Download miễn phí Các từ viết tắt trong phần cứng
Tốc độ quay
Các đĩa cứng điển hình có tốc độ quay từ 4500 tới 7200 rpm. Đĩa quay càng nhanh thì tốc độ truyền càng cao, nhưng đĩa cũng ồn hơn và nóng hơn. Với loại có tốc độ 7200 rpm, nếu không muốn làm giảm tuổi thọ của đĩa thì phải làm mát nó bằng quạt gắn thêm. Nguyên nhân của nhiệt độ là do đĩa cứng quay liên tục không nghỉ, chứ không phải chỉ quay khi có lệnh như đĩa mềm. Do đó, sử dụng đĩa cứng nên kích hoạt chức năng "Power saving" trong máy, để đĩa cứng được nghỉ khi không sử dụng (khoảng trên 15 phút) góp phần kéo dài tuổi thọ cho đĩa
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-02-25-cac_tu_viet_tat_trong_phan_cung.LmNDIOQDga.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-60013/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ời gian truy cập của chip DRAM trung bìnhCâu 4: Hình như còn có loại được gọi là FPhần mềm RAM phải không? Nó nằm ở đâu và có vai trò gì trong máy tính?
Có nhiều loại DRAM. Một số đã tồn tại nhiều năm, còn một số thì mới. Sau đây là những loại được đề cập đến nhiều nhất:
FPhần mềm RAM (Fast page-mode RAM-RAM tốc độ cao). Cho mãi đến gần đây, các chip trong bộ nhớ chính của máy tính còn đều là loại FPhần mềm RAM (Fast-page-mode RAM-RAM tốc độ cao), cho mãi đến gần đây các chip trong bộ nhớ chính của máy tính còn đều là loại FPhần mềm RAM. Mọi người gọi nó một cách đơn giản là RAM vì không sợ nhầm với loại nào khác. Khi bộ xử lý Pentium ra đời, những hạn chế của FPhần mềm RAM bắt đầu bộc lộ, Pentium cho phép tốc độ của Bus bộ nhớ tăng đến 66 MHz, mà tốc độ của các chip FPhần mềm RAM thì không quá 30 MHz (để biết bus là gì, bạn tham khảo câu 9). Đây cũng là thời điểm các nhà chế tạo chip đưa ra công nghệ cache RAM, chính là SRAM như đã trình bày ở trên
EDORAM (Extended-data-out RAM-RAM ghi trước dữ liệu) EDO RAM là một nhánh của FPhần mềm RAM nhưng chạy nhanh hơn từ 10% đến 15% mặc dù có một số tài liệu ước lượng là hiệu suất được cải thiện đến 40%. EDO RAM đạt kết quả tăng hiệu năng này nhờ nhận thấy rằng khi một CPU yêu cầu một địa chỉ nhớ, có nhiều khả năng nó cũng sớm yêu cầu các địa chỉ lân cận khác. Để có được các địa chỉ này nhanh hơn, EDO RAM giữ lại sự định vị của địa chỉ trước
BEDO RAM (burst extended-data-out RAM - loại EDO RAM mạnh hơn) là loại chip nhanh hơn thay thế cho EDO RAM, BEDO RAM liên quan đến một kỹ thuật gọi là Bursting (làm vỡ ra nhiều mảnh nhỏ), các chip loại này gửi đi và xử lý các khối dữ liệu lớn bằng cách chia chúng thành những khối nhỏ hơn, gọi là các Burst mang thông tin địa chỉ về cả bốn khoảng mục dữ liệu trong burst đó, nên ba khoản mục cuối cùng có thể được xử lý rất nhanh. Cũng như EDO RAM BEDO RAM chỉ có hiệu quả với các bộ xử lý có tốc độ Bus bộ nhớ không vượt quá 66 MHz
SDRAM (Synchronous, Dy-namic RAM-DRAM đồng bộ). Là dạng mới của DRAM, SDRAM thay mặt cho một bước nhảy về công nghệ. Trước hết, SDRAM có thể thích ứng với tốc độ bus cao đến 100 MHz. Thêm vào đó, SDRAM còn đồng bộ với tốc độ đồng hồ của máy tính. Vì hai trang bộ nhớ có thể mở cùng một lúc nên máy tính có thể truy tìm một mẫu dữ liệu, trong khi mẫu dữ liệu trước đang trên đường đến CPU. Điều này làm giảm thiểu thời gian truy nhập
Câu 5: Bộ nhớ cache đã được nói đến từ đầu. Có phải có đến hai loại cache trong các chip Pentium?
Đúng. Chúng được gọi là L1 (Level-1) và L2 (Level-2). Như đã trình bày ở trên, bộ nhớ cache là vùng để CPU cất giữ tạm những dữ liệu mà nó có thể sẽ sớm cần dùng lại. Khi xử lý dữ liệu CPU sẽ kiểm tra bộ nhớ cache trước. Đầu tiên là cache L1 được tích hợp trong CPU của Pentium. Tiếp theo, nó kiểm tra cache L2, một vùng nhớ riêng biệt được cấu tạo bằng SRAM. Nếu tìm thấy những thứ cần thiết trong bộ nhớ cache, CPU sẽ không phải đọc dữ liệu từ bộ nhớ chính chậm chạp nữa
Chú ý: Máy tính Pentium Pro không có cache L2 vì nó được gắn sẵn trong CPU
Câu 6: Thế SIMM và DIMM là gì? Chúng nằm ở đâu?
SIMM (Single, inline memory module - môđun nhớ một hàng chân) và DIMM (Dualinline memory module - môđun nhớ hai hàng chân) là hai cách cấu tạo sắp xếp của RAM. Cả hai đều là bo mạch chứa một số chip nhớ các chân ra nằm dọc theo cạnh dưới của bo và lắp vừa vào khe cắm (socket) trên bo mẹ của máy tính
SIMM có hai kiểu: 30 chân (dung lượng 1 MB đến 16 MB) và 72 chân (dung lượng 1 MB đến 32 MB. Cả hai kiểu này đều có đường dữ liệu rộng 32 bit (xem hình chụp). DIMM thì có đường dữ liệu rộng đến 64 bit, nghĩa là thông tin sẽ di chuyển nhanh hơn, và số chân ra cũng nhiều hơn, 168 chân. Dung lượng thông dụng của DIMM là 8MB,16MB,32MB và 64 MB
Khi nâng cấp, bạn phải chọn loại SIMM hay DIMM lắp vừa vào khe căm trên bo mẹ. Thông thường, khe cắm 30 chân vừa trên bo mẹ máy 486 và 586, 72 chân trên PC 586 và Pentium; DIMM xuất hiện trên Pentium, Pentium Pro và các hệ thống tương đương
Câu 7: Về RAM như thế là đủ. Còn ROM là gì và tại sao máy tính lại cần nó?
Trước hết xin trả lời phần sau của câu hỏi, máy tính được thiết kế để thực hiện theo lệnh, khi mới khởi động nó chẳng thể làm gì cho tới khi nhận được một lệnh nào đó. Bạn có thể có hàng trăm chương trình trên đĩa cứng, nhưng những lệnh chứa ở đó sẽ không giúp gì cho bạn cả nếu máy tính chưa nhận các lệnh cơ bản cho nó biết phải tự đi tiếp như thế nào. Nó không thể nhận được các lệnh như vậy từ RAM vì khi mở máy, RAM không chứa gì cả. Máy tính của bạn sẽ nhận lệnh điều khiển các bước đi từ chip ROM (Read-only memory- bộ nhớ chỉ đọc) được nối với bo mẹ. Có tên là "chỉ đọc" vì bộ xử lý có thể đọc thông tin từ chip nhưng không ghi gì vào nó được
Các lệnh nói trên được ghi vào trong chip. Nói chung chúng được gọi là BIOS (Basic input/output system - hệ vào/ra cơ sở). (Đôi khi bạn có thể gặp trường hợp nó có tên là ROM BIOS hay BIOS ROM). Đó là một cái tên cụt nhưng mô tả đủ rõ nếu bạn chịu khó dừng lại và suy nghĩ. BIOS là "cơ sở" vì nó thực hiện nhiệm vụ cơ bản là làm cho hệ thống máy chạy được. Phần "vào/ra" được đưa vào vì BIOS có chịu trách nhiệm quản lý dòng dữ liệu chạy tới lui giữa phần mềm (cả hệ điều hành lẫn chương trình) và phần cứng như đĩa cứng, bàn phím, chuột và máy in
Câu 8: Có vẻ như thông tin về BIOS không thay đổi. Nhưng có thứ gọi là CMOS thì cho phép thay đổi các cài đặt BIOS này, đúng không?
Tên gọi CMOS, theo đúng kỹ thuật gắn với công nghệ cho phép chế tạo các chip RAM tiêu thụ rất ít năng lượng điện để duy trì dữ liệu lưu trữ bên trong. Nhưng trong sử dụng PC nói chung, nó có nghĩa là loại chip RAM của máy tính để lưu giữ các thông tin cài đặt của BIOS: số hiệu và kiểu loại của các ổ đĩa đã lắp đặt, cấu hình bộ nhớ, ngày giờ hiện hành.....Năng lượng điện để duy trì các cài đặt này được cung cấp bởi một hay nhiều pin nhỏ gắn trên bo mẹ
Những thông số cài đặt mà BIOS dùng để kiểm soát cách hoạt động của PC không được ghi vào BIOS vì chúng có thể thay đổi. Ví dụ, người dùng hay thay ổ đĩa bị hỏng hay bổ xung thêm ổ đĩa mới vào hệ thống. Để báo cho BIOS biết về những thay đổi này, bạn phải khởi động hệ thống. Đầu tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình POST (Power on self test - tự kiểm tra khi mở máy) để kiểm tra sự toàn vẹn của các bộ phận chính trong hệ thống. Sau khi kết thúc công việc kiểm tra, bạn sẽ nhìn thấy một thông báo cho biết bạn phải nhấn một tổ hợp phím nào đó để nhập chế độ cài đặt
Một số kiểu máy mới có khả năng tự động phát hiện, nó sẽ cảm nhận được sự có mặt của các bộ phận mới và thực hiện những điều chỉnh cần thiết đối với thông tin CMOS của máy tính. Nếu hệ máy của bạn không có chức năng này, bạn phải tiến hành điều chỉnh thủ công. Nếu không nhìn thấy thông báo cho biết trình tự điều chỉnh, bạn có thể thử dùng các tổ hợp phím phổ biến nhất như F1,Del,Esc,Ctrl+Esc và Ctrl+Alt+Esc. Nếu không có kết quả, bạn phải xem lại c