Placido

New Member

Download Đề tài Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh miễn phí​




CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHẦN MỀM VILIS TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
1.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, do đó công tác quản lý đất đai được xem trọng hàng đầu vì đất đai là một dạng tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên cơ bản. Sự tăng trưởng về dân số, các loại hình sử dụng đất làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng phức tạp về tính chất và khối lượng dữ liệu. Nhưng thực tế công tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu (về đo đạc bản đồ, HSĐC, chuyển bản đồ địa chính (BĐĐC) về bản đồ số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh . . .).
Trước đây, công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn do điều kiện kỹ thuật tin học, máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, kinh phí và cán bộ chuyên trách còn thiếu cho nên công việc này triển khai theo công nghệ cổ truyền, tức là quản lý bằng sổ sách, bằng bản đồ giấy Do đó dẫn đến nhiều nhược điểm như: BĐĐC và HSĐC không thống nhất, cập nhật chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn, lưu trữ hồ sơ phức tạp, tìm kiếm thông tin khó khăn, tốn nhiều thời gian
Hiện nay khối lượng thông tin và dữ liệu thông tin đất đai vô cùng lớn, cần đảm bảo độ chính xác cao, truy cập nhanh chóng. Do vậy tin học hoá công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai hiện nay. Cơ sở dữ liệu đất đai được nhà nước xem là một dữ liệu chính của quốc gia, do vậy việc áp dụng tin học vào quản lý thông tin đất đai là hết sức cần thiết và cấp bách, để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã đạt được những thành công. Tại những quốc gia này công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý đất đai trở nên dễ dàng, nhanh chóng và người dân có thể biết được những thông tin khi cần thiết. Hyunrai Kim, giám đốc của Bộ phận Quản lý đất đai của thành phố Seoul (Hàn Quốc) nói rằng: “Bằng các công cụ của Hệ thống dịch vụ thông tin nhà đất, cư dân thành phố có thể nhận được các thông tin đất đai một cách dễ dàng tại nhà. Họ không phải đến văn phòng, nơi mà nằm cách xa nhà họ”. (Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Địa Lý, ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh)
Tại Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai LMIS (Land Manage Information System) vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai. Cơ sở dữ liệu của LMIS bao gồm một lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, hồ sơ địa chính và vùng sử dụng đất. Trong các trường hợp trước đây, có nhiều phòng ban tại một địa phương tự quản lý và đưa ra các thông tin sở hữu và đất đai trùng lắp hay tương tự như nhau, điều này dẫn đến sự không thống nhất của thông tin. Với một lượng lớn đất đai được giao cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm soát chúng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, điều này đã dẫn đến quyết định phát triển một cách chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quản lý đất đai cho các khu vực tư nhân và công cộng. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm khắc phục những vấn đề trên. Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết được các vấn đề. Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ sở dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề không trùng khớp với nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bị mòn theo thời gian hay do những người không có chuyên môn thực hiện việc số hoá dữ liệu. Thêm vào đó, một vài đối tượng trên các bản đồ không được sắp xếp một cách thích hợp. Điều này xảy ra bởi các bản đồ địa hình, địa chính và sử dụng đất được tạo ra theo các tham chiếu không gian khác nhau. Ngoài ra, các bản đồ khu vực sử dụng đất đều dựa trên các bản đồ sai. Các bản đồ giấy đã được vẽ theo nhiều tỷ lệ khác nhau và mối quan hệ giữa các các khu vực sử dụng đất cũng không được định rõ.


Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng . . . Đất đai đóng một vai trò quan trọng đến sự phát trển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. (Lê Quang Trí, 2001).

Chính vì vậy, công tác quản lý nguồn thông tin đất đai là một trong những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của mỗi quốc gia.

Trong sự phát triển của đất nước hiện nay hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai ngày càng phong phú và đa dạng, nguồn thông tin đất đai ngày càng phức tạp. Do đó, đòi hỏi cần xây dựng một hệ thống quản lý thông tin đáp ứng đầy đủ những nhu cầu về tính chặt chẽ, ổn định; cập nhật, chỉnh sửa một cách nhanh chóng và chính xác, tăng cường khả năng khai thác nguồn thông tin đất đai.

Trên thế giới, khả năng thiết lập các hệ thống thông tin của các quốc gia dựa vào công nghệ riêng của mỗi quốc gia nên rất đa dạng, phong phú mang những đặc trưng riêng cho từng quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình một hệ thống thông tin đất đai riêng và đều thành công trên những hệ thống đó như: Hệ thống GIS của Cannada, Đức, hệ LMIS của Hàn Quốc, LDBS của Thụy Điển, hệ INFOCAM của hãng Wild Thuỵ sĩ . . . Các hệ thống này đều rất hiện đại nhưng do đặc thù của mỗi quốc gia nên không thể áp dụng dễ dàng ở nước ta. Vì vậy, Việt Nam đang cố gắng xây dựng một phần mềm thống nhất để hỗ trợ trong công tác quản lý đất đai. Trước đây đã có nhiều phần mềm ứng dụng hỗ trợ tốt trong công tác quản lý đất đai và cũng có nhiều chức năng ưu việt. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của xã hội và sự hoạt động của con người trong quá trình sử dụng đất ngày càng phong phú và đa dạng nên nhiều phần mềm đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong quá trình quản lý.

Nhiều phần mềm như MAPINFO, MICROSTATION, FAMIS, CADDB, . . . đang được sử dụng ở một số cơ quan như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường một số địa phương . . . các phần mềm này là những công cụ khá mạnh, đáp ứng chỉ được một số yêu cầu trong công tác quản lý thông tin đất đai.

Như vậy vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có được một hệ thống phần mềm vừa đáp ứng các nhiệm vụ cụ thể trong công tác quản lý đất đai như: dễ sử dụng, chi phí thấp, hiệu quả sử dụng cao; đồng thời cũng là một hệ phần mềm chuẩn được phổ dụng trên toàn quốc.

Vì vậy, để đáp ứng những nhu cầu đặt ra Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã xây dựng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai. Phần mềm VILIS của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mới ban hành là một phần mềm đa mục tiêu, có khả năng xử lý nhanh, mạnh và chính xác, đạt hiệu quả cao trong quản lý hồ sơ địa chính (HSĐC). Do đó với đề tài: “Bước đầu nghiên cứu quy trình và hiệu quả của việc áp dụng phần mềm ViLIS trong quản lý thông tin đất đai tại thành phố Cao Lãnh” nhằm tìm ra cách sử dụng và quản lý phần mềm ViLIS tối ưu nhất trong lĩnh vực đất đai.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH VÀ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ÁP DỤNG PHẦN MỀM VILIS TRONG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

1.1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, do đó công tác quản lý đất đai được xem trọng hàng đầu vì đất đai là một dạng tư liệu sản xuất đặc biệt, là tài nguyên cơ bản. Sự tăng trưởng về dân số, các loại hình sử dụng đất làm cho công tác quản lý đất đai ngày càng phức tạp về tính chất và khối lượng dữ liệu. Nhưng thực tế công tác quản lý đất đai còn chưa đáp ứng được yêu cầu (về đo đạc bản đồ, HSĐC, chuyển bản đồ địa chính (BĐĐC) về bản đồ số, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh . . .).

Trước đây, công tác quản lý đất đai gặp nhiều khó khăn do điều kiện kỹ thuật tin học, máy móc, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, kinh phí và cán bộ chuyên trách còn thiếu cho nên công việc này triển khai theo công nghệ cổ truyền, tức là quản lý bằng sổ sách, bằng bản đồ giấy… Do đó dẫn đến nhiều nhược điểm như: BĐĐC và HSĐC không thống nhất, cập nhật chỉnh lý biến động gặp nhiều khó khăn, lưu trữ hồ sơ phức tạp, tìm kiếm thông tin khó khăn, tốn nhiều thời gian…

Hiện nay khối lượng thông tin và dữ liệu thông tin đất đai vô cùng lớn, cần đảm bảo độ chính xác cao, truy cập nhanh chóng. Do vậy tin học hoá công tác quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai hiện nay. Cơ sở dữ liệu đất đai được nhà nước xem là một dữ liệu chính của quốc gia, do vậy việc áp dụng tin học vào quản lý thông tin đất đai là hết sức cần thiết và cấp bách, để xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất cho các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai và đã đạt được những thành công. Tại những quốc gia này công nghệ thông tin đã giúp cho việc quản lý đất đai trở nên dễ dàng, nhanh chóng và người dân có thể biết được những thông tin khi cần thiết. Hyunrai Kim, giám đốc của Bộ phận Quản lý đất đai của thành phố Seoul (Hàn Quốc) nói rằng: “Bằng các công cụ của Hệ thống dịch vụ thông tin nhà đất, cư dân thành phố có thể nhận được các thông tin đất đai một cách dễ dàng tại nhà. Họ không phải đến văn phòng, nơi mà nằm cách xa nhà họ”. (Trung tâm Công Nghệ Thông Tin Địa Lý, ĐH Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh)

Tại Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin quản lý đất đai LMIS (Land Manage Information System) vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thông tin đất đai, tăng hiệu quả cho quản lý đất công, và hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai. Cơ sở dữ liệu của LMIS bao gồm một lượng lớn dữ liệu không gian như các bản đồ địa hình, hồ sơ địa chính và vùng sử dụng đất. Trong các trường hợp trước đây, có nhiều phòng ban tại một địa phương tự quản lý và đưa ra các thông tin sở hữu và đất đai trùng lắp hay tương tự như nhau, điều này dẫn đến sự không thống nhất của thông tin. Với một lượng lớn đất đai được giao cho mỗi địa phương, việc quản lý và kiểm soát chúng nảy sinh nhiều vấn đề bất cập, điều này đã dẫn đến quyết định phát triển một cách chia sẻ dữ liệu và thông tin trong quản lý đất đai cho các khu vực tư nhân và công cộng. Vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm khắc phục những vấn đề trên. Dự án đầu tiên được đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết được các vấn đề. Khi các mảnh bản đồ độc lập được số hoá vào trong cơ sở dữ liệu, thỉnh thoảng các đường biên của các mảnh bản đồ gần kề không trùng khớp với nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn được mở rộng, thu nhỏ lại, bị mòn theo thời gian hay do những người không...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Kết quả bước đầu nghiên cứu kỹ thuật gieo trồng cây Hoàng tinh hoa đỏ (Polygonatum kingianum Coll. ex Hemsl) từ hạt Khoa học Tự nhiên 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Nghiên cứu tổng hợp oxit nano MnAl2O4, CoAl2O4 và bước đầu thăm dò ứng dụng của chúng Luận văn Sư phạm 0
L Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 Luận văn Kinh tế 2
S Bước đầu nghiên cứu khu hệ Lưỡng cư, Bò sát ở xã Kháng Nhật, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Khoa học Tự nhiên 0
B Bước đầu nghiên cứu phương pháp tính phí bảo vệ môi trường đối với công ty Giấy Hải Phòng (HAPACO) Kiến trúc, xây dựng 0
H Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây Luận văn Kinh tế 0
J Bước đầu nghiên cứu, áp dụng sản xuất sạch hơn cho việc giảm thiểu chất thải tại nhà máy Nhuộm Công ty dệt Nam Định Luận văn Kinh tế 2
R Bước đầu nghiên cứu phân loại chi càng cua (Peperomia Ruiz & Pav. 1794) ở Việt Nam Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top