kid.heavensent
New Member
Download Đề tài Các luật, qui chế và kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh có ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 .1
ĐỊNH NGHĨA VÙNG: ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN HUẾ.1
1. GIỚI THIỆU .1
2. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC.1
3. DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐẶC DỤNG.2
4. DIỆN TÍCH ĐẤT .2
5. VẤN ĐỀLẬP PHÁP TƯƠNG ỨNG ỞCẤP QUỐC GIA.3
6. CÁC KẾT QUẢ.3
CHƯƠNG 2 .5
CÁC QUYỀN SỞHỮU VÀ SỬDỤNG TRONG VÙNG ĐẦM PHÁ .5
1. qUYỀN SỞHỮU .5
Sởhữu toàn dân.5
2. CÁC QUYỀN VỀTÀI SẢN DƯỚI QUYỀN SỞHỮU TOÀN DÂN .6
3. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC .6
4. CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI DIỆN TÍCH ĐẤT .8
4.1. CẤP ĐẤT .9
4.2. CHO THUÊ ĐẤT.9
4.3. THỜI HẠN SỬDỤNG ĐẤT .9
4.4. CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬDỤNG ĐẤT . 10
4.5. GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬDỤNG ĐẤT. 10
5. CÁC QUYỀN VỚI DIỆN TÍCH MẶT NƯỚC ĐẶC DỤNG . 11
CHƯƠNG 3 .12
CÁC HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRÊN ĐẦM PHÁ .12
1. các hOẠT ĐỘNG THUỶSẢN, NHƯ ĐÃ QUY ĐỊNH ỞCẤP QUỐC GIA . 12
1.1. Khai thác tài nguyên thuỷsản . 13
1.2. Giấy phép đánh bắt . 13
1.3. Nuôi trồng thuỷsản . 14
1.3.1. Đất nuôi trồng thuỷsản . 15
1.3.2 Các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷsản. 15
2. QUY ĐỊNH VỀCÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁNH BẮT VÀ NUÔI TRỒNG THUỶSẢN ỞTỈNH THỪA
THIÊN HUẾ. 16
2.1. Quy hoạch tổng thể. 16
2.2. Các quy định vềquản lý thuỷsản đầm phá . 17
2.2.1. Các Hội nghềcá và các tổchức xã hội chuyên nghiệp. 18
2.2.2. Tưcách thành viên. 19
2.2.3. Uỷnhiệm quyền quản lý . 19
2.2.4. Quyền khai thác thuỷsản. 19
2.2.5. Các hoạt động bịcấm . 20
2.3. Quy định vềvùng nuôi tôm tập trung . 21
PHỤLỤC 1 . 23
PHỤLỤC 2 . 27
PHỤLỤC 3 .
đưa ra các quy định liên quan đến vấn đề này, nhưng trong trường
hợp cần thiết, với sự đồng ý của Bộ Thuỷ sản, UBND các tỉnh có thể bổ sung thêm vào các
quy định này cho phù hợp với tình hình đánh bắt thuỷ sản tại địa phương các tỉnh (Điều 8).
Ngoài ra, như đã quy định tại Điều 15, UBND các tỉnh có “trách nhiệm ban hành các quy
định về ngư trường của các sông, hồ, đầm phá và các vùng nước tự nhiên khác trong phạm
vi quyền hạn của mình phù hợp với hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.”
1.2. Giấy phép đánh bắt
Nói chung, theo tinh thần Điều 16, các tổ chức và cá nhân tham gia các hoạt động thuỷ sản
phải có giấy phép đánh bắt thuỷ sản ngoại trừ các cá nhân đánh bắt bằng thuyền có tải
trọng dưới 0,5 tấn hay không sử dụng tàu thuyền đánh bắt.
Về nguyên tắc, việc quy chiếu đến “các hoạt động thuỷ sản” cũng kéo theo phạm vi áp
dụng cơ chế này trên một vùng đầm phá, do các hoạt động thuỷ sản phải được hiểu như
“việc đánh bắt các tài nguyên thuỷ sản ở vùng đầm phá” (như đã quy định tại Điều 2, Luật
Thuỷ sản) và do ở Thừa Thiên Huế, ngư dân vùng đầm phá đánh cá bằng thuyền có tải
trọng lớn hơn hay nhỏ hơn.
14
Nhưng các thuật ngữ “tổ chức” và “cá nhân” phải được hiểu một cách phù hợp với Điều 17
tiếp theo, quy định các điều kiện để cấp giấy phép đánh bắt. Cụ thể là, các tổ chức và cá
nhân được cấp giấy phép đánh bắt nếu họ “đăng ký ngành nghề đánh bắt”20.
Do vậy, chỉ có các “tổ chức kinh tế” (và những cá nhân tham gia các hoạt động thuỷ sản
mang tính chất thương mại) được cấp giấy phép đánh bắt. Và điều này có nghĩa rằng ngư
dân đánh bắt với quy mô nhỏ, thành phần phỏ biến nhất trong số những người sử dụng
diện tích mặt nước đầm phá, bị loại ra khỏi hệ thống cấp phép này.
Giấy phép đánh bắt bao gồm các điều kiện liên quan đến các loại hình đánh bắt thuỷ sản;
loại ngư cụ; ngư trường cho phép; thời điểm đánh bắt; thời hạn của giấy phép đánh bắt; và
các nội dung cần thiết khác được luật quy định (Điều 16).
Nội dung của giấy phép đánh bắt cũng nêu một số quyền hạn và nghĩa vụ mà Luật Thuỷ
sản đã quy định cho những đối tượng được cấp giấy phép. Và do vậy, các quyền và nghĩa
vụ cụ thể này không liên quan đến ngư dân hoạt động quy mô nhỏ. Các quyền này (Điều
20) là: được đánh cá như quy định trong giấy phép đánh bắt; được thông báo về diễn biến
thời tiết, tình trạng tài nguyên thuỷ sản, các hoạt động thuỷ sản, tiếp thị sản phẩm cá;
được cung cấp kỹ thuật đánh bắt bởi những cơ quan chuyên môn; và các quyền lợi khác
theo luật pháp quy định. Ngoài ra, các quyền lợi hợp pháp của họ dựa trên sản phẩm và
đầu tư trong đánh bắt của họ phải được Nhà nước bảo vệ.
Các nghĩa vụ của những tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động thuỷ sản (Điều 21) là: tuân
theo các quy định được nêu trong giấy phép; đóng thuế, lệ phí theo luật định; đánh dấu
ngư cụ đang sử dụng trong các ngư trường bằng cách đánh dấu dễ nhận biết theo quy định
của Bộ Thuỷ sản; chịu sự giám sát và kiểm tra của các cơ quan và lực lượng chức năng theo
quy định pháp luật; tham gia cứu hộ người và tàu đánh cá gặp nạn; tuân theo các quy định
về ngư trường, đảm bảo an ninh trật tự trên ngư trường; phát hiện, tố cáo và đề phòng các
hành vi vi phạm luật thuỷ sản; và tuân theo các nghĩa vụ khác theo quy định luật pháp.
1.3. Nuôi trồng thuỷ sản
Luật Thuỷ sản quy định các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được tiến hành bởi các tổ chức
và cá nhân theo 2 cách khác nhau: nuôi trồng thuỷ sản trong đất liền và nuôi trồng
thuỷ sản trên biển.
Trước tiên, trái với quy định về đánh bắt khai thác tài nguyên thuỷ sản và giấy phép đánh
bắt (xem khổ trên), có thể xem các “tổ chức” và “cá nhân” trong trường hợp này như bất
cứ tổ chức hay cá nhân vào, do không có tham chiếu nào về mục đích kinh tế của các hoạt
động này.
Do đó, những ngư dân hoạt động nhỏ lẻ cũng có thể được bao gồm trong cơ chế này.
Thứ hai, nếu Luật này chỉ xét đến các vùng biển dành cho nuôi trồng thuỷ sản, và do đó loại
trừ các vùng đầm phá, thì vẫn phù hợp để thảo luận phạm vi của quy định này do có sự tồn
tại của nhiều điểm tương đồng trong số các kỹ thuật được sử dụng cho hoạt động nuôi
trồng thuỷ sản (lồng nuôi nổi hay chắn sáo) ở cả vùng biển và vùng đầm phá.
Do đó, các nguyên tắc cơ bản trong việc quy định này ít nhất có thể được xem là mang tính
gợi ý cho các quy định sâu hơn và cụ thể về vùng đầm phá.
Tiếp đến, Luật Thuỷ sản quy định các quyền hạn trong việc xây dựng các kế hoạch cấp tỉnh
dành cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, và dành cho các khu vực nuôi trồng thuỷ sản (Điều
23).
20 Các điều kiện khác cần được thoả mãn: Họ phải có thuyền đánh cá được đăng ký và kiểm tra; họ
phải có ngư cụ và trang thiết bị đánh bắt phù hợp; và những người chỉ huy và điều hành trên thuyền
phải có một số bằng cấp và chứng chỉ nhất định theo pháp luật.
15
Cụ thể hơn, trên cơ sở các quy hoạch tổng thể trên toàn quốc được Chính phủ thông qua,
các quy hoạch tổng thể được xây dựng bởi UBND các tỉnh, và các kế hoạch liên quan đến
việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản được các tỉnh ban hành, UBND các cấp dưới chuẩn bị kế
hoạch cụ thể về địa điểm nuôi trồng thuỷ sản trong phạm vi quyền hạn của mình (trình cho
HĐND cùng cấp phê duyệt và báo cáo lên UBND cấp trên trực tiếp).
Ngoài ra, Bộ Thuỷ sản cũng quy định các tiêu chuẩn, quy trình và thủ tục của các địa điểm
nuôi trồng thuỷ sản; chủ trì việc điều phối với các Bộ ngành tương ứng, các UBND các tỉnh
để hướng dẫn, kiểm tra và ghi nhận các địa điểm nuôi trồng chất lượng đạt yêu cầu được
tiến hành bằng các cách bán thâm canh và thâm canh đảm bảo các tiêu chuẩn vệ
sinh và an toàn thực phẩm (Điều 24).
Các văn bản pháp luật khác có ảnh hưởng đến vấn đề quy định các hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản gồm có:
• Quyết định số 04/2002/QD – BTS ngày 24/1/2002 của Bộ Thuỷ sản;
• Bộ Thuỷ sản, Quyết định số 03/2002/QD-BTS ngày 23/1/2002 về các quy
định trong việc quản lý thuốc dành cho các loài thuỷ sản;
• Danh mục các loại thuốc và hoá chất cấm sử dụng và kinh doanh trong nuôi
tôm của Bộ Thuỷ sản như đã nêu rõ trong Quyết định số 07/2005/QD-BTS
ngày 23/1/2005; và danh mục được cập nhật hằng năm của Bộ Thuỷ sản.
1.3.1. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Điều 27 Luật Thuỷ sản tham chiếu theo Luật Đất đai dành cho việc cấp, cho thuê và thu hồi
đất nuôi trồng thuỷ sản (xem ở trên, Chương 2, Khổ 4).
Tuy nhiên, Luật Thuỷ sản cũng quy định sâu hơn về các quyền và nghĩa vụ.
Cụ thể là, các tổ chức và cá nhân sẽ được “tư vấn, tập huấn, và chuyển giao các kỹ thuật
mới trong nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất cá bột mới, phòng ngừa và phát hiện bệnh cá, được
thông tin về tình trạng môi trường và ...
Last edited by a moderator: