daigai

Well-Known Member
Traveling, whether for business or pleasure, will put you into all sorts of situations with people you don’t know. They could be sitting beside you on a train, in an airport lounge, or on a ferry ride. And what if you want to strike up a conversation with these people? What can you say to get the conversation going, and to keep it going?

Well, making conversation with strangers is a useful skill, and there are some great techniques you can learn for these situations. Today, we’ll look at how to start off a conversation by commenting on your surroundings, as well as how to ask about someone’s travel. We’ll also learn about reacting with interest, telling a personal story, and giving your name.

Download Mp3:





1. Hi/ Hello, I’m [your first name]. Xin chào, tui là [tên của bạn].


Đây quả là 1 cách cổ điển và cơ bản nhất nhưng lại mang nhiều kỹ thuật nhất, vì sau câu mở đầu này, bạn phải chắc chắn rằng bạn có thể giới thiệu về bản thân theo sau tên của mình để không phải nhìn người đối diện trong im lặng một cách “kỳ cục”. Hãy tự soạn trong đầu chỉ 2 câu tiếp theo và nói với những người bạn muốn.
VD:
Hi, I’m Linh. I’m a graphic designer. Nice to meet you!

Hello, I’m Trung. I’m working in an advertising agency. Great to see you here.


2. Excuse me, can you access the wifi here? Phiền bạn một chút, bạn có vào được wifi ở đây không?



Với dạng bắt chuyện này, dù câu trả lời là “Có” hay “Không” thì bạn cũng chắc chắn nhận được sự chú ý của đối phương. Và nếu may mắn họ sẽ chỉ tận tình cho bạn cách vào wi-fi, để bạn có thể kèm theo một số câu “đáp lễ” thân tình và tiếp tục cuộc hội thoại.
VD:
You: Excuse me, are you able to access the wifi here?

A: Yes, I can. Are you having issues with the Wi-Fi?

You: I am. Can you show me how to do it? I tried several times but it didn’t work.….


3. What did you think of X’s talk? Bạn nghĩ gì về bài diễn thuyết của diễn giả X?


Trong các buổi hội thảo, giờ nghỉ giải lao là những giờ phút quý giá để bạn tập trung vào các đối tượng bạn muốn bắt chuyện. Để áp dụng câu bắt chuyện này bạn cần phân tích nhanh 1 chút về người bạn cần nói chuyện, sau đó chọn tên diễn giả [X] để chắc chắn rằng người kia sẽ hứng thú nói về bài diễn thuyết đó.
VD bạn cần nói chuyện với 1 người trong ngành công nghệ thông tin:
You: I was so impressed with the new technique that X shared. What did you think of X’s talk?…




4. Is this your first time at this event? Đây có phải là lần đầu tiên bạn tham gia sự kiện này không?


Nếu câu trả lời là “Không phải”, hãy đảm bảo rằng bạn khiến họ cảm giác được đề cao một chút nhưng không quá lố. Tiếp tục hỏi họ về những thông tin chi tiết hơn của sự kiện trước, so sánh giữa 2 lần tổ chức, phần nào của sự kiện trước họ thích nhất và họ mong đợi gì ở sự kiện lần này để bạn có thể học hỏi.
VD:
You: Is this your first time at this event?

A: No, it’s my second time already.

You: Oh really? This is my first time attending this event. Do you think this time is more insightful than the previous one?….


Nếu câu trả lời là “Đúng vậy”, bạn có thể đã tìm được đồng minh. Hãy áp dụng chiến thuật “đồng cảm” để tiếp tục câu chuyện, hỏi họ nghĩ gì về sự kiện cho đến lúc này, điều gì họ thích và không thích, lý do vì sao họ đến sự kiện lần này, v.v. Và hãy chắc rằng bạn nên dành ra1 vài khoảnh khắc “Me too” hay “So am I” để họ cũng đồng cảm với bạn nhé.
VD:
You: Is this your first time at this event?

A: Yes, it is.

You: Oh really? Me too! I found the event very interesting. Why’d you decide to come to this event?….


5. Are you here with colleagues? Bạn có đi cùng đồng nghiệp không?



Nếu câu trả lời là “Có”, bạn có thể chủ động để được tiếp cận 1 nhóm lớn hơn và khi đó hãy sẵn sàng để tiếp tục mở rộng cuộc hội thoại của bạn với những người trong nhóm đó. Nhưng trước hết, hãy lịch sự nói với người bạn đang nói chuyện rằng:
You know, I've always wanted to learn more about [a related topic/product]. Would you mind introducing me to your colleague who works on that?
”. Bạn biết đấy, tui luôn muốn được tìm hiểu thêm về [chủ đề/sản phẩm liên quan]. Bạn có thể giới thiệu tui với đồng nghiệp của bạn đang làm việc về [chủ đề/sản phẩm] đó được không?

Nếu câu trả lời là “Không” và bạn cũng chỉ đi 1 mình, tiếp tục áp dụng chiến thuật “đồng cảm”, nếu bạn đi cùng đồng nghiệp, hãy đề nghị người ấy gặp nhóm của bạn để có thể trao đổi nhiều thông tin hữu ích hơn và mở rộng cuộc hội thoại cho cả bạn lẫn người kia nhé.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top