silly_isaiah
New Member
Download Các Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam miễn phí
Nước CHDCND Lào đã giải phóng từ năm 1975, đã từng bước tự phát triển nền kinh tế và mở cửa hòa nhập với bên ngoài. Khi đến ngày 17 tháng 10 năm 1994, nước CHDCND Lào đã gia nhập tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới và là thành viên chính thức của tổ chức ngày 17 tháng 01 năm 1995. Đây là lần đầu tiên khi nước CHDCND Lào gia nhập tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Mặc dù đã là thành viên chính thức, nước Lào vẫn chưa cam kết sử dụng Công ước quyền tác giả (WCT) và Công ước biểu diễn và ghi âm (WPPT) của tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO).
Vài năm tiếp theo, ngày 08 tháng 07 năm 1998 nước Lào tiếp tục tham gia vào Công ước Paris và là thành viên chính thực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 1998. Sau đó, gần đây nhất là ngày 14 tháng 03 năm 2006 tiếp tục gia nhập Hiệp ước Hợp tác Sáng chế ( Patent Cooperation Treaty), được công nhận là thành viên chính thức từ ngày 14 tháng 06 năm 2006.
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho
Tóm tắt nội dung:
Đề tài 2: Các Công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và sự gia nhập của nước CHDCND Lào và nước CHXHCN Việt Nam.Giới thiệu chung các công ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, con người đã tạo ra nhiều sản phẩm có tính mới và đặc trưng cá biệt của nó. Những sản phẩm này có được là do con người chúng ta sáng tạo ra nhằm mục đích khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh đó, bao nhiêu năm này các quốc gia trên thế giới cũng đã liên kết nhau thành một khối và đưa ra quy định đã được thống nhất áp dụng chung liên quan đến việc bảo hộ quyền lợi của những người sáng tạo ra sản phẩm mới trong nhiều ngành nghề khác nhau, cụ thể hơn là bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Nói về phạm vi của sở hữu trí tuệ là rất rộng, vì nó bao gồm cả bằng sáng chế, sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, nhãn hiệu, tên thương mại và thành phần khác. Quyêng tác giả được cá nước phát triển cũng như các nước đang và chậm phát triển coi như là một yếu tố quan trọng vì nó có phần đóng góp ít nhiều vào văn hóa và sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, nó còn là tại sản của quốc gia có thể đem lại lợi ích riêng cho tác giả và lợi ích chung cho xã hội nếu như chúng được bảo hộ trước hành vi vi phạm bản quyền của người khác. Tại đây, chỉ cần nói riêng về quyền tác giả và việc bảo hộ chúng thì hiện nay cũng đã có rất nhiều các văn bản pháp luật được ban hành và sử dụng trong mục đích bảo hộ quyền tác giả chẳng hạn như: các công ước, thỏa ước quốc tế liên quan đến quyền sử hữu trí tuệ do các tổ chức quốc tế hay khối liên minh chính phủ thống nhất đưa ra áp dụng và luật quốc gia của từng nước được áp dụng riêng trong phạm vi nước ban hành.