rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỞ ĐẦU
Cùng với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường chứng
khoán ra đời, tồn tại và phát triển như một điều tất yếu. Là một bộ phận của thị trường
tài chính có cơ chế hoạt động khá phức tạp nhưng những lợi ích to lớn mà nó đem lại
cho nền kinh tế là không thể phủ nhận được. Thị trường chứng khoán có vai trò như
một hệ thống khơi thông dòng chảy cho các nguồn vốn trong nền kinh tế. Vai trò này
càng trở nên hữu hiệu hơn đối với nền kinh tế đang trên đà phát triển do bản thân nó
chưa có một cơ chế huy động và sử dụng vốn hiệu quả, phù hợp với các quy luật của
nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, ẩn sau những lợi ích tích cực mà thị trường chứng
khoán mang lại, còn tồn tại những khía cạnh tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự
phát triển của thị trường chứng khoán nói riêng mà còn tác động đến sự phát triển
chung của toàn bộ nền kinh tế.

Bởi những lẽ đó, việc nghiên cứu những khía cạnh tiêu cực của thị trường chứng
khoán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn là vô cùng cần thiết.
Đó cũng chính là nội dung mà nhóm sẽ đề cập trong bài thảo luận dưới đây.

NHÓM 2

Page 2


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
I.1. Cơ sở hình thành thị trường chứng khoán
Lịch sử đã chứng minh rằng sự ra đời, tồn tại và phát triển thị trường chứng
khoán là sản phẩm tất yếu, khách quan của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị
trường. Nhìn chung, sự ra đời của thị trường chứng khoán ở các quốc gia đều bắt
nguồn từ 2 nguyên nhân cơ bản:
Thứ nhất, giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu vốn tiền tệ
Đây là nguyên nhân mang tính tiền đề cho sự xuất hiện của thị trường chứng
khoán.
Thực tế cho thấy, các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội, trước hết là Nhà nước
và các doanh nghiệp, vì những lí do khác nhau mà thường có nhu cầu huy động vốn để
bổ sung thiếu hụt ngân sách của mình. Cầu vốn là lượng vốn cần thiết để tiến hành quá
trình đầu tư, xây dựng và sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho một mục đích tiêu
dùng nào đó của các chủ thể trong nền kinh tế.
Đồng thời trong nền kinh tế - xã hội cũng luôn có cung vốn. Cung vốn là lượng
vốn hiện đang nhàn rỗi trong xã hội và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau,
hay cho tiêu dùng hay cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh.
Mỗi quốc gia nguồn cung vốn bao gồm: nguồn cung trong nước và nguồn cung
từ bên ngoài.
Nguồn cung trong nước: gồm nguồn cung tích lũy và nguồn cung cân đối tạm
thời.

- Nguồn cung tích lũy bao gồm tiết kiệm của dân chúng, lợi nhuận của các
doanh nghiệp, các quỹ chuyên dụng. Tùy theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi
nước mà nguồn cung từ tích lũy cao thấp khác nhau. Đây là nguồn cung có tính chất
lâu dài và tương đối ổn định.
- Nguồn cân đối tạm thời: Đây là nguồn cung vốn từ việc cân đối tạm thời các
nguồn tiền hay quỹ chưa sử dụng đến ngân sách hay của các doanh nghiệp,… Nguồn
vốn này mang tính chất tạm thời, không ổn định
NHÓM 2

Page 3


- Nguồn vốn từ bên ngoài: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tài chính – tiền tệ
quốc tế hay các quốc gia khác chuyển đến, thường là từ các nước phát triển sang các
nước chậm phát triển. Nguồn vốn này bao gồm: kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài,
đầu tư gián tiếp (đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay,…). Nguồn cung vốn từ bên
ngoài có quy mô lớn nhưng là nguồn cung không liên tục và cũng không ổn định vì nó
phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố khách quan bên ngoài hơn là các yếu tố chủ quan
trong phạm vi quốc gia.
Như vậy, cung – cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thực tế khách quan,
cần được giải quyết hợp lí và hiệu quả để tạo điều kiện cho nền kinh tế tồn tại và phát
triển. Trong xã hội hiện đại, việc giải quyết mâu thuẫn trong quan hệ tương quan giữa
cung và cầu vốn tiền tệ có thể thông qua tổ chức trung gian (ngân hàng, công ty tài
chính,…) hay thông qua hình thức chuyển giao tài chính trực tiếp – thị trường chứng
khoán. Đây là một trong những lí do mà thị trường này còn được gọi là thị trường vốn.
Với cơ chế hoạt động của thị trường vốn, lực lượng cung và cầu vốn tiền tệ có thể gặp
gỡ trực tiếp để đáp ứng nhu cầu của nhau. Nhờ vậy, mâu thuẫn được giải quyết.
Thứ hai, sự xuất hiện của các loại chứng khoán
Đây là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến sự xuất hiện của thị trường chứng
khoán.

- Về phía Nhà nước: Khi ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt, cũng có nghĩa là cầu
vốn về vốn tiền tệ xuất hiện. Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để
bù đắp thâm hụt đó như phát hành tiền, vay ngân hàng, tìm nguồn viện trợ,… Tuy
nhiên biện pháp tối ưu nhất đó là Nhà nước trực tiếp vay nợ của mọi tầng lớp dân cư
cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thức tín dụng Nhà nước, bằng
cách phát hành trái phiếu Chính phủ.
- Về phía doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể
thứ hai sau Nhà nước có nhu cầu lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ. Được chủ động
tạo vốn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả nhất, nghĩa là với chi phí
sử dụng vốn thấp nhất, ít rủi ro nhất. Biện pháp truyền thống là vay ngân hàng, bên
cạnh những ưu điểm còn bộc lộ những hạn chế nhất định về thủ tục, điều kiện cho vay,
…. Việc phát hành trái phiếu hay cổ phiếu mở ra khả năng tài trợ to lớn với những ưu
NHÓM 2

Page 4


điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống. Các loại cổ phiếu và trái phiếu do
công ty phát hành gọi là chứng khoán.
Như vậy, sự ra đời của các loại chứng khoán cũng như quá trình thương mại
hóa chúng vừa thỏa mãn yêu cầu của người có vốn và người cần vốn, vừa là cơ sở để
hình thành thị trường chứng khoán.
I.2. Khái niệm thị trường chứng khoán
- Thuật ngữ “thị trường” là một khái niệm cơ bản của thị trường chứng khoán,
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Hiểu một cách đơn giản, thị trường là nơi mua
bán trao đổi hàng hóa.
- Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người
sở hữu đối với phần vốn góp hay phần vốn vay của tổ chức phát hành.
- Thị trường chứng khoán là thị trường diễn ra các hoạt động phát hành, giao
dịch mau bán chứng khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp, khi

người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và
ở thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành từ thị
trường sơ cấp.
Như vậy, thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính, là nơi
diễn ra quá trình phát hành, mua bán các chứng khoán, đó là những chứng khoán nợ và
chứng khoán vốn. Bản chất của thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối
quan hệ cung - cầu về vốn đầu tư. Giá chứng khoán chứa đựng những thông tin về chi
phí vốn.
I.3. Đặc điểm của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là dạng thị trường trao đổi về vốn, nó mang các đặc
điểm sau:
- Thứ nhất, hàng hóa là các loại chứng khoán. Đó là công cụ chuyển tải giá trị
như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Chứng khoán
có những đặc điểm khác biệt so với hàng hóa thông thường. Nếu hàng hóa thông
thường có chức năng công dụng và người mua quan tâm đến mẫu mã, chất lượng thì

NHÓM 2

Page 5


chứng khoán không có chức năng riêng, người mua chỉ quan tâm đến chứng khoán thật
hay giả, khả năng sinh lợi và tiềm ẩn rủi ro như thế nào.
- Thứ hai, những người có khả năng cung ứng vốn có thể điều chuyển vốn trực
tiếp cho người cần vốn mà không cần qua các trung gian tài chính với tư cách là một
chủ thể riêng biệt, độc lập thực hiện huy động vốn để phân phối vốn nhằm đạt được
những lợi ích riêng.
- Thứ ba, hoạt động mua bán trên thị trường chứng khoán chủ yếu được thực
hiện qua người môi giới. Trên thị trường chứng khoán nhà đầu tư bằng những giác
quan thông thường khó có khả năng phân biệt được chứng khoán đó có đảm bảo yêu

cầu về mặt pháp lí cũng như chất lượng của chúng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi chính
đáng cho nhà đầu tư, đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động đúng pháp luật,
luật pháp các nước thường quy định hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường
có tổ chức phải thông qua trung gian, đó là những nhà môi giới được cấp phép là thành
viên giao dịch của thị trường đó.
- Thứ tư, thị trường chứng khoán gần với thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị
trường chứng khoán bao gồm nhiều bộ phận thị trường khác nhau, trong đó thị trường
tập trung là bộ phận trung tâm. Ở thị trường này tất cả mọi người đều tự do tham gia
mua và bán theo nguyên tắc hoạt động của thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên
thị trường chứng khoán, giá cả ở đây được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thị
trường và phản ánh các thông tin có liên quan đến chứng khoán.
- Thứ năm, thị trường chứng khoán là thị trường liên tục. Sau khi các chứng
khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần
trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán bảo đảm cho các nhà đầu tư có thể
chuyển các chứng khoán của họ nắm giữ thành tiền bất cứ lúc nào mà họ muốn.
Các đặc điểm trên đây là cơ sở để phân biệt sự khác nhau giữa thị trường chứng
khoán với các thị trường khác, đồng thời cũng là những điểm nhấn tạo sự hấp dẫn của
thị trường chứng khoán đối với các tổ chức phát hành, nhà đầu tư và kinh doanh chứng
khoán.

NHÓM 2

Page 6


I.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Trên thị trường chứng khoán bao gồm nhiều chủ thể khác nhau, thông thường
gồm có: tổ chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các tổ chức
phụ trợ, tổ chức quản lí thị trường chứng khoán.
- Tổ chức phát hành chứng khoán: là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy

động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Tổ chức phát hành là người cung cấp
chứng khoán - hàng hóa của thị trường chứng khoán. Bao gồm: Chính phủ và các cấp
chính quyền địa phương, doanh nghiệp, công ty quản lí quỹ đầu tư.
- Nhà đầu tư chứng khoán: là những người bỏ tiền đầu tư vào chứng khoán
nhằm mục đích thu được lợi nhuận. Có thể chia nhà đầu tư thành nhiều nhóm như: nhà
đầu tư tổ chức, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài.
- Người kinh doanh chứng khoán: những người tham gia kinh doanh chứng
khoán có thể bao gồm nhiều tổ chức như: công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ
đầu tư,… và cá nhân hành nghề độc lập.
- Các tổ chức phụ trợ: nhằm đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động
một cách bình thường và hiệu quả, ngoài các đối tượng nêu trên thị trường chứng
khoán còn cần có các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứng khoán như tổ
chức lưu ký chứng khoán và thanh toán bù trừ, tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm, tổ
chức tài trợ chứng khoán, tổ chức kiểm toán,…
- Người quản lí và giám sát thị trường: tùy theo chính sách phát triển thị
trường và thực tế phát triển thị trường chứng khoán của mỗi quốc gia mà việc quản lí
và giám sát thị trường chứng khoán được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau. Thông
thường các chủ thể tham gia quản lí giám sát bao gồm: Nhà nước (Ủy ban Chứng
khoán nhà nước, ngân hàng nhà nước,…); các tổ chức tự quản (Sở giao dịch, Hiệp hội
các nhà kinh doanh chứng khoán,…).
I.5. Phân loại thị trường chứng khoán
Tùy theo tiêu thức phân loại mà thị trường chứng khoá
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tìm hiểu các khía cạnh tiêu cực trên Thị Trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn qua Tài chính, Chứng khoán 0
D Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ Kinh tế quốc tế 0
T Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất trong đê bao huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp Khoa học Tự nhiên 0
K Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ ( TRIPs ) và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
Q Khía cạnh pháp lý của hoạt động sáp nhập và mua lại các tổ chức tài chính ở Việt Nam Luận văn Luật 0
B Tội cướp giật tài sản theo luật Hình sự Việt Nam: khía cạnh pháp lý hình sự và tội phạm học (trên cơ sở các số liệu ở thủ đô Hà Nội) Luận văn Luật 1
W khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng Luận văn Luật 0
P Xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với Hiệp định của WTO về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (Hiệp định TRIPS) Tài liệu chưa phân loại 0
N Các khía cạnh pháp lý trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế Tài liệu chưa phân loại 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top