012_456

New Member

Download miễn phí Đề tài Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh nước ngoài trên một số văn bản tiếng Việt hiện nay





MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Ý nghĩa của đề tài 2
3. Phương pháp tiến hành 2
4. Bố cục 3
CHƯƠNG I 4
LÍ LUẬN CHUNG 4
1. Các khái niệm 4
1.1. Địa danh và Địa danh học 4
1.1.1. Khái niệm địa danh 4
1.1.2. Địa danh nước ngoài 4
1.1.3. Địa danh học 5
1.2. Địa danh học và địa danh học bản đồ 6
1.3. Mối quan hệ giữa địa danh và ngôn ngữ 7
1.4. Các c¸ch phân loại địa danh 7
2. Các nguồn tư liệu 8
2.1. Báo chí 8
2.2. Sách giáo khoa 9
2.3. B¶n ®å vµ Atlas 9
3. Vài nét về các cách viết địa danh nước ngoài 9
3.1. Các cách viết địa danh nước ngoài từ trước tới nay 10
3.2. Cụ thể về các cách viết địa danh 10
3.2.1. Phiên âm (transcription) 10
3.2.1.1. Phiên âm trực tiếp (phiên âm từ ngôn ngữ gốc) 11
3.2.1.2. Phiên âm gián tiếp (phiên âm qua ngôn ngữ trung gian) 13
3.2.2. Chuyển tự (transliteration) 14
3.2.3. Dịch nghĩa 15
3.2.4. Nguyên dạng 16
4. Cơ sở ngôn ngữ của việc viết tên riêng và địa danh nước ngoài 17
CHƯƠNG II 20
TÌNH HÌNH VIẾT ĐỊA DANH NƯỚC NGOÀI TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY 20
1. Báo chí 20
1.1. Báo Nhân Dân 20
1.1.1. Phiên âm trực tiếp 20
1.1.2. Phiên âm gián tiếp 24
1.1.3. Dịch nghĩa 24
1.1.4. Chuyển tự 25
1.2. Báo An ninh thế giới 25
1.2.1. Sử dụng cách viết nguyên dạng địa danh 25
1.2.2. Giữ nguyên cách viết những địa danh quen thuộc (phiên âm qua Hán Việt) 27
1.2.3. Dịch nghĩa 28
1.3. Báo Tin tức 28
1.3.1. Viết theo nguyên dạng 28
1.3.2. Viết liền phiên âm trực tiếp, có dấu sắc ở những âm tiết khép 29
1.3.3. Phiên âm gián tiếp qua Hán Việt 29
1.3.4. Dịch nghĩa 30
2. Sách giáo khoa 31
2.1. Sách giáo khoa Trung học cơ sở 31
2.2. Sách giáo khoa Phổ thông trung học 32
3. Bản đồ 33
3.1. Bản đồ Quân sự 34
3.2. Bản đồ dân sự 35
CHƯƠNG III 36
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH ĐỊA DANH TRÊN CÁC VĂN BẢN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 36
1. Tổng kết, so sánh và đánh giá tình hình viết địa danh trên các văn bản tiếng Việt hiện nay 36
1.1. Cách viết chung 36
1.1.1. Viết địa danh qua cách đọc Hán Việt 36
1.1.2. Dịch nghĩa 38
1.2. Các cách viết riêng 38
1.2.1. Báo chí 38
1.2.2. Sách giáo khoa 39
1.2.3. Bản đồ 40
2. Một số ý kiến về vấn đề chuẩn hoá địa danh nước ngoài trên các văn bản tiếng Việt 45
2.1. Những qui định của quốc tế và Việt Nam về cách viết địa danh 45
2.2. Qui tắc và thực tế ghi địa danh trên bản đồ 46
2.2.1. Qui tắc chung về ghi địa danh trên bản đồ 46
2.2.2. Thực tiễn ghi địa danh trên các bản đồ có tính chất quốc tế 46
2.3. Những đề nghị về vấn đề ghi địa danh nước ngoài trên các văn bản 48
3.3.1. Phương hướng chung 48
3.3.2. Các đề nghị cụ thể 48
3.3.3. Các xử lý cụ thể 49
3. Đôi điều biện luận 51
3.1. Viết nguyên dạng đảm bảo tính dân tộc 51
3.2. Viết nguyên dạng đảm bảo tính khoa học 52
3.3. Viết nguyên dạng đảm bảo tính đại chúng 53
KẾT LUẬN 55
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

người ngày càng nâng cao, ký hiệu sử dụng ngày càng nhiều thì con đường đi từ ký hiệu vào óc càng ngắn đi. Ngày nay, thường là: ký hiệu - mắt nhìn - óc nhận. Đơn vị ngôn ngữ nói chung là các ký hiệu đặc biệt.
- Địa danh nước ngoài tồn tại với tư cách là một bộ phận của tên riêng nước ngoài. “Tên riêng, tuy là những đơn vị ngôn ngữ nhưng do chúng là những ký hiệu đơn giản 1- 1 nên chúng lại có những tính chất của những ký hiệu thường không khác gì những dấu +, - , x, : hay là những hình vẽ, phù hiệu khác. Vì vậy, tên riêng là một bộ phận đặc biệt của từ vựng ngôn ngữ.” [28, 56]
- Vấn đề đặt ra là: cái được tôn trọng ở tên riêng là chữ hay âm? Đúng là ngôn ngữ, trước hết là ngôn ngữ nói và chữ viết là để ghi lại ngôn ngữ nói. Đối với những ngôn ngữ có chữ viết ghi âm, thì quan hệ giữa âm và chữ là ngữ âm quyết định chính tả.
Nói chung là như vậy, nhưng nói chung không có nghĩa là bao giờ cũng phải như vậy. Quan hệ giữa âm và chữ là một quan hệ biện chứng, và có những trường hợp ngôn ngữ ở dạng viết lại quan trọng hơn ngôn ngữ ở dạng nói, và chính tả quyết định trở lại ngữ âm.
“ Chữ viết ra đời là để khắc phục những hạn chế của ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết đáp ứng nhu cầu giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt động văn hoá, kinh tế, xã hội, chính trị...của con người, cả khi con người ở cách xa nhau, hay không sống cùng một thời đại với nhau. Chức năng đó đòi hỏi ngông ngữ viết, khác với ngôn ngữ nói phải có tính thống nhất và tính ổn định rất cao. Phát âm có thể thay đổi và nhiều khi thay đổi khá nhiều, giữa địa phương này với địa phương khác, giữa thế hệ này với thế hệ khác, nhưng chính tả thì phải thống nhất.
Chúng ta phát âm khác nhau: “chần quốc tuấn”, “trầng quốc tuứng”,
“trần quức tứng”... nhưng khi viết thì mọi người đều chỉ có thể viết “ Trần Quốc Tuấn”. Đó là chuẩn chính tả, chuẩn chính tả này tác động trở lại ngữ âm tạo ra một cách phát âm không tồn tại một cách tự nhiên trong tiếng Việt: “trần quốc tuấn”, cách phát âm này được công nhận là chuẩn.
Chuẩn chính tả là cơ sở để xác định chuẩn phát âm, thí dụ trên đây cho thấy rằng đối với tên riêng trong nội bộ ngôn ngữ như “trần quốc tuấn”, chính tả vẫn quan trọng hơn phát âm, nó là nhân tố chính đảm bảo tính đồng nhất của tên riêng. Đối với tên riêng, địa danh nước ngoài lại càng như vậy. Người Mĩ viết LOS ANGELES và nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới cũng viết LOS ANGELES thống nhất với người Mĩ. Nhưng tên cái thành phố Mỹ này ngay trong bản thân người Mĩ đã có tới ít nhất bốn cách phát âm khác nhau. (các từ điển Mĩ thường chú ba hay bốn cách phát âm, mà không ghi chú cách phát âm nào là chuẩn, tạm phiên là “loxanjơlax”, “loxanjơlet”, “lôxangơlơx”, “loxanggơliz” và không ai tính được thực tế trên thế giới còn bao nhiêu cách phát âm khác nữa (một số từ điển Anh, Pháp chú âm: “loxanjiliz”, “loxanghiliz”.... phát âm có thể khác nhau, thậm chí khác nhau khá nhiều nhưng chính tả chỉ là một”.[22, 13- 14]
Như thế, có nghĩa là khi chúng ta làm việc với địa danh nước ngoài cần chú ý đến chữ viết sau đó mới đến phát âm.
CHƯƠNG II
TÌNH HÌNH VIẾT ĐỊA DANH NƯỚC NGOÀI TRÊN MỘT SỐ VĂN BẢN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY
1. Báo chí
Báo chí là một hình thái ý thức xã hội , lấy hiện thực khách quan làm đối tượng phản ánh. Thông tin trong báo chí luôn mang tính thời sự. Vì vậy, trong từng thời điểm cụ thể ta có thể bắt gặp sự xuất hiện liên tục và đều đặn của một số địa danh trên tất cả các báo. Đây cũng chính là điểm đặc biệt để chúng ta dễ dàng nhận ra tình trạng xử lý địa danh không nhất quán trên các báo.
Báo chí là một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân. Báo chí vừa là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức chính trị xã hội, vừa là diễn đàn của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Báo chí thông tin, tham gia phát hiện và giải thích những vấn đề nóng hổi của xã hội, làm như vậy là báo chí thực hiện chức năng tuyên truyền cổ động và tổ chức tập thể của mình.
Chúng ta nhận thức được vai trò như thế của báo chí trong đời sống, đồng thời cũng nhằm xác định nhiệm vụ của báo chí trong công cuộc định hướng xã hội, chuẩn hoá ngôn ngữ trong đó có chuẩn hoá địa danh nước ngoài.
Đây chính là nhiệm vụ to lớn đặt ra cho báo chí nước ta vì tình hình địa danh nước ngoài trên các báo hiện nay là rất không thống nhất.
1.1. Báo Nhân Dân
Báo Nhân Dân sử dụng các cách viết địa dnah:
1.1.1. Phiên âm trực tiếp
- Phiên âm và viết rời có gạch nối
... “cảnh sát I- rắc cho biết, ngày 5. 1 tại A- mi- ri- y- a gần sân bay Bát – đa, một xe bm nổ nhằm đoàn xe quân sự Mỹ...”
(ND, ngày 04. 01. 2005, tr8)
.... “ở Tan A- pha, phía bắc thành phố Mô- xun, quê hương của tổng thống lâm thời G. D. y. a. na bị tiến công rốc- két...”
(ND, ngày 06. 01. 2005, tr8)
.... “lượt đi trận bán kết thứ hai giữa đội chủ nhà Mi- an- ma và đội Xin- ga- po được tổ chức ở sân bay Chi- rát (Ma- lai- xi- a) .....”
( ND, ngày 30. 12. 2004, tr8)
“Thủ tướng I- xra- en tiếp tục thúc đẩy thực hiện kế hoạch rút quân khỏi dải Ga- da....”
(ND, ngày 29. 12. 2004, tr8)
Việc sử dụng dấu nối (-) để viết tên riêng, địa danh rất phổ biến vào những thập kỷ trước không chỉ đối với từ ngữ nước ngoài mà còn cả đối với nhân danh và địa danh Việt Nam. Hiện nay, số lượng văn bản sử dụng cách viết này không còn nhiều.
“Dấu nối là ký hiệu chính tả, thường dùng để nối các thành tố trong từ đa tiết hay trong tổ hợp từ”. [32, 60]
Việc sử dụng dấu nối để ghi địa danh có ưu điểm là giúp người đọc nhận diện các từ đa tiết dễ dàng hơn, do đó, sẽ đọc đúng, hiểu mau, tránh được sự ngộ nhận. Dấu nối giúp người đọc đỡ phải vận dụng trí óc quá căng thẳng, tiết kiệm được tư duy.
Bên cạnh đó, sử dụng dấu nối cũng dẫn đến nhiều phiền phức: không tiết kiêm trong khi viết và in ấn, thiếu nhất quán và thiếu nhất trí. Ví dụ: Dim- ba- bu- ê
Dim- ba- buê
Sở dĩ có cách viết này là vì địa danh nước ngoài khi phiên đều có số lượng âm tiết rất lớn 3- 4 âm tiết. Số lượng âm tiết hơi lớn so với thông thường như thế làm cho người Việt cảm giác khó khăn khi ban đầu tiếp xúc với địa danh nước ngoài, để dễ dàng hơn họ lựa chọ giải pháp viết rời có gạch nối
- Viết hoa các chữ cái đầu âm tiết
Ví dụ: A- déc- bai- gian
Ai- đa- hô
Ban- khát
Bai- rơn...
Việc xây dựng qui tắc viết hoa đã được nhiều người lưu tâm, bàn luận từ lâu.
Theo Nguyễn Văn Thạc: “Chữ hoa biều thị sự bắt đầu của một câu, có tác dụng phân đoạn về mặt cú pháp. Về mặt này nó thường được kết hợp với các dấu biểu thị sự kết thúc của câu như dấu chấm, dấu hỏi chấm, dấu than, dấu chấm lửng.[25, 45]
Khi chữ hoa được dùng để viết những đơn vị không phải tên riêng, danh từ riêng thì nó có tác dụng biểu thị sự tôn kính, trân trọng như Chủ tịch nước CHXHCNVN, Tổng bí thư BCHTWĐ
Chữ hoa còn chủ yếu đượ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Bước đầu khảo sát thực trạng dinh dưỡng của sinh viên trong khu vực ký túc xá Đại học An Giang Kiến trúc, xây dựng 2
P Bước đầu khảo sát mục tiêu đào tạo Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia HN trong năm gần đây Luận văn Sư phạm 0
T Bước đầu khảo sát sự phát triển nghĩa của một số nhóm từ vựng trong tiếng Việt từ năm 1945 đến nay Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
B Bước đầu khảo sát phạm trù "có thể" trên bình diện tình thái nhận thức và tình thái căn bản Văn hóa, Xã hội 0
M Bước đầu khảo sát đặc điểm ngôn ngữ - văn hóa hai dân tộc Hán - Việt qua các hình ảnh Phong, Hoa, Tuyết, Nguyệt trong bài thơ Đỗ Phủ ( Trung Quốc ) và Nguyễn Trãi ( Việt Nam ) Văn hóa, Xã hội 0
N Bước đầu khảo sát hiện tượng tiêu điểm hóa cấu trúc chủ - vị của câu tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
J Bước đầu khảo sát các cặp thoại hỏi - đáp trong sách dạy tiếng việt cho người nước ngoài Văn hóa, Xã hội 0
N Khảo sát bước đầu về báo chí cho đồng bào tôn giáo và dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long Văn học 0
B Bước đầu khảo sát công tác kiểm tra tiếng Trung ở các trường THPT chuyên phía Bắc Việt Nam Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top