Bước 1: Vẽ sơ đồ phả hệ.
Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hay làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.
Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.
– Để làm được bước này cần chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).
– Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
– Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
– Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).
– Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hay không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hay chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hay họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
—————
Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hay chết cùng hay di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 1:
Có người chết trước hay chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.
Trường hợp 2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật
– Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005.
– Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.
– Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hay chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1
Ví dụ này sẽ nêu lên cách chia thừa kế theo pháp luật.
Giải:
– Sơ đồ phả hệ:
– Xác định di sản của A và C.
Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu.
– Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu (theo luật thừa kế kế vị).
Vậy:
B = D = 100 triệu (ngoài ra B còn 300 triệu)
C1 = C2 = 50 triệu.
Ví dụ 2
Ví dụ chia thừa kế theo di chúc.
Giải:
– Sơ đồ phả hệ.
– Xác định tài sản của A
Do A và B có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Do A và Q có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Vậy tổng cộng A có 400 triệu.
– Do A có đểu lại di chúc hợp pháp, chuyển toàn bộ tài sản cho B và C, D, E nên mỗi người sẽ được 400 / 4 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C chết cùng thời điểm với A nên 100 triệu của C sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được thừa kế là. B, C, D, E và P (hàng thừa kế thứ nhất) và mỗi người được 100 / 5 = 20 triệu. Do C đã chết nên 20 triệu của C sẽ được chuyển cho 2 con X và Y, mỗi người có 10 triệu.
Khi đó:
B = D = E = 100 + 20 = 120 triệu. (Ngoài ra B còn 200 triệu là 1 nửa chung với A).
P = 20 triệu
X = Y = 10 triệu.
Do tại thời điểm A chết, P chưa đủ 18 tuổi nên P là đối tượng thuộc diện của luật 669 và P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Giả sử ban đầu chia theo pháp luật, sẽ có 5 người được hưởng thừa kế là B, C, D, E và P (Phần của C sẽ được X và Y nhận theo kế thừa kế vị). Mỗi người được hưởng 400 / 5 = 80 triệu. Do đó P số tiền P nhận được là 2 / 3 * 80 = 53,33 triệu. Như vậy mọi người (B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 53,33 – 20 = 33,33 triệu.
Theo như tỷ lệ trên ta tính được B:C:E = 120:20:120:120. Do đó:
B, D, E mỗi người cần cần trích ra 33,33 * (120/380) = 10,53 triệu.
C (X+Y) cần trích ra 33,33 * (20/380) = 1,75 triệu.
Vậy cuối cùng ta có:
B = D = E = 120 – 10,53 = 109,47 triệu. (B còn 200 triệu nữa).
X = Y = (20 – 1,75) / 2 = 9,125 triệu.
F = 53,33 triệu.
Q = 200 triệu.
Tổng số tiền là: 109,47 * 3 + 200 + 9,125 * 2 + 53,33 + 200 = 799,99 triệu (Do làm tròn số).
Ví dụ 3
Giải
– Sơ đồ phả hệ:
– Tại thời điểm D chết. D có 100 triệu.
– Do D không có di chúc nên tài sản của D sẽ chia theo pháp luật cho 5 người (A, B, E, F, G) mỗi người 20 triệu.
– Khi đó:
A = B = 120 (1/2 của 240) + 20 = 140 triệu.
E = F = G = 20 triệu.
– Tại thời điểm B chết B có 140 triệu.
– Do B có di chúc nên ta phải chia theo di chúc là G được 1/3 căn nhà = 1/3 * 240 = 80 triệu. B còn 140 – 80 = 60 triệu không nhắc tới. Nó sẽ được chia theo pháp luật. 60 triệu này chia theo pháp luật thì A, C, D sẽ được hưởng mỗi người 20 triệu. Do D chết rồi nên 20 triệu này sẽ được chia đều cho E và F theo kế thừa kế vị.
Khi đó:
A và C được nhận thêm 20 triệu
G = được nhận thêm 80 = 100 triệu.
Do C bị tàn tật và A không được nhắc đến trong di chúc của B nên C và A là đối tượng thuộc diện trong luật 669. Do vậy A và C sẽ được nhận đủ 2/3 số tài sản của 1 người khi chia theo pháp luật.
Giả sử ban đầu tài sản của B chia theo pháp luật. Khi đó có 3 người là B, C, D nhận được, mỗi người được 140 / 3 = 46,67 triệu. Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 triệu như trên. Khi đó ta cần chia lại như sau:
Số tiền của B còn lại sau khi chia cho A và C là 140 – (31,11 * 2) = 77,78 triệu. Do 77,78 còn lại của B ít hơn 80 triệu mà G được nhận theo di chúc nên toàn bộ 77,78 triệu thuộc về G.
Vậy:
A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu
C = 31,11 triệu
E = F = 20 triệu
G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.
Đây là bước không cần thiết trong khi làm bài thi nhưng bạn nên làm hay làm ra nháp để có thể thấy một cách tổng quan về quan hệ giữa các đối tượng trong đề bài, tránh bỏ xót đối tượng khi chia tài sản.
Bước 2: Xác định di sản người chết để lại.
– Để làm được bước này cần chú ý đến, người chết là người độc thân hay đã kết hôn, nếu đã kết hôn thì cần xem tài sản nào là tài sản riêng, tài sản nào là tài sản chung, phần tài sản chung thì pháp áp dụng nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng theo quy định tại Điều 95 Luật Hôn nhân gia đình ( về nguyên tắc là chia đôi).
– Các nghĩa vụ người chết để lại: Thông thường trong các bài tập chia thừa kế thì có phần chi phí mai táng, chi phí này sẽ được trừ vào số di sản của người chết.
– Các khối tài sản khác của người chết có được: Có thể người nhận được một phần di sản thừa kế của người khác trong cùng một tình huống, vì vậy cần chú ý để cộng thêm khoản này vào khối di sản.
Bước 3: Xác định có di chúc hay không? Di chúc có hợp pháp hay không? Có hiệu lực toàn bộ hay một phần?
– Để làm được bước này bạn cần xem dữ kiện bài ra xem có di chúc để lại hay không? Nếu có thì bạn phải xem di chúc đó có hợp pháp về mặt nội dung và hình thức theo quy định của pháp luật hay không? Tham khảo Điều 652 BLDS. Xem trong những người nhận thừa kế còn sống tại thời điểm mở thừa kế hay không? ( đối với cá nhân), còn tồn tại hay không? ( đối với tổ chức).
– Nếu sau khi xem xét thấy có di chúc hợp pháp thì chia thừa kế theo di chúc, nếu không có di chúc thì chia theo pháp luật. Tùy trường hợp cụ thể cần xem xét di chúc đã định đoạt hết toàn bộ di sản hay chưa? Nếu có phần chưa được định đoạt hay không có hiệu lực thì phải tiếp tục chia theo pháp luật.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo di chúc
Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hay chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hay họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hay cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hay mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
—————
Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hay chết cùng hay di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp 1:
Có người chết trước hay chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị ( Điều 677) trong trường hợp này.
Trường hợp 2:
Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế. Vấn đề là lấy phần còn thiếu này từ đâu thì hiện tại vẫn tồn tại 02 quan điểm:
Quan điểm 1: Lấy theo tỉ lệ của những người thừa kế theo di chúc.
Quan điểm 2: Lấy theo tỉ lệ của những người được hưởng thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
Trong bài viết này, mình sẽ làm theo quan điểm thứ 2.
Những lưu ý khi chia thừa kế theo pháp luật
– Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.
các bạn tham khảo Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005.
– Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 BLDS.
– Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hay chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”. Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị.
Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1
Ví dụ này sẽ nêu lên cách chia thừa kế theo pháp luật.
A kết hôn với B và có 2 con là C và D.
C lấy E có 2 con là C1 và C2.
D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết A và B có chung 600 triệu.
C lấy E có 2 con là C1 và C2.
D lấy F có 2 con là D1 và D2. Khi tham gia giao thông, A và C bị tai nạn và qua đời, cả 2 người đều không có di chúc trước khi chết. Hãy chia tài sản của gia đình biết A và B có chung 600 triệu.
Giải:
– Sơ đồ phả hệ:
– Xác định di sản của A và C.
Do A và B có chung 400 triệu => A có 600 / 2 = 300 triệu.
– Do A không có di chúc nên toàn bộ 200 triệu của A sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được hưởng thừa kế là B, C, D. Mỗi người được 300 / 3 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C và A chết cùng thời điểm nên 100 triệu mà C nhận được từ A sẽ được chuyển cho C1 và C2, mỗi người được 100 / 2 = 50 triệu (theo luật thừa kế kế vị).
Vậy:
B = D = 100 triệu (ngoài ra B còn 300 triệu)
C1 = C2 = 50 triệu.
Ví dụ 2
Ví dụ chia thừa kế theo di chúc.
Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.
C có vơ là M và có con là X và Y.
D có vơ là N và có con là K và H.
Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400 triệu.
Giải:
– Sơ đồ phả hệ.
– Xác định tài sản của A
Do A và B có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Do A và Q có chung 400 triệu nên A sẽ có 200 triệu từ đây. Vậy tổng cộng A có 400 triệu.
– Do A có đểu lại di chúc hợp pháp, chuyển toàn bộ tài sản cho B và C, D, E nên mỗi người sẽ được 400 / 4 = 100 triệu.
Tuy nhiên do C chết cùng thời điểm với A nên 100 triệu của C sẽ được chia theo pháp luật. Theo đó những người được thừa kế là. B, C, D, E và P (hàng thừa kế thứ nhất) và mỗi người được 100 / 5 = 20 triệu. Do C đã chết nên 20 triệu của C sẽ được chuyển cho 2 con X và Y, mỗi người có 10 triệu.
Khi đó:
B = D = E = 100 + 20 = 120 triệu. (Ngoài ra B còn 200 triệu là 1 nửa chung với A).
P = 20 triệu
X = Y = 10 triệu.
Do tại thời điểm A chết, P chưa đủ 18 tuổi nên P là đối tượng thuộc diện của luật 669 và P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.
Giả sử ban đầu chia theo pháp luật, sẽ có 5 người được hưởng thừa kế là B, C, D, E và P (Phần của C sẽ được X và Y nhận theo kế thừa kế vị). Mỗi người được hưởng 400 / 5 = 80 triệu. Do đó P số tiền P nhận được là 2 / 3 * 80 = 53,33 triệu. Như vậy mọi người (B, C, D, E) sẽ phải trích lại cho P một khoản 53,33 – 20 = 33,33 triệu.
Theo như tỷ lệ trên ta tính được B:C:E = 120:20:120:120. Do đó:
B, D, E mỗi người cần cần trích ra 33,33 * (120/380) = 10,53 triệu.
C (X+Y) cần trích ra 33,33 * (20/380) = 1,75 triệu.
Vậy cuối cùng ta có:
B = D = E = 120 – 10,53 = 109,47 triệu. (B còn 200 triệu nữa).
X = Y = (20 – 1,75) / 2 = 9,125 triệu.
F = 53,33 triệu.
Q = 200 triệu.
Tổng số tiền là: 109,47 * 3 + 200 + 9,125 * 2 + 53,33 + 200 = 799,99 triệu (Do làm tròn số).
Ví dụ 3
Ông A kết hôn với bà B và có 2 con chung là C, D.
C bị bại liệt từ nhỏ. D có vợ là E và 2 con là F, G.
+ 2004, D bị bệnh chết.
+ 2/2006 bà B lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 căn nhà cho cháu nội là G huởng thừa kế.
+ 10/2006 bà B chết. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp biết rằng:
+ Tài sản riêng của D là 100 triệu
+ Căn nhà là tài sản chung của ông A và bà B trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà B đã chết.
C bị bại liệt từ nhỏ. D có vợ là E và 2 con là F, G.
+ 2004, D bị bệnh chết.
+ 2/2006 bà B lập di chúc hợp pháp để lại 1/3 căn nhà cho cháu nội là G huởng thừa kế.
+ 10/2006 bà B chết. Sau đó các bên xảy ra tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp biết rằng:
+ Tài sản riêng của D là 100 triệu
+ Căn nhà là tài sản chung của ông A và bà B trị giá 240 triệu. Cha mẹ bà B đã chết.
Giải
– Sơ đồ phả hệ:
– Tại thời điểm D chết. D có 100 triệu.
– Do D không có di chúc nên tài sản của D sẽ chia theo pháp luật cho 5 người (A, B, E, F, G) mỗi người 20 triệu.
– Khi đó:
A = B = 120 (1/2 của 240) + 20 = 140 triệu.
E = F = G = 20 triệu.
– Tại thời điểm B chết B có 140 triệu.
– Do B có di chúc nên ta phải chia theo di chúc là G được 1/3 căn nhà = 1/3 * 240 = 80 triệu. B còn 140 – 80 = 60 triệu không nhắc tới. Nó sẽ được chia theo pháp luật. 60 triệu này chia theo pháp luật thì A, C, D sẽ được hưởng mỗi người 20 triệu. Do D chết rồi nên 20 triệu này sẽ được chia đều cho E và F theo kế thừa kế vị.
Khi đó:
A và C được nhận thêm 20 triệu
G = được nhận thêm 80 = 100 triệu.
Do C bị tàn tật và A không được nhắc đến trong di chúc của B nên C và A là đối tượng thuộc diện trong luật 669. Do vậy A và C sẽ được nhận đủ 2/3 số tài sản của 1 người khi chia theo pháp luật.
Giả sử ban đầu tài sản của B chia theo pháp luật. Khi đó có 3 người là B, C, D nhận được, mỗi người được 140 / 3 = 46,67 triệu. Do đó A và C mỗi người phải được nhận đủ số tiền là 2 / 3 * 46,67 = 31,11 triệu > 20 triệu như trên. Khi đó ta cần chia lại như sau:
Số tiền của B còn lại sau khi chia cho A và C là 140 – (31,11 * 2) = 77,78 triệu. Do 77,78 còn lại của B ít hơn 80 triệu mà G được nhận theo di chúc nên toàn bộ 77,78 triệu thuộc về G.
Vậy:
A = 140 + 31,11 = 171,11 triệu
C = 31,11 triệu
E = F = 20 triệu
G = 20 + 77,78 = 97,78 triệu.