Perkins

New Member
Download Đề tài Bong bóng tài sản

Download Đề tài Bong bóng tài sản miễn phí





MỤC LỤC
Lời mở đầu . . . . i
Mục lục . . . . ii
Danh mục các hình . . . . iii
Danh mục các bảng . . . . iv
Danh mục các từ viết tắt . . . .v
CHƯƠNG 1: BONG BÓNG TÀI SẢN . 1
1.1 Bong bóng tài sản là gì? . . . 2
1.2 Phân loại bong bóng tài sản . . . 5
1.2.1 Bong bóng do sự đổi mới làm thay đổi cuộc sống . . 6
1.2.2 Bong bóng do sự khan hiếm. . . 6
1.2.3 Bong bóng do việc nắm giữ một nhóm tài sản được ưa thích . 6
1.2.4 Bong bóng được hình thành do tác động của Chính phủ . . 7
1.3 Nguyên nhân hình thành bong bóng tài sản . . 8
1.3.1 Chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá tác động đến việc hình thành bong
bóng như thế nào? . . . . 8
1.3.2 Tâm lý nhà đầu tư tác động lên bong bóng tài sản . . 10
1.3.3 Chính sách của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu . 12
CHƯƠNG 2: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM CÓ ĐỐI MẶT VỚI
BONG BÓNG? . 14
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam . . . 15
2.1.1 Tăng trưởng kinh tế và lạm phát . . . 15
2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế. . . 15
2.1.1.2 Lạm phát . . . . 17
2.1.2 Chính sách lãi suất . . . 21
2.1.3 Chính sách tỷ giá . . . 22
2.1.4 Chính sách kiểm soát vốn . . . 24
2.1.5 Tăng trưởng tín dụng . . . 25
2.1.6 Hoạt động đầu cơ trong nền kinh tế . . 28
2.2 Định tính bong bong trong nền kinh tế Việt Nam . . 30
2.3 Định lượng bong bóng nền kinh tế . . . 31
2.3.1 Mô hình sử dụng . . . 31
2.3.2 Kiểm định nhân quả Granger . . . 32
2.3.3 Kiểm định đồng liên kết . . . 34
2.3.4 Kiểm định . . . . 35
2.3.4.1 Kiểm định ADF để xác định VN-Index và các biến vĩ mô có phải là chuỗi
dừng hay không? . . . . 35
2.3.4.2 Kiểm định nhân quả Granger . . . 35
2.4 Những kết luận sơ bộ . . . 36
CHƯƠNG 3: NHỮNG GỢI Ý ĐỂ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐƯỢC BẢO
VỆ KHỎI BONG BÓNG . 38
3.1 Xác lập các thành tố cơ sở cho việc chống lại bong bóng tài sản. 39
3.1.1 Tăng tính độc lập cho ngân hàng Nhà nước . . 39
3.1.2 Thiết lập mục tiêu lạm phát trong việc điều hành chính sách tiền tệ . 41
3.1.3 Ngăn ngừa tình trạng Dollar hóa trong nền kinh tế. . 43
3.1.4 Xác lập đường cong lãi suất cho Việt Nam . . 44
3.1.5 Thay đổi tư duy về khủng hoảng . . . 46
Kết luận. . . . 48
Danh mục các tài liệu tham khảo . . . 49
Phụ lục 1 . . . . 52
Phụ lục 2 . . . . 56
Phụ lục 3 . . . . 74
Phụ lục 4 . . . . 79
Phụ lục 5 . . . . 97



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ự suy thoái. Khi mà tỷ suất
sinh lợi của trái phiếu ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài hạn, tức là các nhà đầu tư kỳ
vọng lãi suất sẽ sụt giảm trong tương lai.
Như vậy, thông qua đường công lãi suất các nhà làm luật có thể thấy được kỳ vọng của nhà
đầu tư, như vậy, sẽ dễ dàng cho họ trong việc điều chỉnh kỳ vọng này.
46
Theo chúng tui nhận định rằng, đây là một công cụ hữu hiệu để có thể dùng để hoạch định
CSTT nhưng với Việt Nam, để có thể áp dụng được điều này chúng ta phải phát triển thị
trường nợ, bằng việc hình thành định chế định mức tín nhiệm. Để không chỉ các doanh nghiệp
có thể huy động nợ mà còn cho cả Chính phủ, mà quan trọng hơn là xác lập niềm tin trong giới
đầu tư về khoản nợ mà họ đầu tư. Đồng thời, Chính phủ phải cải thiện các kỳ hạn trái phiếu vì
cho tới nay kỳ hạn của các trái phiếu Chính phủ – công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiệp vụ thị
trường tiền tệ vẫn chưa thực sự đa dạng hóa, nhất là tín phiếu Kho bạc với thời hạn ngắn dưới
364 ngày ít được phát hành. Thậm chí, đến nay chưa có tín phiếu Kho bạc với kỳ hạn ngắn 1
tháng, 2 tháng, 3 tháng …Điều này sẽ không thể hình thành nên đường cong lãi suất được.
3.1.5 Thay đổi tư duy về khủng hoảng
Tất cả các công cụ mà chúng tui đề xuất ở trên là vô hiệu nếu chúng ta không thể nhận thấy rủi
ro của nền kinh tế. Tức là:
Chúng ta phải xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biến vĩ mô trong nền kinh tế. Để có thể áp dụng
các mô hình lượng hóa mô phỏng các điều kiện kinh tế thực nhằm đưa ra các dự báo hợp lý
cho nền kinh tế vĩ mô. Tạo cơ sở dữ liệu cũng giúp các nhà làm chính sách, xác định các “bước
ngoặc” hay các hiện tượng bất thường trong các yếu tố đó, mà từ đó có thể chuẩn bị giải quyết
các vấn đề sẽ gặp. Thêm vào đó, khi xây dựng cơ sở dữ liệu, có nghĩa là chúng ta đã minh bạch
hóa thông tin vĩ mô, trong đó có những thông tin rất là nhạy cảm đối với nền kinh tế, mà tác
động chủ yếu lên tâm lý nhà đầu tư. Có như vậy, chúng ta mới có thể củng cố niềm tin của
người dân và giới đầu tư vào các cơ quan quản lý, và lúc đó, các quyết sách sẽ dễ dàng tiếp cận
hơn.
Chúng ta phải thay đổi tư duy về khủng hoảng, nghĩa là chúng ta không còn “vô nhiễm” với
các biến động của thị trường thế giới, và bản thân chúng ta không thể không có khủng hoảng
nếu chúng ta không có vấn đề gì về quá nghiêm trọng về mặt vĩ mô, hay là, chúng ta không thể
tồn tại khủng hoảng ở những tài sản mà chính chúng ta dư thừa trong nền kinh tế. Chính phủ
cần hành động nhanh hơn khi mà các mầm móng gây ra bong bóng bị nghi ngờ tồn tại, vì nếu
hành động chậm chạp hay còn quá khiên dè trong các hành động thì hậu quả là khôn lường,
dẫn chứng lịch sử đã cho chúng ta thấy điều này. Dựa trên kinh nghiệm của các giai đoạn bong
bóng ở các nước trên thế giới, chúng ta xem xét vấn đề từ năm viễn cảnh sau đây: sản lượng
47
đầu ra hạn hẹp trong nền kinh tế, cung tiền và tín dụng, giá tài sản, hành vi của các tổ chức tài
chính, tác động qua lại của các loại rủi ro khác nhau.
Tăng tính đối thoại giữa các nhà làm luật và các định chế tài chính. Vấn đề tồn tại trong suốt
thời kỳ bong bóng đó chính là sự mở rộng quá mức của tín dụng chính là yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất đến việc gia tăng trong giá các tài sản có rủi ro. Vai trò của NHTW và các nhà điều hành
chính sách là vô cùng quan trọng để hiểu một cách chính xác sự tồn tại và các đặc điểm của
những rủi ro xảy ra cùng với các hoạt động cho vay quá mức và phải giải thích cho những nhà
quản lý của các tổ chức tài chính hiểu rõ vấn đề này. Tức là chúng ta không thể dùng mệnh
lệnh mà bắt ép các định chế tài chính ngừng cho vay được. Vì sự gia tăng giá của tài sản là
bong bóng – đây là vấn đề nan giải và nếu kỳ vọng tăng giá của tài sản còn quá lớn sẽ xẩy ra
hình thức “lách” để cho vay. Mặc dù, có những nhập nhằng giữa việc giải thích và mệnh lệnh,
do đó, một sự trao đổi lẫn nhau sẽ là cách tốt nhất nhằm đặt các định chế tài chính dưới tầm
ảnh hưởng.
Tóm lại, chúng tui đề xuất ra những công cụ này là từ các nghiên cứu bài học của các NHTW
và các nước phát triển, cùng với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam. Chúng tui kỳ vọng rằng,
đây sẽ là nền tảng cho những chính sách của Chính phủ để có thể bảo vệ nền kinh tế Việt Nam,
trước tác động của bong bóng hay khủng hoảng mà tác động lên nền kinh tế thực.
48
KẾT LUẬN
Chúng tui xây dựng đề tài này nhằm mục đích xác định rõ bong bóng tài sản trong nền kinh tế
nói riêng, bong bóng kinh tế nói chung. Giúp cho chúng ta có được một cái nhìn đúng đắn hơn
về thuật ngữ “bong bóng”. Đồng thời thông qua các bài học của các nền kinh tế đã trải qua
bong bóng để rút ra được những bài học cho bản thân Việt Nam có thể tiếp thu nhằm bảo vệ
nền kinh tế. Thêm vào đó, thông qua các cách mà các nước chống lại bong bóng, để từ đó
chúng ta có thể xây dựng nên những công cụ phòng vệ hợp lý.
Dựa vào đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, các bài nghiên cứu, phân tích và các bài học kinh
nghiệm của các quốc gia, đề tài của chúng tui đút kết và gợi ý:
Xác định cách hiểu về bong bóng tài sản một cách hợp lý, đồng thời đút kết được những sai
lầm khi nhìn nhận một bong bóng tài sản.
Xác lập mô hình định tính các nhân tố hình thành nên một bong bóng và kết hợp với nền kinh
tế vĩ mô Việt Nam, để chỉ ra nguy cơ mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt, nếu không có
những hành động kịp thời.
Gợi ý về các công cụ nhằm mục đích chống lại bong bóng và đúc kết các bài học hành động
của các NHTW trên thế giới trong việc áp dụng các công cụ này như thế nào cho hợp lý.
Bên cạnh đó, chúng tui gợi mở hai hướng nghiên cứu mới nếu chúng ta hội đủ điều kiện là
chứng minh tính bong bóng thông qua TTCK và lượng hóa CSTT nhằm đưa ra một dự báo hợp
lý về việc thực thi CSTT trong tương lai.
Cuối cùng, chúng tui khẳng định rằng bong bóng sẽ rất khó phát hiện và hậu quả dù có tác
động đến nền kinh tế thực hay không điều rất nguy hiểm. Do đó, các nhà làm luật nên cẩn thận
xem xét khi tồn tại những dấu hiệu nghi ngờ bong bóng. Vì một sự sai lầm hay chậm trễ trong
chính sách sẽ gây ra những tác động xấu không thể lường trước.
49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình và sách chuyên khảo trong nước
1. Th.S Nguyễn Khắc Quốc Bảo, “Hệ thống phòng ngửa khủng hoảng tài chính
cho Việt Nam trong quá trình hội nhập”, luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế TP.HCM, năm 2005.
2. Th.S Hoàng Ngọc Nhậm, Giáo trình “Kinh tế lượng”, Đại học Kinh tế TP.HCM,
năm 2005.
3. Th.S Hoàng Ngọc Nhậm, “Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của Eviews,
Stata”, năm 2005.
4. TS. Nguyễn Quang Đông, Giáo trình “Kinh tế lượng nâng cao”, Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội, năm 2001.
Các bài báo và tài liệu trong nước:
1. GS Đào Nguyên Cát, “Kinh tế 2007-200...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top