haison_haison

New Member
Đề tài Các giải pháp đảm bảo mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta

Download Đề tài Các giải pháp đảm bảo mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở nước ta miễn phí





Thực tế trước đổi mới, nhất là của hơn 10 năm tiến hành xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước ( 1975 - 1986), chứng tỏ rằng trong nền kinh tế mang đậm bản sắc nông dân - nông nghiệp, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề, mô hình phát triển gắn với cơ chế kế hoạch hoá tập trung có những khiếm khuyết lớn trong việc giải quyết các nhiệm vụ phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tuy đất nước có đạt được những thành tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải quyết đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triệt để trong cách phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn. Nhìn tổng quát, với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế Việt Nam vận động thiếu năng động và kém hiệu quả. Những mất cân đối và nguy cơ bất ổn định tiềm tàng trong đời sống kinh tế - xã hội bị tích nén lại. Tình trạng thiếu hụt kinh niên làm gia tăng các căng thẳng trong đời sống xã hội. Lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của Nhà nước giảm sút.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g thể tiến hành được nếu không có tư liệu sản xuất, nhưng nếu không có lao động của con người thì tư liệu sản xuất cũng không thể phát huy được tác dụng. Bởi vậy lao động sản xuất của con người giữ vai trò quyết định và mang tính sáng tạo. Toàn bộ sức lao động và tư liệu sản xuất được gọi là lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của một xã hội nhất định ở một thời kỳ nhất định. Lực lượng sản xuất là biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người và tự nhiên, biểu hiện trình độ sản xuất của con người, năng lực họat động thực tiễn của con người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chát. Lực lượng sản xuất là một hệ thống mà cấu trúc của nó bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất, kỹ năng lao động và thói quen của họ. Ngày nay khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, trở thành một bộ phận quan trọng hàng đầu của lực lượng sản xuất. Nhờ hoạt động sáng tạo của con người mà khoa học - công nghệ phát triển, đồng thời khoa học - công nghệ lại giúp cho hoạt động sản xuất đạt hiệu quả và năng suất lao động ngày càng cao.
Các yếu tố trong cấu trúc lực lượng sản xuất có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó con người là chủ thể. Lực lượng sản xuất phát triển từ thấp đến cao, từ thô sơ đến hiện đại. Trong thời đại ngày nay, dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, nhất là từ những năm 70 trở lại đây, người ta nói đến chiến lược phát triển đồng bộ tư liệu sản xuất tương ứng với người lao động hiện đại trong cấu trúc của lực lượng sản xuất. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ năng suất lao động xã hội trong từng thời kỳ, đây là tiêu chí quan trọng nhất và là tiêu chí chung nhất của tiến bộ xã hội.
Quan hệ sản xuất:
Nếu như lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa người với tự nhiên, phản ánh mặt kỹ thuật của sản xuất, thì quan hệ sản xuất biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất, phản ánh mặt xã hội của sản xuất. Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên , tác động vào giới tự nhiên, mà còn có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hơn nữa, chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự tác động vào tự nhiên. Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của sản xuất, biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu sau đây:
- Quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất: là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
vd: trong xã hội phong kiến địa chủ là người có sự sở hữu lớn nhất về tư liệu sản xuất (đất đai, phân bón, trâu bò…)
- Quan hệ tổ chức, quản lý: là quan hệ giữa người với người trong phân phối trao đổi sản phẩm xã hội.
vd: hình thức quản lý trong xã hội tư bản là sự hình thành những tập đoàn độc quyền lớn mạnh nhằm chi phối thị trường thế giới.
- Quan hệ phân phối, trao đổi: là quan hệ giữa người với người trong phân phối, trao đổi sản phẩm xã hội.
vd: sự phân phối trong xã hội phong kiến và tư bản là không công bằng (người làm nhiều hưởng ít và ngược lại) nên đã tạo ra những mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Với tư cách là một hệ thống, các mặt nói trên của quan hệ sản xuất, có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữa vai trò quyết định, chi phối quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi, đồng thời quan hệ tổ chức, quản lý và quan hệ phân phối, trao đổi cũng tác động trở lại quan hệ sở hữu. Quan hệ sản xuất trong thực tế không phải là quan hệ pháp lý, mà là quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu hiện thành các phạm trù và quy luật kinh tế. Con người không thể tự ý lựa chọn quan hệ sản xuất nói chung và quan hệ sở hữu nói riêng một cách chủ quan duy ý chí, mà phải tùy thuộc vào tính chất, trình độ phát triển của lực lượng của sản xuất xã hội… “Bất cứ một sự cải biến nào về mặt quan hệ sở hữu cùng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những lực lượng sản xuất mới” [2, trang 467].
Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
Sự kết hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hình thành cách sản xuất của xã hội. Lịch sử loài người đã trải qua các cách sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên cách sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là chủ nghĩa xã hộ. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt thống nhất của cách sản xuất có quan hệ mật thiết với nhau và tác động lẫn nhau. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất, khi trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất biến đổi thì sớm hay muộn, quan hệ sản xuất cũng biến đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất không hoàn toàn thụ động, mà có tác động trở lại với lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển khi nó phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trái lại, nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm lực lượng sản xuất khi nó đã lỗi thời, không phù hợp với lực lượng sản xuất.
Trong xã hội có giai cấp mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện ở mâu thũan giai cấp đối kháng. Giai cấp thống trị muốn duy trì quan hệ sản xuất vì lợi ích của nó, còn giai cấp tiến bộ tiêu biểu cho lực lượng sản xuất mới thì muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất lỗi thời, thiết lập quan hệ sản xuất mới để giải phóng lực lượng sản xuất. Mâu thuẫn đó tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp nổ ra cách mạng xã hội đẻ thay thế quan hệ sản xuất cũ lạc hậu bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn, dẫn đến sự ra đời của cách sản xuất cao hơn trong lịch sử. Vì vậy, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cũng thể hiện trong mâu thuẫn xã hội - chính trị.
PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
QUAN HỆ SẢN XUẤT
QUAN HỆ SỞ HỮU
QUAN HỆ QUẢN LÝ
QUAN HỆ PHÂN PHỐI
LAO ĐỘNG
TƯ LIỆU SẢN XUẤT
ĐỐI TƯỢNG LAO ĐỘNG
TƯ LIỆU LAO ĐỘNG
Ta có thể tóm tắt bằng sơ đồ như sau:
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN HỆ SẢN XUẤT
Giai đoạn từ 1975 - 1980:
Lực lượng sản xuất thấp kém, kinh tế nông nghiệp lạc hậu, đã có rất nhiều bài tham luận đề cập đến giai đoạn đầy khó khăn này, dưới đây là một vài trích dẫn tiêu biểu:
Từ 1975-1986: Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp. Sau khi miền Nam Việt Nam được hoàn toàn giải phóng (năm 1975) và đất nước thống nhất (năm 1976), bắt đầu ngay việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Kế hoạch này có nhiều điểm duy ý chí nên phần lớn chỉ tiêu đều không đạt. Sản xuất đình trệ, tăng trưởng chỉ đạt 0,4 %/ năm (kế hoạch là 13-14 %) trong khi tỷ lệ tăng dân số hàng năm trên 2,3 %. Tình trạng t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top