cauvong_gacon
New Member
Download miễn phí Đề tài Bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh lớp 5
Đầu tiên tôi yêu cầu 1 em trình bày lại một bài hát dân ca trong chương trình đã học (Bài Cò lả) và hỏi đó là dân ca miền nào? (Dân ca Bắc Bộ) và yêu cầu học sinh củng cố lại các kiến thức đã học về dân ca :
- Dân ca là gì ? là những bài hát không phải do một nhạc sĩ nào sáng tác mà nó được người dân tự hát lên trong khi lao động sản xuất hay trong các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ. Sau đó các bài hát ấy được lưu truyền qua từng thế hệ trở thành các bài hát đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền khác nhau Và dân ca của của vùng nào thì thể hiện rõ ngữ điệu, giọng nói, và cuộc sống của người dân vùng đó .
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_boi_duong_von_dan_ca_cho_hoc_sinh_lop_5.32kcydQMBI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57563/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
n cacho học sinh lớp 5
Người viết : Nguyễn Thị Tâm
Đơn vị : Trường TH Lê Hồng Phong.
Trình độ chuyên môn : Cao đẳng sư phạm
Môn Đào tạo : Âm nhạc
Eana, tháng 3 năm 2010
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ :
Dân ca là một trong những tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt Nam rất được quan tâm và gìn giữ. Đối với giáo dục các bài hát dân ca cũng đã được đưa vào trong chương trình học của các bậc học. Tuy nhiên với chương trình môn Âm nhạc bậc tiểu học thì các bài hát dân ca đưa vào còn rất hạn chế do vậy sự hiểu biết của các em học sinh tiểu học về dân ca chưa thật sự sâu rộng.
Mặt khác sự xâm nhập tràn lan những dòng nhạc phong trào cộng với các dòng nhạc phục vụ nhu cầu lại là nhưng nguyên nhân khách quan trực tiếp tác động làm cho học sinh không còn quan tâm đến dân ca Việt Nam. Ngay cả trong gia đình, các em cũng thường xuyên được nghe các bài hát của phong trào, của giải trí, do vậy các em còn thuộc các bài hát ấy nhanh hơn cả các bài học trên trường, trên lớp.
Đối với trường TH Lê Hồng Phong, nơi tui đang công tác, trường có địa bàn rộng với 3 phân hiệu. 2 buôn dân tộc Êđê, ngoài ra còn có nhiều các dân tộc khác như : Tày Mường, Nùng… sinh sống, do đó các nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc cũng hòa nhập và dần bị mai một. Mặt khác tuy dân cư địa bàn đa số là nông dân nhưng lại có nền kinh tế, văn hóa rất phát triển, do vây các em cũng được tiếp thu các nền văn hóa mới, các dòng nhạc hiện đại đang từng ngày lan tràn trên khắp các buôn làng, thôn xóm là những nguyên nhân đã làm cho các em không còn biết, và lưu giữ được các nền văn hóa đặc trưng riêng của quê hương mình.
Trong năm qua Phòng giáo dục đã tổ chức hội thi hát dân ca học sinh ở cấp tiểu học, qua hội thi đã làm phát triển phong trào hát dân ca trong các trường tiểu học rất hiệu quả. Tuy nhiên để phong trào đó mãi được duy trì như mục tiêu đã định thì đòi hỏi nhà trường và giáo viên cần có những hoạt động thường xuyên hơn …
Vì vậy là một giáo viên âm nhạc tui luôn trăn trở và đặt cho mình câu hỏi : Phải làm gì, và làm như thế nào để mãi duy trì được phong trào ca hát dân ca trong trường tiểu học.
Từ những lý do trên cùng với những kinh nghiệm thực tế của bản thân, nay tui xin được trình bày Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng vốn dân ca cho học sinh khối lớp 5 .
II/ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
Với học sinh trường tôi, dù là học sinh lớp 5 lớp cuối của bậc học tiểu học nhưng vốn dân ca của các em còn rất cùng kiệt nàn, bởi vì lâu nay các em cũng chỉ biết đến một vài bài dân ca trong chương trình của bậc học, ở mỗi lớp học các em chỉ được biết thêm 1 đến 2 bài dân ca được giới thiệu ngắn gọn, vắn tắt , đơn giản mà các em chỉ có thể nhớ như nhớ một kiến thức cơ bản chứ các em chưa có được một niềm yêu thích và một vốn kiến thức thật sự sâu sắc với dân ca.
Nhận thức của các em về dân ca còn chưa đúng đắn, các em nghĩ dân ca cũng là một trong nhiều bài hát phải học, phải thuộc, các em chưa thật sự quan tâm, chú ý tới dân ca, vì vậy về việc tự học và nghe hát các bài dân ca của các em ở gia đình và ngoài xã hội là rất hiếm .
Mặt khác trong chương trình tiểu học mặc dù môn âm nhạc đã được đưa vào từ lâu, song về việc giữ gìn và phát huy vốn dân dân ca trong trường tiểu học chưa thật sự được chú trọng, học sinh chưa có chưa có điều kiện để được thưởng thức, được tìm hiểu
sâu sắc để tăng cường vốn hiểu biết về nhiều bài dân ca khác nhau.
Về cá nhân tui cũng như nhà trường thì chưa có nhiều cơ hội để tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền, khuyến khích phong trào ca hát dân ca cho học sinh trong trường. Từ đó dẫn đến vốn dân ca của học sinh trường tui còn rất hạn chế.
III/ CÁC GIẢI PHÁP TIẾN HÀNH NHẰM BỒI DƯỠNG VỐN DÂN CA CHO HỌC SINH KHỐI LỚP 5 :
1. Cơ sở thực hiện :
- Học sinh khối 5 ở trường tiểu học Lê Hồng Phong năm học 2009-2010.
- Sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc tiểu học .
- Chuẩn kiến thức – kỹ năng môn Âm nhạc.( Bộ GD & ĐT )
- Trình độ và khả năng âm nhạc của học sinh.
- Sách : Những bài hát địa phương ĐăkLăk ( Sở GD – ĐT ĐăkLăk ).
- Tìm hiểu các bài dân ca qua sách báo, đĩa nhạc, các chương trình thông tin, truyền thông.
- Tìm hiểu nền văn hóa các vùng miền ( Báo Vietnam.net.com.vn )
- Sách : Nguồn gốc và các thể loại dân ca Việt Nam ( NXB.Âm nhạc… )
- Các kinh nghiệm thực tế của bản thân.
2. Các giải pháp tiến hành :
Tìm hiểu vốn dân ca của học sinh các lớp 5 :
( Phân hiệu chính có 3 lớp 5A, 5B, 5C với 100% là học sinh người kinh.
Phân hiệu Buôn Dray có 1 lớp 5D với 100% là HS Dân tộc Ê đê .
Phân hiệu Buôn Eana có 2 lớp với 50% là HS Đồng bào, 50% là người kinh.)
* Để tìm hiểu về vốn dân ca của học sinh khối lớp 5 tui tiến hành khảo sát vốn dân ca của các em như sau :
Ở đầu 1 tiết học của môn Âm nhạc, thay cho hoạt động kiểm tra bài cũ, tui tiến hành kiểm tra vốn kiến thức về dân ca của các em, tìm hiểu các vấn đề sau :
- Kể tên các bài Dân ca Bắc Bộ, Nam Bộ và Miền Trung, Tây Nguyên mà em biết?
(ngoài chương trình học)…
Qua quá trình thu phiếu và tổng hợp tui thu được kết quả như sau :
Dân ca 3 miền
( lớp )
TS HS
Trên 5 bài
(học sinh)
Tỉ lệ
(%)
4-5 bài
(học sinh)
Tỉ lệ
(%)
1-3 bài
(học sinh)
Tỉ lệ
(%)
Phân hiệu chính
83
5
6
26
31
18
63
Phân hiệu DRai
19
0
0
2
11
17
89
Phân hiệu Eana
46
1
2
10
22
35
76
* Mặt khác nhằm tìm hiểu kỹ năng hát dân ca của các em ra sao, nên ở cuối mỗi tiết học tui thường tổ chức trò chơi thi hát đối đáp dân ca giữa các nhóm : Nhóm 1 hát xong một bài thì đến nhóm 2 hát nối tiếp một bài khác cứ thế cho đến khi nhóm nào không thể hát được thêm một bài dân ca nào nữa thì coi như nhóm đó thua cuộc…
Khi tiến hành trò chơi tui quan sát thấy mỗi nhóm chỉ có thể hát được từ 3à4 bài hát dân ca trong chương trình các em đã học mà ngoài ra không biết hát thêm một bài nào khác, đặc biệt các em cũng không hề hát đến dân ca Êđê quê hương Tây Nguyên của các em.
Qua kết quả khảo sát cụ thể cho thấy vốn dân ca của học sinh tiểu học, thay mặt là học sinh khối lớp 5 là rất hạn chế, các em chưa chú ý, chưa yêu thích hát dân ca, dẫn đến việc các em chưa có được vốn kiến thức phong phú về dân ca đôi khi ngay cả những bài dân ca trong chương trình học các em còn quên, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc.
Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy vốn kiến thức về dân ca của các em ở phân hiệu chính có khá hơn so với số học sinh ở 2 phân hiệu còn lại. Hơn nữa ở 2 phân hiệu có các điều kiện cơ sở vật chất không được như ở phân hiệu chính sẽ ảnh hưởng đến việc tiến hành các biện pháp sau này… Vì vậy để thuận lợi cho việc tiến hành các biện pháp cụ thể tui phân loại ra 2 đối tượng :
- Đối tượng 1 : Học sinh ở Phân hiệu chính. ( lớp 5A,5B, 5C )
- Đối tượng 2 : Học sinh ở Phân hiệu Drai.( lớp 5D )
- Đối tượng 3 : Học sinh ở Phân hiệu Eana. ( lớp 5E, 5G)
Sau khi phân loại đối tượng tui lên kế hoạch thực hiện cho từng biện pháp theo thứ tự từ trước đến sau như sau :
Biện phá...