Download miễn phí Đề tài Bước đầu khảo sát vốn từ vựng trong thơ Phạm Hổ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Phạm vi nghiên cứu 1
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Bố cục của báo cáo 2
PHẦN I 3
NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 3
1. Lý luận chung về thơ và tác động của thơ đối với con người 3
1.1. Định nghĩa và đặc trưng thơ 3
1.2. Tác động của thơ đối với con người 4
2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5
2.1. Đặc điểm ngôn ngữ trẻ em 5
2.2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ qua các thời kỳ 6
2.3. Vai trò của thơ ca đối với nhận thức và phát triển ngôn ngữ trẻ 7
3. Lý luận về từ vựng 8
3.1. Quan điểm về từ 8
3.2. Từ đơn 10
3.3. Từ ghép 10
3.4. Từ láy 11
PHẦN II 13
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ 13
1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ 13
1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả 13
1.2. Nghệ thuật thơ Phạm Hổ 15
1.2.1. Bút pháp miêu tả 15
1.2.2. Hình thức hỏi đáp 16
1.2.3. Thể thơ 17
1.2.4. Độ dài của các bài thơ 17
2. Khảo sát từ vựng 19
2.1. Số lượng từ 19
2.2. Vấn đề nghĩa của từ 20
2.3. Phân loại từ theo phạm trù định danh 22
2.4. Phân loại từ dựa vào cấu tạo 23
KẾT LUẬN 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-de_tai_buoc_dau_khao_sat_von_tu_vung_trong_tho_pha.FgcFEkNEEq.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57160/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
hiên sự thay đổi trật tự này cũng còn phụ thuộc và chịu sự chi phối của qui tắc từ , cho phép từ này có thể hay không thể thay đổi trật tự các yếu tố trong từ ghép.Ý nghĩa của từ ghép đẳng lập so với ý nghĩa của các tiếng trong từ ghép có tính chất tập hợp, khái quát hơn. Chính ý nghĩa khái quát ấy là một trong những điểm làm cho từ ghép đẳng lập khác với từ ghép chính phụ.Từ ghép chính phụ là từ ghép trong đó thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, trong đó thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn các từ: tàu hỏa, cà chua, dưa hấu, xanh lè, là những từ ghép chính phụ. Xét về tính chất, từ ghép chính phụ do quan hệ chính phụ sinh ra nên trật tự của nó là trật tự cố định, không dễ thay đổi.Ví dụ “hải quân” không thể đảo ngược trật tự thành “quân hải”. Về mặt ngữ nghĩa, nếu các tiếng cấu tạo từ ghép có cùng tính chất thì nghĩa của thành tố chính qui định ý nghĩa chung của toàn tổ hợp, nghĩa của thành tố phụ có vai trò thu hẹp phạm vi nghĩa của thành tố chính (ví dụ:: tàu hỏa, cỏ gà). Trong trường hợp, các tiếng có tính chất khác nhau, thì nghĩa của thành tố chính quyết định nghĩa của cả từ, ví dụ từ “thí điểm”.
Nhận diện từ ghép không phải là một vấn đề đơn giản đối với trẻ. Chính vì thế, với nhận thức lý luận về từ ghép như vậy, sẽ giúp ta lựa chọn chính xác những từ ghép trong thơ Phạm Hổ làm phong phú thêm vốn từ vựng cho các em.
3.4. Từ láy
Nếu cách tổ hợp các tiếng dựa trên mối quan hệ về nghĩa cho ta các từ ghép, thì cách tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy(còn gọi là từ kép láy, từ láy âm). Đỗ Hữu Châu đã định nghĩa về từ láy như sau:
“Từ láy là những từ được cấu tạo theo cách láy. Đó là cách láy toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết(với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm, gồm nhóm cao: thanh hỏi,thanh sắc, thanh ngang và nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay một đơn vị có nghĩa.”. [4;40]
GS.Nguyễn Thiện Giáp đã định nghĩa về từ láy:
“Ngữ láy âm là đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay sự lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có.Chúng vừa có sự hài hòa về mặt ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả”.[3;86]
Các định nghĩa trên, đã chứng tỏ một điểm chung trong quan niệm của các nhà Việt ngữ học về từ láy. Họ đều lấy tính chất giống nhau ỏ một mức độ nào đó về mặt âm tiết trong cấu tạo từ là cơ sở để nhận diện về từ láy. Từ láy trong tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng còn có loại ba tiếng. Trong đó láy hai tiếng là loại tiêu biểu cho từ láy và cách láy của tiếng Việt. Một số nhà ngôn ngữ học không nói đến tính chất lặp mà còn nói đến sự biến đổi (còn gọi là đối) trong từ láy. Vì thế, nếu chỉ có điệp mà không có đối (ví dụ như: người người, ngành ngành) sẽ không thể trở thành từ láy được. Kết hợp tiêu chí về số lượng tiếng với cách láy, có thể phân loại từ láy bao gồm: từ láy hai tiếng (cũng gọi là từ láy đôi), láy ba tiếng và từ láy bốn tiếng. Trong từ láy đôi có láy hoàn toàn và láy bộ phận. Từ láy hoàn toàn là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tố như: ầm ầm, ào ào, oang oang, chiêm chiếp. Từ láy bộ phận là những từ láy có sự khác nhau hay ở âm đầu hay ở âm chính, thanh điệu bao giờ cũng trùng nhau. Ví dụ như: lún phún, lúng túng, ngô nghê. Trong tiếng Việt hình thức láy ba, láy tư không nhiều, thậm chí nhiều trường hợp được xây dựng trên cơ sở các từ láy đôi bộ phận .
Việc sử dụng các từ láy là rất hữu ích cho trẻ. Bởi lẽ, trong cách nói năng hay miêu tả, từ láy sẽ góp phần làm cụ thể hóa đối tượng chúng ta muốn con trẻ hướng đến. Không những thế, còn làm tăng vốn từ cho các em, tăng khả năng phát âm và tăng khả năng nhận thức cho các trẻ.
PHẦN II
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGÔN NGỮ THƠ PHẠM HỔ
1. Đặc điểm thơ Phạm Hổ
1.1. Hệ thống đối tượng miêu tả
Bất cứ một ngành nghệ thuật nào cũng đòi hỏi sự sáng tạo, bởi lẽ sự khắc nghiệt của thời gian không cho phép những tác phẩm không có “cái tôi”, không có dấu ấn, được tồn tại. Thi ca cũng là một trong số những ngành nghệ thuật luôn đòi hỏi sức sáng tạo từ những ngòi bút. Sáng tác thi ca đã khó, nhưng viết thơ cho thiếu nhi còn khó hơn. Thế giới của các em phong phú, luôn đầy ắp những bất ngờ thú vị, tâm hồn các em luôn khao khát hướng ra thế giới muôn màu sắc bên ngoài. Viết thơ cho thiếu nhi là một mảnh đất màu mỡ cho những ai yêu thích con trẻ cầm bút. Nhưng điều tưởng chừng rất dễ ấy lại khó thực hiện biết bao. Bởi lẽ nhận thức, suy nghĩ của trẻ còn hạn chế, làm thế nào để trẻ chấp nhận, yêu thích những sáng tác của mình điều ấy phụ thuộc vào tài năng người nghệ sỹ. Thơ cho thiếu nhi có nhiều, nhưng đứng được với thời gian, con số ấy không nhiều. Phạm Hổ nhà thơ đã dành cả cuộc đời mình để đem lại niềm vui cho các em - là một trong số ít những nhà thơ mà tiếng thơ của ông có ảnh hưởng khá lớn đến các em thiếu nhi.
Chúng tui đã tiến hành khẻo sát 104 bài thơ vioết cho thiếu nhi của Phạm Hổ và nhận thấy cả một thế giới phong phú đa dạng biết bao đang hiện dần ra trước mắt mình. Này đây là “ngôn ngữ bạn ồn ào”, “ngôn ngưqx người bạn im lặng”, “này đây là chú vịt bông” rất đỗi dễ thương, này đây là “những người bạn nhỏ” xinh xắn, rồi sau đó là cả một không gian rộng với đất nước Việt Nam tươi đẹp, với những người “em thích em yêu”. Ngòi bút giản dị nhưng tinh tế của Phạm Hổ đã cung cấp cho các em những hiểu biết giản dị và cơ bản nhất về thế giới vạn vật xung quanh. Đó là thế giới của các loài quả như: quả "Khế", quả "na", quả dứa...,các loài vật đáng yêu "gà con và quả trứng", "Ngỗng và vịt"... Đến với thơ Phạm Hổ các em như được bước vào một không gian rực rỡ sắc màu, tràn ngập âm thanh. Nghệ thuật mô phỏng âm thanh tự nhiên đã làm cho không gian trong thơ Phạm Hổ đầy chất sống. Trẻ thơ tiếp xúc với thế giới xung quanh bằng các giác quan của mình, các em lắng nghe, quan sát, sờ mó, để được thấy, được biết, được hiểu và ghi nhận những âm thanh, những hình ảnh từ thế giới bên ngoài vào trong tâm hồn mình. Phạm Hổ hiểu được điều đó và ông đã bước những bước chân với những nhịp tuyệt vời để đưa vào trong thơ mình những âm thanh sống động của cuộc sống đó là cách tác động trực tiếp, mạnh mẽ nhất tới giác quan của trẻ nhỏ. Qua đó các em có thể nghe thấy rất nhiều tiếng động tiếng kêu, hình dung được nhiều động, tác hành động được miêu tả trong bài. Đây là tiếng "ấm và chảo", kia là tiếng còi tí...te,tí...te của "Xe chữa cháy".
Thơ Phạm Hổ không chỉ tái hiện một thế giới mới lạ với vô vàn điều lý thú trước mắt các em nhỏ, mà thơ ông còn đáp ứng những mong muốn, n...