Meirion

New Member
Download Đề tài Bước đầu đọc trình tự vùng rdna-Its của nấm Rhizoctonia Solani Kuhn

Download Đề tài Bước đầu đọc trình tự vùng rdna-Its của nấm Rhizoctonia Solani Kuhn miễn phí





1.1. Đặt vấn đề
Rhizoctonia solani Kuhn là một loài nấm phổ biến trong đất, có địa bàn phân bố rộng khắp thế giới. Nấm gây hại trên các giai đoạn phát triển của cây từ tiền nảy mầm đến trổ bông, tạo tán và ở tất cả các bộ phận của cây từ rễ đến trái. Nấm này là nguyên nhân gây bệnh đốm vằn trên lúa. Ngoài ra, nấm này còn là nguyên nhân gây thối hạt giống làm thối thân, thối rễ, thối trái và gây bệnh cháy lá ở rất nhiều cây trồng thuộc các họ thực vật khác nhau. Ở nước ta, điều kiện khí hậu và tập quán canh tác rất thích hợp cho nấm Rhizoctonia solani tồn lưu, phát triển và gây bệnh. Bệnh đốm vằn hại lúa do nấm này gây ra được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, làm giảm năng suất lúa một cách nghiêm trọng ở các tỉnh phía Nam. Nấm này cũng được xem là một tác nhân quan trọng gây ra bệnh chết cây con cho bông vải thuốc là và nhiều loại rau đậu.
Hiểu biết về lịch sử đời sống của nấm gây bệnh cây là quan trọng trong việc phát triển các chiến lược thích hợp để quản lí bệnh do chúng gây ra. Nghiên cứu trên thế giới đã công bố về sự đa dạng di truyền và mối quan hệ trong và giữa các quần thể nấm R. solani từ nhiều cây trồng và nhiều vùng địa lí khác nhau. Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này ở nước ta còn rất ít. Khả năng sử dụng các kỹ thuật phân tử để phân tích sự đa dạng di truyền giữa các dòng phân lập của nấm R. solani đã được chứng minh (Kuninaga và ctv, 1997; Matsumoto và ctv, 1996; Liu và Sinclair, 1992; O’Brien, 1994; Boysen và ctv, 1996). Các kỹ thuật như lai DNA/DNA, RFLP, RAPD, Southern blot đã phân chia các dòng phân lập R. solani thành các nhóm riêng biệt về mặt di truyền. Trong đó có kỹ thuật đọc trình tự DNA dường như cung cấp số liệu tốt nhất cho việc nhận biết về sự biến động di truyền trong và giữa các quần thể R. solani. Từ những nhận định trên, được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, chúng tôi tiến hành đề tài :”Bước đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấm Rhizoctonia solani Kuhn”.
1.2. Mục đích Bổ sung thêm thông tin về quần thể nấm R. solani ở nước ta làm cơ sở cho việc phát triển các chương trình lai tạo thích hợp cho các vùng sinh thái riêng biệt.
1.3. Yêu cầu
 Thu thập các mẫu thực vật bệnh ở nhiều tỉnh và phân lập nấm R. solani.
 Nuôi cấy sinh khối các dòng nấm đã phân lập được.
 Li trích DNA các dòng nấm trên.
 Tiến hành phản ứng PCR với DNA vừa li trích trên vùng ITS của rDNA sử dụng hai mồi (primer) ITS4 và ITS5.
 Đọc trình tự vùng rDNA – ITS với hai primer ITS1 và ITS4.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rhizoctonia solani Kuhn là một loài nấm phổ biến trong đất, có địa bàn phân bố
rộng khắp thế giới. Nấm gây hại trên các giai đoạn phát triển của cây từ tiền nảy mầm
đến trổ bông, tạo tán và ở tất cả các bộ phận của cây từ rễ đến trái. Nấm này là nguyên
nhân gây bệnh đốm vằn trên lúa. Ngoài ra, nấm này còn là nguyên nhân gây thối hạt
giống làm thối thân, thối rễ, thối trái và gây bệnh cháy lá ở rất nhiều cây trồng thuộc
các họ thực vật khác nhau.
Ở nước ta, điều kiện khí hậu và tập quán canh tác rất thích hợp cho nấm
Rhizoctonia solani tồn lưu, phát triển và gây bệnh. Bệnh đốm vằn hại lúa do nấm này
gây ra được đánh giá là một bệnh nguy hiểm, làm giảm năng suất lúa một cách nghiêm
trọng ở các tỉnh phía Nam. Nấm này cũng được xem là một tác nhân quan trọng gây ra
bệnh chết cây con cho bông vải thuốc là và nhiều loại rau đậu.
Hiểu biết về lịch sử đời sống của nấm gây bệnh cây là quan trọng trong việc phát
triển các chiến lược thích hợp để quản lí bệnh do chúng gây ra. Nghiên cứu trên thế
giới đã công bố về sự đa dạng di truyền và mối quan hệ trong và giữa các quần thể
nấm R. solani từ nhiều cây trồng và nhiều vùng địa lí khác nhau. Tuy nhiên các nghiên
cứu về vấn đề này ở nước ta còn rất ít.
Khả năng sử dụng các kỹ thuật phân tử để phân tích sự đa dạng di truyền giữa các
dòng phân lập của nấm R. solani đã được chứng minh (Kuninaga và ctv, 1997;
Matsumoto và ctv, 1996; Liu và Sinclair, 1992; O’Brien, 1994; Boysen và ctv, 1996).
Các kỹ thuật như lai DNA/DNA, RFLP, RAPD, Southern blot đã phân chia các dòng
phân lập R. solani thành các nhóm riêng biệt về mặt di truyền. Trong đó có kỹ thuật
đọc trình tự DNA dường như cung cấp số liệu tốt nhất cho việc nhận biết về sự biến
động di truyền trong và giữa các quần thể R. solani.
Từ những nhận định trên, được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ Sinh
Học, chúng tui tiến hành đề tài :”Bƣớc đầu đọc trình tự vùng rDNA-ITS của nấm
Rhizoctonia solani Kuhn”.
2
1.2. Mục đích
Bổ sung thêm thông tin về quần thể nấm R. solani ở nước ta làm cơ sở cho
việc phát triển các chương trình lai tạo thích hợp cho các vùng sinh thái riêng biệt.
1.3. Yêu cầu
 Thu thập các mẫu thực vật bệnh ở nhiều tỉnh và phân lập nấm R. solani.
 Nuôi cấy sinh khối các dòng nấm đã phân lập được.
 Li trích DNA các dòng nấm trên.
 Tiến hành phản ứng PCR với DNA vừa li trích trên vùng ITS của rDNA sử
dụng hai mồi (primer) ITS4 và ITS5.
 Đọc trình tự vùng rDNA – ITS với hai primer ITS1 và ITS4.
1.4. Giới hạn đề tài
Việc đọc trình tự vùng rDNA – ITS của nấm R. solani chỉ được thực hiện trên 2
dòng nấm đại diện.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về nấm Rhizoctonia solani
2.1.1. Vị trí phân loại
Nấm Rhizoctonia solani thuộc bộ nấm trơ Mycelia Sterilia, lớp nấm bất toàn
Fungi Imperfecti, giai đoạn sinh sản hữu tính được gọi là Thanatephorus cucumeris,
thuộc lớp nấm Basidomycetes. Đây là nhóm nấm lớn, phân bố rộng, kí sinh không
chuyên tính có phổ kí chủ rộng (Carling và ctv, 1992). Hiện nay, chưa thấy công bố
giai đoạn hữu tính của nấm này ở Việt Nam. Nấm gây bệnh chủ yếu dưới dạng vô tính
là Rhizoctonia solani.
2.1.2. Đặc điểm hình thái của nấm Rhizoctonia solani
Nấm R. solani có dạng sợi dài, tạo hạch và không sinh bào tử. Sợi nấm trong
mô tế bào khi còn non không có màu, khi trưởng thành có màu nâu vàng nhạt. Sợi nấm
đa bào, phân nhánh tương đối thẳng góc với sợi nấm chính. Chỗ phân nhánh hơi thắt
nhỏ lại. Sợi nấm trưởng thành có đường kính từ 8 – 12µm (Nguyễn Việt Long, 2001).
Nấm tạo hạch trên cây kí chủ, hạch không đều, có hình tròn dẹt ở phía dưới, khi
còn non có màu trắng, khi già có màu nâu đậm. Bề mặt của hạch thô và có nhiều lổ
nhỏ li ti. Hạch nấm có thể ít hay nhiều, nhỏ hay lớn tùy thuộc vào các dòng nấm khác
nhau.
Bào tử hậu của nấm rất ít khi gặp, chỉ phát sinh khi có độ ẩm khá cao. Sinh sản
hữu tính tạo đảm đơn bào tử. Ở nước ta, nấm R. solani sinh trưởng và phát triển chủ
yếu dưới dạng sợi và hạch nấm, chưa thấy dạng sinh sản hữu tính (Nguyễn Việt Long,
2001).
2.1.3. Đặc điểm sinh lí
Nấm R. solani phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ từ 27 – 300C và có khoảng
pH thích hợp là 2,5 – 7,8 nhưng nấm hoạt động phát triển nhất trong khoảng pH từ 5,4 –
6,7. Ở nhiệt độ 28 – 300C hạch nấm hình thành nhiều nhất. Dòng nấm có hạch càng
lớn thì có độc tính càng cao.
Trên đồng ruộng, hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất, đây là nguồn gây bệnh chủ
yếu. Hạch nấm có thể nảy mầm ở 16 – 30 0C, khuẩn ty phát triển ở nhiệt độ là 21 –
4
38
0C và ẩm độ cao 95 – 96%. Nấm R. solani sống tốt trên cả 3 loại đất: thịt pha cát,
đất thịt mùn và đất sét pha cát. Hạch nấm có thể chịu ngập trong 96 giờ mà không
giảm sức sống nếu như giữ khô từ 24 – 168 giờ sau khi ngập. Tuy nhiên, nếu thời gian
ngập kéo dài hơn 168 giờ sẽ làm mất khả năng sống sót và sự ngập nước cũng làm
giảm tiềm năng lây bệnh từ hạch nấm nằm trong nước (Nguyễn Việt Long, 2001).
Nấm R. solani lây lan chủ yếu bằng hạch nấm qua cỏ dại, qua rơm rạ và hạch rơi
rụng từ vụ trước. Các hạch nấm này gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành sợi nấm
và gây bệnh trở lại. Ngoài ra, nấm có thể lưu tồn trong thân, xác bã thực vật và cả
trong đất. Nấm cũng có thể lan truyền bệnh bằng các sợi nấm còn tồn tại trong gốc rạ
hay các lá bị bệnh sau khi thu hoạch. Sự lan truyền của hạch nấm cũng có thể do các
dòng nước cuốn đi, do mưa hay các dòng nước trên đồng ruộng. Các hạch nấm này
gặp các cây kí chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển (Papavizas và ctv, 1957).
Trong phòng thí nghiệm, nấm R. solanni có thể mọc tốt trên nhiều loại môi
trường khác nhau như PDA, PGA, PGB, không đòi hỏi môi trường chuyên biệt.
Nhưng nấm này phát triển tốt nhất trên môi trường PGA. Nấm phát triển rất nhanh,
khoảng 3 – 4 ngày là đầy đĩa petri và hạch nấm bắt đầu hình thành. Sợi nấm lúc đầu
màu trắng trong nhưng khoảng 2 – 3 ngày sau sợi nấm chuyển thành màu nâu. Ban
đầu, hạch nấm nhỏ li ti và có màu trắng. Hạch thường mọc rải rác khắp đĩa, nhưng một
số dòng nấm thì hạch mọc rời và cũng có dòng, hạch mọc thành từng mảng liên kết
nhau. Sau 2 – 3 ngày, hạch nấm lớn dần và chuyển thành màu nâu đậm. Trên môi
trường nuôi cấy, hạch nấm có kích thước lớn hơn hạch nấm trong điều kiện tự nhiên.
Nấm R. solani có thể lưu giữ được ở nhiệt độ phòng từ 6 – 12 tháng trong ống nghiệm
chứa môi trường PGA.
2.1.4. Phổ kí chủ của nấm Rhizoctonia solani
Nấm R. solani là nấm đa thực bán kí sinh điển hình, có phổ kí chủ rộng. Nấm
này có thể xâm nhiễm và gây bệnh trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Có khoảng 200
loài thực vật bao gồm cây lương thực, cây hoa màu, cây công nghiệp và các loại cỏ
khác nhau bị nấm này gây hại. Nấm R. solani xuất hiện khắp nơi trên thế giới và gây
thiệt hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
N
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bước đầu tìm hiểu yếu tố gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt trong Đại Nam quốc âm tự vị Văn hóa, Xã hội 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D SKKN bước đầu sử dụng công cụ mạng xã hội để hỗ trợ dạy học dự án một số bài trong chương trình sinh học phổ thông Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
C Khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm nemaitb ở nhà lưới và bước đầu thử nghiệm tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương Kiến trúc, xây dựng 0
T Bước đầu khảo sát thực trạng dinh dưỡng của sinh viên trong khu vực ký túc xá Đại học An Giang Kiến trúc, xây dựng 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top