vuvy_50kg

New Member
Download Đề tài Các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người cùng kiệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp thay thế phương tiện tự chế cho người cùng kiệt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh





MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan về phương tiện tự chế
1. .Phương tiện tự chế .1
2. Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo và hoạt động kinh tế
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .1
Vai trò của phương tiện tự chế đối với người nghèo .1
Vai trò của phương tiện tư chế đối với hoạt động kinh tế trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh .2
3. Tổng quan nghị quyết 32 và việc cấm lưu hành phương tiện tự chế .3
Tổng quan nghị quyết 32 .3
Cấm lưu hành phương tiện tự chế .4
Chương 2 : Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo và phương tiện tự chế
1. Những vấn đề kinh tế xã hội về người nghèo .5
2. Tình hình về phương tiện tự chế từ khi có nghị quyết 32 trên một số địa bàn
trong cả nước .8
2.1 Tại thành phố Hồ Chí Minh .8
2.2 Hà Nội: chỉ kiểm tra nhắc nhở 11
2.3 Cần Thơ: tịch thu bán phế liệu 11
2.4 Đà Nẵng: không dời thời hạn .11
2.5 Quảng Ngãi: cấm trên quốc lộ và đường đô thị .12
2.6 Thừa Thiên - Huế: xe chở rác vẫn được lưu hành .12
2.7 Bến Tre: vùng nông thôn vẫn cho phép .12
2.8 Tiền Giang: còn rất lúng túng .12
3. Những vấn đề đặt ra .13
3.1. Đối với chính phủ .13
3.1.1. Chính sách "sinh non", hậu quả lâu dài .13
3.1.2. Những chính sách, quyết định liên quan đến số đông và nhất là có liên
quan đến những nhóm yếu thế trong xã hội thì phải được suy nghĩ thật kỹ
lưỡng .17
3.1.3. Sau 30-6, phương tiện nào thay thế xe tự chế 17
3.1.4. Bằng lái cho người khuyết tật: Bao giờ .19
3.2. Đối với các cấp ngành 21
3.2.1 TP Hồ Chí Minh: Lúng túng trong việc cấm xe ba bánh, bốn bánh tự sản
xuất lưu thông 21
3.2.2 Khi nào có đề án chuyển đổi .23
3.2.3 Suốt 6 tháng, công luận hầu như im lặng .26
3.2.4 Một chính sách, mỗi nơi hiểu một khác 26
3.2.5 Suốt 6 tháng, các cơ quan quản lý đã làm gì .27
3.2.6 Suốt 6 tháng, doanh nghiệp ngủ quên 28
3.2.7 Đề nghị cho xe ba bánh được hoạt động ban ngày - Chỉ nên cấm trên
một số tuyến đường 29
3.3. Đối với người dân nói chung và những người dân nghèo trên địa bàn thành
phố nói riêng .29
3.3.1 Người nghèo vẫn khó .29
3.3.2 Giải pháp cho xe tự chế: Thiếu khả thi – Triển khai quá chậm .30
3.3.3 Xe lôi Trung Quốc tràn vào Việt Nam 33
Chương 3 : Các giải pháp
1. Chuyển đổi thế nào 36
2. Lại tiếp tục gia hạn 37
3. TP.HCM: đề xuất phương án chuyển đổi xe ba, bốn bánh tự chế 38
4. Vay vốn ở đâu .40
5. TPHCM đã giao Sở GTCC phối hợp với các sở, ngành, quận - huyện xây
dựng đề án chuyển đổi các loại xe 3-4 bánh tự chế đang lưu thông trên địa
bàn, trình UBND TP trong quý III/2008. Nội dung và thời gian thực hiện đề
án sau khi được TP duyệt sẽ công bố rộng rãi cho người dân biết và giám
sát việc thực hiện .43
6. Hai phương án .44
7. TP.HCM: Lộ trình thay thế xe 3, 4 bánh tự chế kéo dài đến hết 2009 .45
8. Chuyển đổi xe 3-4 bánh tự chế: Sẽ có cơ chế hỗ trợ chung cả nước .46



Để tải bản DOC Đầy Đủ xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.

Tóm tắt nội dung:

i có rất nhiều đơn vị
khác cũng có thể làm được. hay có thể chọn mẫu phương tiện tối ưu và công khai
để các thành phần kinh tế tham gia sản xuất thì khả năng sản xuất các phương tiện
thay thế sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Nếu tính toán các giải pháp ngay từ đầu thì có lẽ đã có mẫu thiết kế xe thay thế,
chứ không phải bây giờ mới bắt đầu nghiên cứu thiết kế. Trong khi đó, từ thiết kế
đến sản xuất hàng loạt phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi thời gian rất dài.
Mặt khác, trong lúc Nhà nước không đủ khả năng "ôm" quá nhiều việc mà nhu cầu
phát triển đang đòi hỏi cấp bách thì rất cần huy động các nguồn lực xã hội để cùng
giải quyết. Muốn kêu gọi các nguồn lực xã hội cùng cộng đồng trách nhiệm giải
quyết nhu cầu nào đó của xã hội thì Nhà nước phải nắm được xã hội có thể trợ
giúp cái gì, ở những khâu nào, mà con đường hiệu quả nhất là thông qua điều tra
xã hội học ngay từ bước đầu tiên. Từ đó mới có cơ sở kêu gọi và có chính sách
hợp lý để mọi thành phần kinh tế, các nhà khoa học, các tổ chức chính trị - xã
hội... có điều kiện tham gia.
3.1.2 Những chính sách, quyết định liên quan đến số đông và nhất là có liên
quan đến những nhóm yếu thế trong xã hội thì phải được suy nghĩ thật
kỹ lưỡng.
Mọi chính sách muốn thành công, muốn không bị phá sản thì phải đảm bảo được
tính khả thi, tính công bằng và tránh sự võ đoán. Một doanh nghiệp trước khi
muốn tung ra một sản phẩm mới thì họ phải nghiên cứu thị trường, thăm dò ý kiến
của người tiêu dùng. Không có lý do gì mà những chính sách của Nhà nước liên
quan đến đời sống dân sinh của hàng triệu người lại không được xây dựng trên cơ
sở của những khảo sát, nghiên cứu thực tiễn nơi những nhóm người có liên quan,
khảo sát những tác động mà chính sách có thể gây ra trên nhiều mặt của đời sống
xã hội.
Bên cạnh đó phải có những bước chuẩn bị cả về mặt kỹ thuật lẫn tâm lý để giúp
người dân thực thi được những quyết sách do Nhà nước ban hành. Không thể cứ
ban hành chính sách ra rồi để người dân "tự bơi" được.
Việc cấm xe ba, bốn bánh tự chế đã được ban hành từ lâu, nhưng suốt thời gian
"chờ đợi" đến hạn chót hình như chúng ta không có sự chuẩn bị nào để giúp những
nhóm người có liên quan có thể thực thi được chính sách đó (họ không thể tìm
được phương tiện thay thế). Vậy làm sao chính sách đi được vào cuộc sống?
Nếu chúng ta không tính đến tính khả thi trước khi đưa ra quyết định thì người dân
sẽ không chấp hành (hay chấp hành miễn cưỡng với nhiều thiệt thòi), điều này
dần dần tạo thói quen không chấp hành pháp luật trong người dân, làm ảnh hưởng
đến uy tín của các cơ quan nhà nước và hiệu lực hành chính sẽ bị bào mòn.
3.1.3 Sau 30-6, phương tiện nào thay thế xe tự chế?
Dù các loại xe tự chế 3, 4 bánh đã được UBND TPHCM gia hạn lưu hành đến 30-
6-2008 nhưng liệu trong 4 tháng còn lại có đủ để các sở, ban, ngành liên quan và
UBND các quận, huyện có phương án hỗ trợ chuyển đổi phương tiện hay nghề
nghiệp cho những người chạy các loại xe tự chế?
Sau 30-6, tiếp tục gia hạn?
Mặc dù xe tự chế không bị “khai tử” vào giờ chót, 1-3-2008, như quy định trước
đây của UBND TP nhưng cũng chỉ được gia hạn “sống” đến 30-6.
Nhớ lại thời điểm Chính phủ ban hành Nghị quyết 32 (tháng 6-2007) trong đó nêu
rõ: cấm các phương tiện tự chế 3, 4 bánh lưu thông từ 1-1-2008 và giao cho các bộ
ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố nghiên cứu phương tiện thay thế... thì
cũng phải đến 31-12-2007, một ngày trước khi quy định cấm xe tự chế lưu hành có
hiệu lực, UBND TPHCM mới triệu tập cuộc họp khẩn quyết định gia hạn thêm
thời gian cho từng loại phương tiện và chỉ cho phép chạy vào ban đêm.
Tiếp đó, UBNDTP đã chỉ đạo cho các sở ban ngành liên quan xây dựng đề án
chuyển đổi thay thế các loại xe tự chế trình UBNDTP trước ngày 20-2. Tuy nhiên,
đến chiều 28-2, báo cáo với UBNDTP, Ban xây dựng đề án trên chỉ mới nắm được
số liệu của 3/24 quận, huyện báo cáo về số lượng xe 3, 4 bánh tự chế và nhu cầu
chuyển đổi phương tiện, nghề nghiệp trên địa bàn.
Trước thực tế đó, Ban xây dựng đề án đã có văn bản kiến nghị UBNDTP xem xét
cho lùi thời hạn trình đề án đến cuối tháng 3-2008. Đến 29-2, trước tình thế không
thể không lùi, UBNDTP tiếp tục có công văn khẩn lùi thời hạn “khai tử” xe tự chế
đến 30-6 thay vì từ 1-3 như lần gia hạn trước đó.
Xét một cách khách quan, 4 tuần không phải là thời gian dài để hoàn thành một đề
án chuyển đổi phương tiện, chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn cho hàng ngàn người
trong khi chưa có được các số liệu khảo sát căn bản như số lượng xe tự chế trên
địa bàn, số hộ bị ảnh hưởng, nguồn vốn hỗ trợ từ đâu, đâu là phương tiện thay
thế… Một thành viên trong ban xây dựng đề án cũng thừa nhận, thời gian 1 tháng
để hoàn tất tất cả các công việc trên và cho ra một đề án tốt là điều không tưởng.
Một chuyên viên trong ngành phân tích: Cứ đánh giá là đề án chuyển đổi phương tiện
tự chế xây dựng đúng thời hạn 31-3, nhưng sau đó phải trình UBNDTP chỉnh sửa,
phê duyệt rồi triển khai đến các sở ngành, quận huyện. Việc triển khai bao gồm
hàng núi công việc: chuẩn bị nguồn vốn, chuẩn bị phương tiện, lập danh sách
người cần hỗ trợ rồi phân phát, chuyển giao v.v…
Với khối lượng công việc đó, 3 tháng còn lại là không thể đủ, nhất là việc triển
khai lại liên quan đến nhiều sở ngành như GTCC, LĐ-TBXH, hệ thống ngân hàng,
các quận huyện, đoàn thể… Mỗi nơi chậm một chút thì việc triển khai có khi phải
kéo dài đến 5-6 tháng nữa may ra mới kịp. Và như thế, sẽ lại vượt quá thời hạn
“khai tử” do UBNDTP quy định.
Chưa kể theo Nghị quyết 05 mới đây của Chính phủ, xe 3 bánh, kể cả xe nhập
khẩu sẽ không được đăng ký mới. Như vậy, người chạy xe tự chế muốn chuyển
đổi phương tiện bắt buộc phải sử dụng xe 4 bánh.
Mà sử dụng xe 4 bánh thì lại phải có bằng B2, mà để học và thi lấy bằng B2 phải
mất ít nhất 5 tháng. Với những trở ngại đó, dư luận đặt câu hỏi: Sau 30-6, người sử
dụng xe tự chế sử dụng phương tiện nào để tiếp tục mưu sinh hay đến thời hạn
trên, UBNDTP lại phải tiếp tục gia hạn?
3.1.4 Bằng lái cho người khuyết tật: Bao giờ?
Nghị quyết 05 của Chính phủ (ban hành ngày 4-2-2008) nêu rõ, chủ tịch UBND
các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng hoàn thành rà soát, ban hành
các quy định về điều kiện an toàn, đăng ký, cấp biển số các loại xe thô sơ theo quy
định trước ngày 30-6-2008 và không cấp phép mới cho lưu hành các loại xe cơ
giới ba bánh. Đối với các loại xe cơ giới ba bánh hiện có đang lưu hành thì ban
hành quy định cấm lưu hành (kể cả xe cơ giới ba bánh nhập khẩu) trong nội thành,
nội thị và các quốc lộ (trừ xe xích lô phục vụ du lịch, xe thu gom rác thải phục vụ
vệ sinh môi trường, xe làm phương tiện đi lại của thương binh, người tàn tật).
Trong các văn bản mới đây c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top