ha_online_1991
New Member
Download miễn phí Đồ án Các cách tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam
Lời nói đầu
Internet đã làm một cuộc cách mạng hoá đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã ảnh hưởng đến cách mà chúng ta kinh doanh cũng như cách mà chúng ta giải trí. Nó làm thay đổi hẳn các hoạt động mang tính chất truyền thống của con người. Bằng cách sử dụng Internet người ta có thể đọc một tờ báo ở một thành phố rất xa, hay tìm kiếm một bộ phim hành động đang chiếu ở đâu đó, nói chuyện với một người lạ ở bất kỳ nơi nào người ta muốn, hay so sánh giữa các cửa hàng với nhau về một sản phẩm nào đó (ví dụ như một chiếc máy tính)… Chính sự đơn giản trong sử dụng, đa dạng trong số các dịch vụ cung cấp và tương đối rẻ so với các loại hình thức dịch vụ khác, Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng tại các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các loại hình dịch vụ như: thoại, âm thanh, hình ảnh đều có thể sử dụng giao thức Internet (IP) nhờ tính phổ thông và giá thành rẻ của nó. Mỗi loại dịch vụ đều có một yêu cầu về băng thông, tốc độ truyền dẫn, QoS…phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Nhu cầu lưu lượng tăng mạnh do sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ Internet và các dịch vụ băng rộng đã tác động mạnh mẽ tới việc cải tiến, xây dựng cấu trúc mạng viễn thông. Việc xây dựng mạng thế hệ sau (NGN) là một giải pháp hữu hiệu nhằm thoả mãn nhu cầu của mạng lưới. Trong cấu trúc NGN, lớp truyền tải là khâu quan trọng nhất có nhiệm vụ truyền dẫn thông suốt lưu lượng trao đổi thông tin của người dùng với tất cả các loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó mạng truyền dẫn được xem là huyết mạch chính. Để thoả mãn việc thông suốt lưu lượng với băng tần lớn, các hệ thống truyền dẫn thông tin quang được sử dụng nhờ các ưu điểm nổi bật của nó. Mặt khác, công nghệ WDM được xem là công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất cho đường truyền dẫn. Công nghệ WDM đã và đang cung cấp cho mạng lưới khả năng truyền dẫn cao trên băng tần cực lớn. Với công nghệ WDM, nhiều kênh quang, thậm chí tới hàng ngàn kênh quang, truyền đồng thời trên một sợi, trong đó mỗi kênh quang tương ứng một hệ thống truyền dẫn độc lập tốc độ nhiều Gbps. Hơn nữa, sự ra đời phiên bản mới IPv6 và các công nghệ như: chuyển mạch quang, GbE…là cơ sở để xây dựng một mạng thông tin toàn quang. Với tốc độ truyền dẫn ánh sáng và dung lượng truyền dẫn có thể đạt tới tốc độ nhiều Gbps hay Tbps trong các mạng toàn quang này, khối lượng lớn các tín hiệu quang được truyền dẫn trong suốt từ đầu đến cuối.
Do đó, việc ứng dụng kỹ thuật IP over Optical là một xu hướng tất yếu của các mạng viễn thông hiện nay. Để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật này, đồ án tốt nghiệp của em với đề tài “Các cách tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” sẽ trình bày tổng quan các cách hướng đến công nghệ IP trên quang bằng cách sử dụng lại các công nghệ hiện có như: PDH, SDH, ATM…và sử dụng các công nghệ mới như: DTM, SDL…Qua đó đánh giá về QoS của các cách và trình bày công nghệ được ứng dụng trong mạng viễn thông hiện nay.
Nội dung của đề tài được chia thành 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền dẫn. Đánh giá sơ bộ về ưu điểm và nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trên quang. Yêu cầu đối với việc truyền dẫn IP trên quang.
- Chương 2: Trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng, các thiết bị của hệ thống và yêu cầu đối với các thiết bị này. Và một số chú ý khi sử dụng công nghệ DWDM.
- Chương 3: Tìm hiểu về giao thức IP với hai phiên bản là IPv4 và IPv6. Bao gồm: khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, định tuyến, đặc tính vượt trội của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.
- Chương 4: Nghiên cứu các cách truyền dẫn IP trên quang. Đặc biệt lưu ý giai đoạn cuối cùng - truyền dẫn IP datagram trực tiếp trên quang: nguyên lý, kiến trúc, các yêu cầu đối với hệ thống.
- Chương 5: Phân tích và đánh giá các giải pháp đã trình bày ở chương 4. Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và cách ứng dụng trong NGN của TCT.
Do hạn chế về thời gian và năng lực nên nội dung của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn. Em mong quý Thầy, Cô giáo và các bạn quan tâm, đóng góp ý kiến thêm.
Em xin chân thành Thank Thầy giáo TS. Hoàng Văn Võ đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời Thank đến các Thầy, Cô giáo trong khoa Viễn thông I - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; các anh, chị trong Trung Tâm ứng dụng công nghệ mới - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện; các anh, chị trong Trung Tâm Viễn Thông Khu Vực I, VTN đã cung cấp tài liệu và có những lời khuyên bổ ích giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài này!
Hà Đông, tháng 11 năm 2005
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, công nghệ truyền thông, tin học đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội. Sự phát triển này làm thay đổi hẳn cách sống và cách làm việc của con người và đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức.
Khi công nghệ viễn thông và tin học phát triển đến trình độ cao, chúng luôn luôn tác động và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Quá trình này dẫn đến sự hội tụ của công nghệ viễn thông và tin học, tạo nên một mạng truyền thông thống nhất đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ đa dạng, phong phú của xã hội. Mạng viễn thông thống nhất có xu thế toàn cầu hoá với mục tiêu phát triển:
- Công nghệ hiện đại.
- Chất lượng tiên tiến.
- Khai thác đơn giản, thuận tiện.
- Chuẩn hoá quốc tế và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì thế, cần có một cách truyền dẫn mới ra đời có khả năng đáp ứng được các yêu cầu này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Lời nói đầu
Internet đã làm một cuộc cách mạng hoá đến rất nhiều khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Nó đã ảnh hưởng đến cách mà chúng ta kinh doanh cũng như cách mà chúng ta giải trí. Nó làm thay đổi hẳn các hoạt động mang tính chất truyền thống của con người. Bằng cách sử dụng Internet người ta có thể đọc một tờ báo ở một thành phố rất xa, hay tìm kiếm một bộ phim hành động đang chiếu ở đâu đó, nói chuyện với một người lạ ở bất kỳ nơi nào người ta muốn, hay so sánh giữa các cửa hàng với nhau về một sản phẩm nào đó (ví dụ như một chiếc máy tính)… Chính sự đơn giản trong sử dụng, đa dạng trong số các dịch vụ cung cấp và tương đối rẻ so với các loại hình thức dịch vụ khác, Internet đã phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng tại các quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các loại hình dịch vụ như: thoại, âm thanh, hình ảnh đều có thể sử dụng giao thức Internet (IP) nhờ tính phổ thông và giá thành rẻ của nó. Mỗi loại dịch vụ đều có một yêu cầu về băng thông, tốc độ truyền dẫn, QoS…phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Nhu cầu lưu lượng tăng mạnh do sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ Internet và các dịch vụ băng rộng đã tác động mạnh mẽ tới việc cải tiến, xây dựng cấu trúc mạng viễn thông. Việc xây dựng mạng thế hệ sau (NGN) là một giải pháp hữu hiệu nhằm thoả mãn nhu cầu của mạng lưới. Trong cấu trúc NGN, lớp truyền tải là khâu quan trọng nhất có nhiệm vụ truyền dẫn thông suốt lưu lượng trao đổi thông tin của người dùng với tất cả các loại hình dịch vụ trên mạng, trong đó mạng truyền dẫn được xem là huyết mạch chính. Để thoả mãn việc thông suốt lưu lượng với băng tần lớn, các hệ thống truyền dẫn thông tin quang được sử dụng nhờ các ưu điểm nổi bật của nó. Mặt khác, công nghệ WDM được xem là công nghệ quan trọng và hiệu quả nhất cho đường truyền dẫn. Công nghệ WDM đã và đang cung cấp cho mạng lưới khả năng truyền dẫn cao trên băng tần cực lớn. Với công nghệ WDM, nhiều kênh quang, thậm chí tới hàng ngàn kênh quang, truyền đồng thời trên một sợi, trong đó mỗi kênh quang tương ứng một hệ thống truyền dẫn độc lập tốc độ nhiều Gbps. Hơn nữa, sự ra đời phiên bản mới IPv6 và các công nghệ như: chuyển mạch quang, GbE…là cơ sở để xây dựng một mạng thông tin toàn quang. Với tốc độ truyền dẫn ánh sáng và dung lượng truyền dẫn có thể đạt tới tốc độ nhiều Gbps hay Tbps trong các mạng toàn quang này, khối lượng lớn các tín hiệu quang được truyền dẫn trong suốt từ đầu đến cuối.
Do đó, việc ứng dụng kỹ thuật IP over Optical là một xu hướng tất yếu của các mạng viễn thông hiện nay. Để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ thuật này, đồ án tốt nghiệp của em với đề tài “Các cách tích hợp IP trên quang và ứng dụng trong NGN của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam” sẽ trình bày tổng quan các cách hướng đến công nghệ IP trên quang bằng cách sử dụng lại các công nghệ hiện có như: PDH, SDH, ATM…và sử dụng các công nghệ mới như: DTM, SDL…Qua đó đánh giá về QoS của các cách và trình bày công nghệ được ứng dụng trong mạng viễn thông hiện nay.
Nội dung của đề tài được chia thành 5 chương như sau:
- Chương 1: Giới thiệu chung về sự phát triển của Internet, công nghệ truyền dẫn. Đánh giá sơ bộ về ưu điểm và nhược điểm của các mô hình truyền dẫn IP trên quang. Yêu cầu đối với việc truyền dẫn IP trên quang.
- Chương 2: Trình bày về công nghệ ghép kênh theo bước sóng, các thiết bị của hệ thống và yêu cầu đối với các thiết bị này. Và một số chú ý khi sử dụng công nghệ DWDM.
- Chương 3: Tìm hiểu về giao thức IP với hai phiên bản là IPv4 và IPv6. Bao gồm: khuôn dạng gói tin, quá trình phân mảnh và tái hợp, định tuyến, đặc tính vượt trội của IPv6 so với IPv4 và sự chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.
- Chương 4: Nghiên cứu các cách truyền dẫn IP trên quang. Đặc biệt lưu ý giai đoạn cuối cùng - truyền dẫn IP datagram trực tiếp trên quang: nguyên lý, kiến trúc, các yêu cầu đối với hệ thống.
- Chương 5: Phân tích và đánh giá các giải pháp đã trình bày ở chương 4. Tìm hiểu nguyên tắc tổ chức và cách ứng dụng trong NGN của TCT.
Do hạn chế về thời gian và năng lực nên nội dung của đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót và nhầm lẫn. Em mong quý Thầy, Cô giáo và các bạn quan tâm, đóng góp ý kiến thêm.
Em xin chân thành Thank Thầy giáo TS. Hoàng Văn Võ đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời Thank đến các Thầy, Cô giáo trong khoa Viễn thông I - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; các anh, chị trong Trung Tâm ứng dụng công nghệ mới - Viện Khoa Học Kỹ Thuật Bưu Điện; các anh, chị trong Trung Tâm Viễn Thông Khu Vực I, VTN đã cung cấp tài liệu và có những lời khuyên bổ ích giúp đỡ em trong quá trình làm đề tài này!
Hà Đông, tháng 11 năm 2005
Sinh viên
Nguyễn Thị Yến
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, công nghệ truyền thông, tin học đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế xã hội. Sự phát triển này làm thay đổi hẳn cách sống và cách làm việc của con người và đã đưa loài người sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của nền kinh tế tri thức.
Khi công nghệ viễn thông và tin học phát triển đến trình độ cao, chúng luôn luôn tác động và hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Quá trình này dẫn đến sự hội tụ của công nghệ viễn thông và tin học, tạo nên một mạng truyền thông thống nhất đáp ứng mọi nhu cầu dịch vụ đa dạng, phong phú của xã hội. Mạng viễn thông thống nhất có xu thế toàn cầu hoá với mục tiêu phát triển:
- Công nghệ hiện đại.
- Chất lượng tiên tiến.
- Khai thác đơn giản, thuận tiện.
- Chuẩn hoá quốc tế và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì thế, cần có một cách truyền dẫn mới ra đời có khả năng đáp ứng được các yêu cầu này.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links