karl_lion

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Các yếu tố đạo đức trong hoạt động kinh doanh và quản trị kinh doanh





Dù đã nghe rất nhiều thông tin về chuyên gian lận xăng dầu nhưng hầu như người tiêu dùng vẫn không thể có cách nào để bảo vệ mình trước các trò gian lận của những chủ cây xăng thiếu đạo đức kinh doanh. Chưa có một lĩnh vực tiêu dùng nào mà người mua buộc phải nhắm mắt trước các trò gian xảo mà người bán bày ra như xăng dầu.
Tỉnh Bình Dương là địa phương đầu tiên cả nước công bố danh tính các cây xăng gian lận lên báo. Một thống kê giật mình là có đến 62% cây xăng được kiểm tra là có gian lận. Riêng chuyện đo đếm, theo quy định sai số là 0,5% trong khi các cây xăng sai số này là từ 1 - 8%. Trước đây, Bình Dương cũng từng phát hiện có cây xăng ăn gian đến 12,9% khi bơm xăng cho khách. Trong suốt ba năm nay, tình hình dường như không có cải thiện gì. Chủ cây xăng cứ ăn gian còn người tiêu dùng cứ phải chịu thiệt. Theo danh sách mới được công bố thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương có đến 9 doanh nghiệp nằm trong "danh sách đen".
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

C¸c yÕu tè ®¹o ®øc trong ho¹t ®éng kinh doanh vµ qu¶n trÞ kinh doanh
I/ Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là hệ thống những quan điểm, động cơ, thái độ và hành vi của nhà kinh doanh phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức của con người được thể hiện trong hoạt động kinh doanh. Cũng như đạo đức nói chung, đạo đức kinh doanh có tính lịch sử - xã hội, tính giai cấp, tính nhân loại, tính dân tộc và thời đại… Đạo đức kinh doanh là một loại hình đạo đức nghề nghiệp trong xã hội, là một dạng tồn tại của hình thái ý thức đạo đức xã hội, được quy định bởi tồn tại xã hội và bị chi phối bởi ý thức xã hội nói chung. Trong đạo đức kinh doanh cũng chứa đựng cả bản sắc văn hóa của dân tộc và thời đại.
II/ Các thành tố của đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh bao gồm các thành tố sau:
Quan điểm đạo đức kinh doanh.
Thái độ đạo đức kinh doanh.
Động cơ đạo đức kinh doanh.
Hành vi đạo đức kinh doanh.
Đó cũng chính là những cội nguồn tâm lý của đạo đức kinh doanh. Các thành tố của đạo đức kinh doanh có mối quan hệ qua lại với nhau, kết hợp với nhau tạo nên một cấu trúc, một hệ thống chỉnh thể, có vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh, thúc đẩy chủ thể ra quyết định và hành động kinh doanh phù hợp với những chuẩn mực, những nguyên tắc đạo đức và pháp luật xã hội.
- Quan điểm đạo đức kinh doanh: là hệ thống những tư tưởng, quan niệm về đạo đức kinh doanh. Đó là hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo hành vi đạo đức của nhà kinh doanh. Quan điểm đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của những quan điểm đạo đức xã hội. Quan điểm đạo đức của nhà kinh doanh là yếu tố tâm lý ảnh hưởng, chi phối và điều chỉnh thái độ, hành vi của nhà kinh doanh.
- Thái độ đạo đức kinh doanh: được thể hiện ở thái độ của nhà kinh doanh đối với pháp luật, với khách hàng, với người lao động và với đối thủ cạnh tranh. Đối với pháp luật, nhà kinh doanh có đạo đức thường tôn trọng pháp luật, khi đề ra các quyết định quản lý có tính đến những căn cứ pháp lý của các quyết định. Đối với người lao động, nhà kinh doanh có đạo đức thường có thái độ tôn trọng và chăm lo cho lợi ích chính đáng của người lao động, không lợi dụng và bóc lột người lao động. Đối với khách hàng, nhà kinh doanh có đạo đức thường giữ chữ tín, sòng phẳng và tôn trọng lợi ích khách hàng. Đối với đối thủ cạnh tranh, nhà kinh doanh có đạo đức không nhằm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, mà có thái độ cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh bằng trí tuệ, tài năng và uy tín bằng chất lượng, giá cả, tinh thần, thái độ phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn…
- Động cơ, mục đích kinh doanh có tính đạo đức là một trong những thành tố cơ bản của đạo đức kinh doanh. Nhà kinh doanh có đạo đức được thể hiện ở động cơ, mục đích kinh doanh mang tính đạo đức xã hội. Kinh doanh nhằm mục đích làm giàu cho cá nhân, gia đình và xã hội. Nhu cầu thành đạt, say mê kinh doanh, niềm tin trong kinh doanh, khát vọng về một cuộc sống giàu sang, hạnh phúc thoát khỏi sự đói cùng kiệt và lạc hậu v.v… đó là những yếu tố của động cơ, mục đích kinh doanh chân chính.
- Hành vi đạo đức kinh doanh được thể hiện ở chỗ không vi phạm pháp luật, không kinh doanh hàng quốc cấm, không sản xuất hàng giả, không ăn cắp bản quyền trong sản xuất, không bóc lột người lao động và bạn hàng, chú ý bảo vệ môi trường khi tổ chức sản xuất và kinh doanh, không trốn lậu thuế của nhà nước v.v…
Hành vi đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của các yếu tố tâm lý khác như: Quan điểm kinh doanh, thái độ của nhà kinh doanh, động cơ, mục đích kinh doanh…
+ Mục đích, động cơ kinh doanh và hành vi đạo đức kinh doanh: để hành vi của nhà kinh doanh có tính đạo đức thì trước hết nhà kinh doanh cần có quan điểm, động cơ, mục đích kinh doanh có tính đạo đức. Quan điểm, động cơ, mục đích quy định sự lựa chọn cách thức hành vi và kích thích thúc đẩy hành vi, hoạt động. Những lợi ích, lợi nhuận, những giá trị đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp khi mà nhà kinh doanh ý thức được sẽ trở thành động cơ kích thích, thúc đẩy nhà kinh doanh hoạt động.
+ Kiến thức kinh nghiệm, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức là những yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi đạo đức kinh doanh. Sự hiểu biết cảu nhà kinh doanh, đặc biệt là sự hiểu biết về cái đúng, cái sai; cái đạo đức và phi đạo đức, những kiến thức về pháp luật kết hợp với tình cảm đạo đức giúp cho nhà kinh doanh phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật của nhà nước. Nhưng trong thực tiễn cũng có nhiều nhà kinh doanh nghiên cứu, hiểu biết pháp luật chỉ để “lách luật”. Như vậy hiểu biết pháp luật không chưa đủ mà phải có động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn, có tình cảm đạo đức kinh doanh và ý thức trách nhiệm xã hội.
+ Cách thức, biện pháp kinh doanh và hành vi đạo đức kinh doanh: Cách thức kinh doanh là yếu tố quy định hành vi đạo đức kinh doanh. Với động cơ mục đích kinh doanh là làm giàu cho cá nhân, nếu làm giàu bằng mọi cách mọi giá thì sẽ vi phạm đạo đức và pháp luật. Nếu chỉ kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm thì là kinh doanh có tính đạo đức. Với động cơ, mục đích kinh doanh đúng: kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận. Nhưng nếu kinh doanh bằng cách bóc lột người lao động và khách hàng thì là hành vi kinh doanh không có đạo đức. Nếu kinh doanh tạo ra lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng lợi ích của các bên hữu quan như:sòng phẳng với khách hàng và người lao động, đáp ứng những yêu cầu từ phía nhà nước… thì đó là hành vi kinh doanh có tính đạo đức.
Tóm lại, khi đánh giá, giáo dục và rèn luyện đạo đức kinh doanh cần chú ý cả hai cấp độ, cấp độ bên trong và bên ngoài. Cần giáo dục trên các mặt: ý thức đạo đức, động cơ, mục đích, thái độ và hành vi đạo đức kinh doanh… Trong thực tiễn hiện nay, nhiều nhà kinh doanh vi phạm pháp luật chủ yếu là do chưa được giáo dục đầy đủ về đạo đức kinh doanh. Cụ thể là chưa cung cấp cho họ những kiến thức pháp luật, chưa giáo dục cho họ quan điểm, động cơ kinh doanh đúng đắn. Tuy nhiên có nhiều nhà kinh doanh cố tình vi phạm pháp luật. Họ là những người không có đạo đức kinh doanh.
III/ Một số tình huống về đạo đức kinh doanh trong thực tiễn hiện nay.
1/Chuyện FPT mua độc quyền phân phối hình ảnh World Cup.
Đạo lý kinh doanh, hiểu như là lẽ phải trong thương trường, thuận mua vừa bán, không o ép, không soán đoạt của ai để hưởng lợi. Pháp luật là cụ thể hóa của đạo lý kinh doanh nhưng trong kinh doanh còn một khái niệm khác rất quan trọng: đó là đạo đức kinh doanh.
Ví dụ như gặp mùa dịch bệnh, thuốc kháng dịch có nguy cơ khan hiếm, một công ty dược nào đó tiên liệu được việc này vội ký hợp đồng độc quyền phân phối dược phẩm kháng dịch tại VN, sau đó đem bán lại cho Bộ Y tế với giá cao và hưởng lợi hợp pháp.
Hành vi thương mại đó có đạo đức không? Một nhà buôn tiên liệu đư
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu các yếu tố tác động đến gia tăng giá trị đất đô thị tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ quản lý vận hành chung cư trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất làm việc từ xa của nhân viên văn phòng tại Tp. HCM Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua smart-phone của khách hàng tại Bình Dương Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các yếu tố chất lượng dịch vụ đến sự hài lòng của khách hàng tại trung tâm mua sắm Aeon Mall Bình Dương Quản trị Chiến Lược 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng dịch vụ đặt xe grab bike của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Luận văn Kinh tế 2
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ an toàn thực phẩm và các khuyến cáo cho chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam Ngoại ngữ 0
D Tác động của các yếu tố căng thẳng trong công việc đến sự gắn kết của nhân viên nghiên cứu tình huống tại công ty KODA Sài Gòn Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top