Cương lĩnh phải khái quát cô đọng quá trình cách mạng Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm; xác định những đặc điểm, xu thế lớn, tính chất của thời đại; xác định mô hình và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, mục tiếu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ, mục tiêu trong vài thập kỷ, chỉ ra những định hưởng lớn phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội. (2) Kế thừa những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 còn giữ nguyên giá trị, bổ sung, phát triển những nội dung được các nghị quyết của Đại hội Đảng Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã kết luận và được thực tiễn chứng minh là đúng, sửa đổi những nội dung trong Cương lĩnh năm 1991 đến nay không còn phù hợp. (3) Trên nền tảng những nguyên lý lý luận đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, căn cứ vào dự báo bối cảnh quốc tế, khu vực, trong nước trong vài thập kỷ tới để bổ sung, phát triển những nội dung trong Cương lĩnh 1991 cho phù hợp với giá trị về thời gian của Cương lĩnh. (4) Việc cụ thể hoá, bổ sung, phát triển Cương lĩnh là công việc thường xuyên, lâu dài. Do đó, những vấn đề chưa rõ, chưa chín, chưa được nghiến cứu sâu sắc, hay đang còn tranh cãi thì chưa đưa vào bổ sung, phát triển Cương lĩnh. (5) Việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh phải nắm vững và kiên định những nguyên tắc cơ bản, trình bày phải đúng đắn, thể hiện được những nguyên tắc cơ bản, tránh gây ra hiểu lầm lệch lạc, nhưng cách viết mềm dẻo, mang tính thuyết thục sao cho có thể tranh thủ đoàn kết được các lực lượng trong nước và ngoài nước để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Về mặt kiên định nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược, Bác Hồ là một người thầy tiêu biểu, chúng ta phải dày công học tập. (6) Việc bổ sung, phất triển Cương lĩnh năm 1991 phải thể hiện rõ rệt, đậm nét ỷ chí kiên định của Đảng – một đảng cầm quyền – tiếp tục đường lối đổi mới đúng đắn; thể hiện rõ tầm cao mới về trí tuệ, về bản lĩnh chính trị và năng lực tổ chức của Đảng, bảo đảm Cương lĩnh có sức cuốn hút mạnh mẽ mọi nỗ lực của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam nhằm thực hiện thắng lợi từng bước vững chắc mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.
6. Đề tài đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của những vấn đề cần giữ nguyên trong Cương lĩnh năm 1991, nhất là đã phân tích làm rố cơ sở lý luận và thực tiễn của những vấn đề cần bổ sung, phát triển trong Cương lĩnh nãm 1991 và kiến nghị cách thể hiện từng điểm trong Cương lĩnh.
[sup]1[/sup]ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứX, Nxb CTQG, HN.2006, tr.72-73
[sup]2[/sup] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đâng thời kỳ đổi mới, NXb CTQG, HN, 2005, trang 41.
[sup]3[/sup] ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2006, trang 67,68.
[sup]4[/sup]Sđd, trang 72.
[sup]5[/sup]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kìện Đảng, toàn tập, t.50, Nxb CTQG, 2007, tr.178.
[sup]6[/sup] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr.72-73.
[sup]7[/sup] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, toàn tập, t.50, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, tr.179.
[sup]8[/sup]Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đẩt nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb CTQG, HN.1991, tr.8
[sup]9[/sup]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, HN.2005, tr.617-618.
[sup]10[/sup]Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006, tr.73-74
[sup]11[/sup] Xem Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá đô lên chủ nghĩa xã hôi, Nxb Sự thật, HN. 1991, tr.8-9
[sup]12[/sup]Xem Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG. HN.1995, t 11, tr.312
[sup]13[/sup]Sđd, t.8, tr.228
[sup]14[/sup] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.85.
[sup]15[/sup] Đảng Cộng sản Vỉệt Nam - Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thứ X, Nxb CTQG, HN.2006, tr.77,78
[sup]16[/sup] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lẩn thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001tr. 22.