Download miễn phí Tiểu luận Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường
Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt ra như thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất. Đối tượng của loại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ. Nội dung của dịch vụ bao gồm cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nước của thành phố.
Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khác nhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổng các nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải (trừ chi phí xây dựng cơ bản). Mức phí có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộng với một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-12-27-tieu_luan_cac_cong_cu_quan_ly_tai_nguyen_moi_truong.rhSggki1kP.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-52460/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
PHẦN I. MỞ ĐẦUSức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp ... đã ngày càng làm cho cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và hậu quả cuối cùng là làm suy thoái chất lượng sống của cộng đồng. Do đó, bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên đã trở thành một vấn đề hết sức quan trọng, một trong những mục tiêu chính nằm trong các chính sách chiến lược của các quốc gia. Ngày nay, vấn đề môi trường đã nổi lên như một lĩnh vực kinh tế, được đề cập đến trong mọi hoạt động của xã hội, trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.
Một vấn đề được đặt ra cho các cấp quản lý, làm sao sử dụng nguồn tài nguyên môi trường được hợp lý và bền vững, không những đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ cân bằng quan hệ giữa môi trường với phát triển ở hiện tại mà còn đảm bảo cho các thế hệ tương lai.
Nhà nước với tư cách thay mặt chung cho toàn xã hội loài người, nhằm duy trì và sử dụng hợp lý các dạng tài nguyên môi trường cho sự phát triển nhân loại. Nhà nước với tư cách chung cho toàn xã hội sử dụng sức mạnh quyền lực và các truyền thống, tập quán của dân tộc để biến đường lối chỉ đạo của mình thành hiện thực thông qua việc hình thành một cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý, một cơ chế sử dụng nhân lực hữu hiệu. Với các công cụ quản lý, chính sách quản lý, các giải pháp quản lý thích hợp. Tạo ra và tận dụng các thời cơ, các quan hệ quốc tế để phát triển bền vững đất nước.
Trong giới hạn cho phép chúng tui tìm hiểu: “Các công cụ quản lý tài nguyên môi trường”.
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Khái niệm và phân loại công cụ quản lý môi trường
1.1. Khái niệm
Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững kinh tế xã hội.
1.2. Phân loại
1.2.1. Phân loại theo chức năng
Có thể phân ra 3 loại như sau:
Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật pháp và chính sách, thông qua đó nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác động mạnh mẽ tới việc phát sinh ra ô nhiễm.
Công cụ hành động: là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v... và công cụ kinh tế.
Công cụ phụ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hay không tác động trực tiếp tới hoạt động (GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường ).
1.2.2. Phân loại theo bản chất công cụ
Công cụ luật pháp chính sách: Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.
Công cụ kinh tế: Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường.
Công cụ kỹ thuật quản lý: Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào
Công cụ phụ trợ
2. Các công cụ luật pháp trong quản lý tài nguyên môi trường:
2.1. Luật môi trường
Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường là các văn bản về luật quốc tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn, loại trừ thiệt hại gây ra cho môi trường của từng quốc gia và môi trường ngoài phạm vi tàn phá quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, giữa các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế về "Môi trường con người" tổ chức năm 1972 tại Thụy Điển và sau Hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản về luật quốc tế được soạn thảo và ký kết. Cho đến nay đã có hàng nghìn các văn bản luật quốc tế về môi trường, trong đó nhiều văn bản đã được chính phủ Việt Nam tham gia ký kết.
Luật bảo vệ môi trường Việt Nam được Quốc hội thông qua 27/12/1993 và được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường.Luật gồm 15 chương. Nghị định 26/CP ngày 26/4/1996 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Bộ Luật hình sự, hàng loạt các thông tư, quy định, quyết định của các ngành chức năng về thực hiện luật môi trường đã được ban hành. Một số tiêu chuẩn môi trường chủ yếu được soạn thảo và thông qua. Nhiều khía cạnh bảo vệ môi trường được đề cập trong các văn bản khác như Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Phát triển và Bảo vệ rừng, Luật Bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, Pháp lệnh về đê điều, Pháp lệnh về việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Pháp luật bảo vệ các công trình giao thông.
Luật bảo vệ môi trường:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Tiêu chuẩn môi trường
Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác
Chương VIII: Quản lý chất thải
Chương IX: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường
Chương X: Quan trắc và thông tin về môi trường
Chương XI: Nguồn lực bảo vệ môi trường
Chương XII: Hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
Chương XIII: Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về bảo vệ môi trường
Chương XIV: Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường
Chương XV: Điều khoản thi hành
2.2. Chính sách môi trường
Chính sách môi trường là những chủ trương, biện pháp mang tính chiến lược, thời đoạn, giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ môi trường cụ thể. Nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước. Nội dung của chính sách có thể trình bày theo sơ đồ 1.
Chính sách môi trường cụ thể hoá Luật Bảo vệ Môi trường (trong nước) và các Công ước quốc tế về môi trường. Mỗi cấp quản lý hành chính đều có những chính sách môi trường riêng. Nó vừa cụ thể hoá luật pháp...