noen_2015

New Member
Download Luận văn Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Download Luận văn Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam miễn phí





Nắm được thông tin luôn là lợi thếkinh doanh trên TTCK. Hiện nay, không ít
các NĐT vẫn thiếu kỹnăng tìm kiếm và phân tích thông tin. Tuy nhiên, điều đáng
nói hơn là các kênh cung cấp thông tin liên quan đến thịtrường vẫn rất thiếu và việc
công bốthông tin chưa được chú trọng đúng mức khi các đối tượng liên quan mới chỉ
nhìn nhận dưới góc độnghĩa vụ. Cách đây không lâu có một mẩu tin đăng “vu vơ”
trên trang web có địa chỉ www.tintuconline.saleoff.com.vnnhưng nội dung rất đáng
chú ý: UBCKNN không phản đối việc phát hành CP đểtrảcổtức cho CTCP sản xuất
thương mại dịch vụPhú Phong. Trong diễn biến thịtrường lúc đó hết sức sôi động,
thông tin này đồng nghĩa với khảnăng “kích cầu” vì xu hướng săn lùng các CP có tin
chia thưởng hay phát hành thêm rất thịnh hành. Tuy nhiên, điều bất ngờlà chính
công ty Phú Phong ngày 24/05 lại gửi công văn đến TTGDCK Hà Nội để đính chính
với nội dung: Công ty chưa nộp bất kỳmột hồsơnào để đăng ký phát hành thêm CP
đểtrảcổtức cho cơquan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi TTGDCK Hà Nội có
thông báo chính thức thì trên trang website www.tintuconline.saleoff.com.vnlại có
thông báo đính chính rằng lỗi trên là “do một sựcốkỹthuật không đáng có từthông
tin thiếu chính xác nên đã nhầm lẫn giữa CTCP Thủy sản Minh Phú thành CTCP sản
xuất thương mại và dịch vụPhú Phong”. Những nguồn tin thiếu đảm bảo và sai sót
lớn nhưtrường hợp công ty Phú Phong trên đây hoàn toàn có thể đưa đến những
quyết định sai lầm của NĐT. Trước đó cũng có khá nhiều thông tin đồn thổi gây hại
lớn đến CP của DN và NĐT nhưvụNhà máy Nhiệt điện PhảLại bịcháy tổmáy,
giám đốc một DN lớn bịbắt, bỏtrốn, phong tỏa TK của ngân hàng, nhưng hầu hết
đều được xửlý chậm.



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

á rẻ. Vấn đề đã được rõ ràng: ai được lợi và ai bị tổn
thất từ các thông tin sai lệch trên.
2.2.3. Rủi ro về biến động giá và khả năng thanh khoản
Rủi ro biến động giá là một loại rủi ro đặc biệt. Nó đặc biệt bởi đây là một loại
rủi ro có thể biến NĐT thành triệu phú thậm chí tỷ phú ngày hôm nay nhưng cũng có
thể trở thành kẻ trắng tay ngày mai. CK có thể là tờ giấy có giá trị rất lớn ngày hôm
nay nhưng cũng có thể là tờ giấy không có giá trị ngày mai. Vì thế, những biến động
lớn về giá CK thường tạo ra làn sóng gây chấn động thị trường.
Bên cạnh lợi tức thu được định kỳ, NĐT còn có khả năng nhận được giá trị
tăng thêm do giá CK tăng, chúng ta dùng từ “khả năng” bởi vì giá CK có thể tăng
hay giảm. Nếu giá CK tăng thì tất nhiên NĐT sẽ được hưởng lợi nhuận tăng thêm,
nhưng nếu giá CK giảm thì NĐT phải gánh chịu tổn thất, đó là rủi ro về giá mà bất
kỳ thị trường nào cũng có.
Với tốc độ giảm giá CP như hiện nay, động thái của các NĐTNN được các
NĐT trong nước theo dõi sát sao hơn để thực hiện chiến thuật “luớt sóng”. Trong
thời gian gần đây, các mã CP có thị giá thấp được các NĐTNN đặc biệt quan tâm,
mức giá dao động và khối lượng giao dịch lớn tập trung nhiều ở nhóm các CP như
CII, BBT, BT6, DHA,… Chính điều này đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền với NĐT
trong nước. Các CP có thị giá thấp vừa được NĐTNN mua nhiều vào ngày hôm
trước, thì hôm sau khối lượng tăng vọt và mức giá cũng tăng theo. Xu hướng đầu tư
“bầy đàn” có đà phát triển. Tuy nhiên, việc chạy theo các NĐTNN không hề đơn
giản, có thể đem lại những rủi ro lớn cho NĐT trong nước. Chẳng hạn, sau một phiên
tăng giá theo kỳ vọng, NĐTNN sẽ bán ra, giá CP giảm trở lại, những NĐT “ăn theo”
phải “ôm” một số lượng lớn CP giá cao và phải tranh bán ở những phiên sau khi giá
tiếp tục giảm. Tình trạng bán tháo CP của NĐT trong nước sẽ làm giảm tính thanh
khoản của CP. Mặt khác, những CP có thị giá thấp còn có tiềm ẩn rủi ro khác là khối
lượng CP đặt mua, bán rất lớn, tạo tâm lý hoang mang cho NĐT khi theo dõi bảng
điện tử. Ví dụ, CP LBM có thị giá hơn 60.000 đồng/CP, dư mua và dư bán có phiên
lên đến vài trăm ngàn, nhưng khớp lệnh chỉ được hơn chục ngàn và khối lượng bán
ra bao giờ cũng gấp nhiều lần khối lượng mua vào.
Vấn đề khả năng thanh khoản của CK là vấn đề rất quan trọng trên TTCK. Rủi
ro về khả năng thanh khoản của CP trên TTCK Việt Nam hiện nay là khá cao. Tính
thanh khoản thấp của CP mà NĐT đang sở hữu có thể do CP đó khó và thậm chí
không thể bán được hay không được phép bán hay chuyển nhượng nhằm thu hồi
vốn đầu tư. Thật không may cho NĐT khi phải mua CP của một công ty có tình trạng
tài chính thiếu lành mạnh và triển vọng cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như khả
năng tiêu thụ sản phẩm thiếu hiệu quả vững chắc. Thậm chí, chỉ cần một sự thay đổi
nhân sự cấp cao trong công ty cũng có thể khiến giá CP đó sụt giảm và rủi ro đối với
NĐT sẽ là tối đa khi công ty phát hành CP bị phá sản và biến mất trên thương trường.
NĐT chứng khoán cũng có thể chịu rủi ro do “bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Thậm chí, việc sở hữu thuần túy các CP ưu đãi mà không được chuyển nhượng trong
thời hạn nhất định (thường từ 3-5 năm) cũng có thể khiến NĐT gặp rủi ro, nhất là khi
cần tiền để trả lãi vay ngân hàng hay muốn rút vốn về để đầu tư vào chỗ khác. Ngay
cả những CP tốt cũng không thể giữ vững được vị thế lâu dài trước sự biến động của
thị trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc NĐT chứng khoán có thể phải hứng
chịu cả hai thiệt hại dạng “khấu hao hữu hình” và “khấu hao vô hình” về giá trị và
tính thanh khoản của các CK đang nắm giữ.
Bên cạnh đó, qui mô giao dịch nhỏ cộng với số lần khớp lệnh trong ngày quá
ít cũng làm hạn chế tính thanh khoản của TTCK Việt Nam. Ngày 30/07/2007 vừa
qua, TTGDCK TP.HCM đã chính thức thực hiện khớp lệnh liên tục sau nhiều lần trì
hoãn. Hy vọng rằng, việc thực hiện khớp lệnh liên tục phần nào sẽ làm cho tính thanh
khoản của CP tăng lên.
2.2.4. Rủi ro về cơ chế chính sách của cơ quan quản lý
Đây là rủi ro tác động lớn nhất đến thu nhập của NĐT, bởi nó tác động đến
toàn thị trường và hầu như NĐT không thể chống đỡ được. Vấn đề gây tranh cãi nhất
trong thời gian qua là Chỉ thị 03 qui định về dư nợ cho vay CK và việc gia tăng tỷ lệ
dự trữ của các NHTM – một kênh dẫn vốn quan trọng cho TTCK Việt Nam.
Nếu như trước đây các cơ quan chức năng vịn vào việc thị trường còn mới,
chưa có kinh nghiệm điều hành, giám sát khi đưa ra các quyết định như tăng giảm
biên độ dao động từ 5% xuống còn 3% hay lên 7%. hay khống chế lệnh đặt mua ở
mức 3.000 CP đã gây ra cuộc “khủng hoảng” nghiêm trọng vào năm 2003 và phải
mất gần 3 năm sau thị trường mới sôi động trở lại. Tưởng chừng bài học đó sẽ không
còn lặp lại nữa nhưng những ngày cuối tháng 5/2007, các biện pháp điều tiết hành
chính của NHNN một lần nữa lại gây khó cho thị trường.
Quyết định 1141/QĐ-NHNN về tăng dự trữ bắt buộc lên gấp đôi (từ 5% lên
10%) và Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN về khống chế hạn mức cho vay đầu tư CK của
NH không vượt quá 3% tổng dư nợ đã đẩy NĐT ra xa ngân hàng nói riêng và TTCK
nói chung trong thời điểm thị trường có những đợt điều chỉnh giảm như hiện nay,
làm cho TTCK Việt Nam thêm phần ảm đạm. Khi chỉ thị 03 được ban hành, ngay lập
tức chiếc bình thông từ ngân hàng sang TTCK bị chặn lại, ngân hàng mất đi một
nguồn lợi lớn, NĐT thì lao đao khi mất đi nguồn tài trợ tài chính. Bên cạnh đó, cộng
với các nguồn cung không nhỏ từ các đợt IPO lớn và các đợt phát hành thêm dồn dập
làm cho cung – cầu mất cân đối, thị trường sụt giảm, thị giá CP mất đến 30% - 40%
vào thời điểm đen tối nhất của thị trường. Nếu trong tháng 6/2007, tổng mức vốn hóa
của cả 2 sàn Hà Nội và TP.HCM là 341.264 tỷ đồng thì đến tháng 7/2007 chỉ còn
315.271 tỷ đồng.
Đối với các NĐT, TTCK tụt dốc là nguyên nhân gây ra thua lỗ. Hiện nay, hầu
hết các NHTM cổ phần đều có tỷ lệ cho vay đầu tư CK vượt quá tỷ lệ theo qui định
của Chỉ thị 03, vì vậy các NH đã nhanh chóng thu hồi nợ của NĐT để tránh vượt quá
mức dư nợ theo qui định. Việc ngân hàng không gia hạn các khoản vay cho NĐT
chứng khoán từ đầu tháng 7/2007 mà yêu cầu khoản nợ phải tất toán ngay khi đáo
hạn khiến cho nhiều NĐT “ôm” CK bằng nguồn vốn vay ngân hàng “điêu đứng”.
Nhiều NĐT buộc phải nhanh chóng bán CP, rút vốn khỏi thị trường chấp nhận thua
lỗ để trả nợ NH bất chấp giá CP đang xuống bởi họ không còn cách lựa chọn nào
khác. Do đó, chúng ta có thể thấy tác động từ Chỉ thị 03/2007 của NHNN về việc
khống chế 3% dư nợ tín dụng ngân hàng đổ vào CK ngày càng rõ nét. Điều không
thể không nhìn nhận là nó đã làm cho TTCK không chỉ rớt giá mà tính thanh khoản
của các loại CP cũng đã rơi xuống ở mức thấp nhất trong vòng hai năm qua. Quá khứ
cho thấy nh...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top