Ossie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN ĐỒNG BỘ
1.1. Nguyên lý làm việc của máy điện đồng bộ
Máy điện đồng bộ là thiết bị điện quan trọng được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp. Phạm vi sử dụng chính là làm máy phát điện, nghĩa là
biến đổi cơ năng thành điện năng. Điện năng chủ yếu dùng trong nền kinh
tế quốc dân và đời sống được sản xuất từ các máy phát điện quay bằng
tuabin hơi, tuabin khí hay tuabin nước. Hai loại thường gặp nhất là máy
phát nhiệt điện và máy phát thuỷ điện 3 pha.
Máy điện đồng bộ còn được dùng làm động cơ đặc biệt trong các
thiết bị lớn, vì khác với động cơ không đồng bộ là chúng có thể phát ra
công suất phản kháng.
Thông thường các máy đồng bộ được tính toán, thiết kế sao cho
chúng có thể phát ra công suất phản kháng gần bằng công suất tác dụng.
Trong một số trường hợp, việc đặt các máy đồng bộ ở gần các trung tâm
công nghiệp lớn là chỉ để phát ra công suất phản kháng. Với mục đích
chính là bù hệ số công suất cosϕ cho lưới điện được gọi là máy bù đồng bộ.
Ngoài ra các động cơ đồng bộ công suất nhỏ (đặc biệt là các động cơ
kích từ bằng nam châm vĩnh cửu) cũng được dùng rộng rãi trong các trang
bị tự động và điều khiển.
1.2. Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ.
1. Phân loại:

Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Ngọc Lớp CĐ ĐT4 -
K1
2
Theo kết cấu có thể chia máy điện đồng bộ thành 2 loại: Máy đồng
bộ cực ẩn thích hợp với tốc độ quay cao (số cực 2P = 2), và máy điện đồng
bộ cực lồi thích hợp với tốc độ quay thấp (2P ≥ 4)
Theo chức năng có thể chia máy điện đồng bộ thành các loại chủ yếu sau:
a. Máy phát điện đồng bộ
- Máy phát điện đồng bộ thường được kéo bởi tuabin hơi hay tuabin
nước và được gọi là máy phát tuabin hơi hay máy phát tuabin nước. Máy
phát tuabin hơi có tốc độ quay cao, do đó được chế tạo theo kiểu cực ẩn và
trục máy được đặt nằm ngang nhằm đảm bảo độ bền cơ cho máy. Máy phát
điện tuabin nước có tốc độ quay thấp nên có kết cấu theo kiểu cực lồi, nói
chung trục máy thường đặt thẳng đứng. Bởi vì để giảm được kích thướt của
máy nó còn phụ thuộc vào chiều cao cột nước. Trong trường hợp máy phát
có công suất nhỏ và cần di động thường dùng động cơ điezen làm động cơ
sơ cấp và được gọi là máy phát điện điezen, loại này thường được chế tạo
theo kiểu cực lồi.
b. Động cơ điện đồng bộ:
Động cơ điện đồng bộ thường được chế tạo theo kiểu cực lồi và được
sử dụng để kéo các tải không đòi hỏi phải thay đổi tốc độ, với công suất
chủ yếu từ 200KW trở lên.
Hình 1.1: Rôto cực lồi Hình 1.2: Rôto cực ẩn
Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Ngọc Lớp CĐ ĐT4 -
K1
3
c. Máy bù đồng bộ:
Máy bù đồng bộ thường được dùng để cải thiện hệ số công suất cosϕ
của lưới điện.
Ngoài các loại trên còn có các loại máy điện đặc biệt như: Máy biến
đổi một phần ứng, máy đồng bộ tần số cao... và máy điện công suất nhỏ
dùng trong tự động, như động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu, đồng cơ
đồng bộ phản kháng, động cơ đồng bộ từ trễ, động cơ bước ...
2. Kết cấu:
Để thấy rõ đặc điểm về kết cấu của máy điện đồng bộ, ta xét 2
trường hợp máy cực ẩn và máy cực lồi như sau:
a. Kết cấu của máy đồng bộ cực ẩn:
Roto của máy đồng bộ cực ẩn làm bằng thép hợp kim chất lượng
cao, được rèn thành khối hình trụ, sau đó gia công và phay rãnh để đặt dây
quấn kích từ.
Phần không phay rãnh còn lại hình thành nên mặt cực từ. Mặt cực
ngang trục lõi thép roto như hình 1.3.
Thông thường các máy đồng bộ được chế tạo với số cực 2P = 2, tốc
độ quay n = 3000(vòng/phút). Để hạn chế lực ly tâm, trong phạm vi an toàn
đối với hợp kim, người ta chế tạo roto có đường kính nhỏ: (D = 1,1 ÷ 1,15
(m)). Vì vậy muốn tăng công suất máy chỉ có thể tăng chiều dài l của roto
(lmax = 6,5m).
Hình 1.3: Mặt cắt ngang trục lõi thép rôto
Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Ngọc Lớp CĐ ĐT4 -
4
Dây quấn kích từ được đặt trong rãnh roto và được quấn thành các
bối dây, các vòng dây trong bối dây được cách điện với nhau bằng một lớp
mica mỏng. Miệng rãnh được nêm kín để cố định và ép chặt các bối dây.
Dòng điện kích từ là dòng một chiều được đưa vào cuộn kích từ thông qua
chổi than đặt trên trục roto.
Stato của máy đồng bộ cực ẩn bao gồm lõi thép được ghép lại từ các
lá thép kỹ thuật điện, trong đó có tạo rãnh để đặt dây quấn 3 pha. Stato
được gắn liền với thân máy, dọc chiều dài lõi thép stato có làm những rãnh
thông gió ngang trục với mục đích thông gió là mát máy điện. Trong các
máy đồng bộ công suất trung bình và lớn thân máy được chế tạo theo kết
cấu khung thép, máy phải có hệ thống làm mát. Nắp máy được chế tạo từ
thép tấm hay gang đúc.
b. Kết cấu của máy đồng bộ cực lồi:
Máy đồng bộ cực lồi thường có tốc độ quay thấp vì vậy đường kính
roto lớn hơn nhiều lần so với roto cực ẩn: (Dmax = 15m), trong khi đó chiều
dài lại nhỏ, với tỷ lệ l/D = 0,15 ÷ 0,2.
Roto của máy đồng bộ cực lồi công suất trung bình và nhỏ có lõi
thép được chế tạo từ thép đúc và gia công thành khối lăng trụ, trên mặt có
đặt các cực từ. Ở những máy lớn. Lõi thép đó được hình thành bởi các tấm
thép dày từ 1mm đến 6mm, được dập hay đúc định hình sẵn để ghép thành
các khối lăng trụ, và lõi thép này thường không trực tiếp lồng vào trục máy
mà được đặt trên giá đỡ của roto.
Dây quấn cản (trường hợp máy phát đồng bộ) hay đây quấn mở
máy (trường hợp động cơ đồng bộ) được đặt trên các đầu cực. Các dây
quấn này giống như dây quấn kiểu lồng sóc của máy điện không đồng bộ,
nghĩa là làm bằng các thanh đồng đặt vào rãnh các đầu cực và được nối 2
đầu bởi 2 vòng ngắn mạch.
Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Ngọc Lớp CĐ ĐT4 -
5
1. Lá thép cực từ
2. Dây quấn kích từ
3. Đuôi hình T
4. Nêm
5. Lõi thép roto.
Stato của máy đồng bộ cực lồi có thể đặt nằm ngang với máy có
công suất nhỏ, tốc độ quay cao. Ở trường hợp máy phát tuabin nước công
suất lớn, tốc độ chậm thì trục của máy phải đặt thẳng đứng theo 2 kiểu treo
và kiểu đõ tuỳ từng trường hợp vào cách bố trí ổ trục đỡ.
+ Ưu điểm của kiểu treo là ổn định, ít chịu ảnh hưởng tác động của
các phần phụ, nhưng chi phí xây dựng cao, còn kiểu đỡ là giảm được kích
thước máy theo chiều cao. Do đó giảm được kích thước chung của máy.
Như vậy tuỳ theo yêu cầu mà ta phải có cách bố trí sao cho hợp lý nhất.
1.3. Các thông số chủ yếu của máy phát điện đồng bộ
Trong máy phát điện đồng bộ ngoài các thông số như: Công suất,
điện áp, dòng điện định mức... còn phải kể đến các thông số cơ bản khác
của máy phát điện đồng bộ là: điện trở, điện kháng của cuộn dây, các hằng
số quán tính điện và cơ.
1. Điện kháng đồng bộ dọc trục và ngang trục (Xd,Xq)
Sinh viên thực hiện Nguyễn Tuấn Ngọc Lớp CĐ ĐT4 -
59
Trang
Mở đầu ..................................................................................................
Chương I - Giới thiệu chung về máy điện đồng bộ ........................... 2
1.1. Nguyên lý làm việc của máy điện ........................................... 2
1.2. Phân loại và kết cấu của máy điện đồng bộ ............................ 2
1. Phân loại .............................................................................. 2
2. Kết cấu ................................................................................ 4
1.3. Các thông số chủ yếu của máy phát đồng bộ .......................... 6
1. Điện kháng đồng bộ dọc trục và ngang trục ...................... 6
2. Điện kháng quá độ ............................................................. 6
3. Điện kháng siêu quá độ ...................................................... 7
4. Hằng số quán tính .............................................................. 7
1.4. Đồ thị véctơ và đặt tính ........................................................... 7
1. Phương trình điện áp và đồ thị vectơ
của máy phát điện đồng bộ ................................................... 7
2. Đặc tính của máy phát điện đồng bộ ................................. 12
1.5. Chế độ thuận nghịch của máy điện ......................................... 17
1. Chế độ máy phát ................................................................ 17
2. Chế độ động cơ .................................................................. 18
3. Chế độ máy bù đồng bộ ..................................................... 19
Chương II - Các sơ đồ kích từ của MFĐ đồng bộ ............................. 20
2.1. Khái niệm chung ..................................................................... 20
2.2. Phân loại và đặc điểm của các hệ thống kích từ ..................... 21
1. Hệ thống kích từ dùng máy phát điện một chiều ............... 21
2. Hệ thống kích từ dùng máy phát xoay chiều
và chỉnh lưu ............................................................................ 23
3. Hệ thống kích từ dùng chỉnh lưu có điều khiển ................. 25
2.3. Một số sơ đồ kích từ của máy phát đồng bộ tự kích ............... 26
1. Thực hiện cộng nối tiếp tác dụng của mạch áp và dòng
rồi qua chỉnh lưu không điều khiển ....................................... 26
2. Thực hiện cộng song song tác dụng của mạch áp và dòng . 26
2.4. Điều kiện tự kích của máy phát điện đồng bộ ........................ 27
Chương III - Thiết kế tính toán một phương án ................................ 29
3.1. Tính toán mạch động lực ....................................................... 29
1. Tính toán các thông số của máy phát ................................. 29
2. Tính chọn van cho mạch lực .............................................. 30
3.2. Tính toán mạch điều khiển ...................................................... 34
1. Tính mạch tạo xung khi rơle RL hút .................................. 34
2. Tính toán cầu đo ................................................................. 41
3. Tính toán máy biến áp và chọn van chỉnh lưu ................... 44
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

660cuong

New Member

thiết kế hệ thống kích từ
Thiết kế hệ thống kích từ cho máy phát điện xoay chiều ba pha hệ thống kích từ máy phát xoay chiều 3 pha
 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sử dụng sơ đồ tư duy trong các tiết ôn tập môn toán 12 nhằm phát huy tính sáng tạo và nâng cao khả năng ghi nhớ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
M Hệ thống lanh Freon và NH3 , sơ đồ nguyên lí, các hệ thống phụ ( bản vẽ thực ) Hỏi đáp Tin học 2
Q Về khối lượng các hạt cơ bản trong sơ đồ siêu đối xứng Khoa học Tự nhiên 0
M Các Pro về vẽ sơ đồ cho mình hỏi Thủ thuật tin học 0
C Đánh giá độ tin cậy của các sơ đồ thanh góp theo quan điểm bảo vệ Tài liệu chưa phân loại 0
B Nghiên cứu các phương pháp phá nhò để nâng cao hiệu quả xử lý nhò tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh Tài liệu chưa phân loại 0
D Thành lập bản đồ địa chính và các loại hồ sơ thửa đất bằng phần mềm MicroStation và Famis Tài liệu chưa phân loại 0
C Nghiên cứu các phương pháp phá nhũ để nâng cao hiệu quả xử lý nhũ tương nghịch và sơ đồ công nghiệp, xử lý dầu trên trạm rót dầu ở bến Chí Linh Tài liệu chưa phân loại 0
E Thiết kế và khảo sát các hiện tượng xảy ra trong các bộ nguồn chỉnh lưu điều khiển dùng Thyristor theo sơ đồ cầu một pha cho động cơ điện một chiều 2,5kW - 1300v/ph Tài liệu chưa phân loại 0
N Sơ đồ tiến trình khoa học xây dựng kiến thức Định luật ôm cho các loại đoạn mạch chứa nguồn điện Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top