dragonred56

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Cách xử lý và chế biến rơm rạ trong chăn nuôi





ở nước ta, viện chăn nuôi đã nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất phương pháp xử lý rơm bằng urê có bổ sung vôi tôi. phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, rơm sau xử lý tăng tỉ lệ tiêu hoá 10 – 15% (tăng gần gấp đôi hàm lượng nitơ trong rơm). Mặt khác nhờ có vôi tôi mà khả năng kiềm hoá được nâng cao và gia súc được bổ sung thêm canxi (loại khoáng cần thiết trong rơm lúa).
Phương pháp chế biến:
- Tỷ lệ nguyên liệu: Rơm lúa (độ ẩm 12 – 14%): 100kg; urê: 2,5 – 4kg; vôI tôi: 0,5kg; muối ăn: 0,5kg;nước sạch: 70 – 80 lít.
- Hố ủ: Không nhất thiết phải ủ rơm yếm khí như ủ chua, như vậy các phương tiện, công cụ cho ủ rơm cũng đơn giản, dễ kiếm và rẻ tiền. Ta có thể lợi dung các góc tường, bể xây, ô chuồng trống hố đất hay hố xây nửa nổi nửa chìm; dùng bao nilon, bao phân đạm, bao xác rắn . đánh thành cây rơm xung quanh có nilon bao kín và dùng dây buộc chặt.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Tiểu luận môn thức ăn dinh dưỡng
Tên tiểu luận: Cách xử lý và chế biến rơm rạ trong chăn nuôi Họ và tên: Lê Thị Liên 38 SPKT I . Đặt vấn đề 1.1 Tính cấp thiết của chuyên đề Để phát triển mạnh đàn trâu bò, nhất là bò sữa, nước ta không có nhiều đồng cỏ, nhưng lại có nguồn rơm rạ rất dồi dào, nhưng còn bị bỏ phí. Chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng được. Trong chăn nuôi trâu bò, lượng thức ăn yêu cầu để tăng được 1kg hơi cần: từ 35 đến 40kg cỏ tươi (nuôi đơn thuần là chăn thả) hay nuôi vỗ béo tại chuồng thì cần: 18-20kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm rạ ủ, 0,3-0,4kg cám, bột sắn. Để sản xuất ra được 1 lít sữa bò cần: 8-10kg cỏ tươi, 3,5-4kg rơm ủ, 0,3-0,4kg cám hỗn hợp. Như vậy, trong chăn nuôi bò thịt hay bò sữa, yêu cầu lượng thức ăn thô, xanh vẫn là chủ yếu. Hiện nay đang có xu hướng chuyển một số đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cỏ để nuôi bò thịt, bò sữa. ở nước ta, với ưu thế có trên 4 triệu ha chuyên trồng lúa một năm từ 2 đến 3 vụ cho một lượng rơm rạ rất lớn, nếu được tận thu và bảo quản sẽ là một nguồn cung cấp thức ăn thô rất quan trọng để phát triển mạnh đàn bò. Tuy vậy, ở một số địa phương do đàn trâu bò cày kéo giảm, do rơm rạ khô chúng ăn được ít, nên rất coi nhẹ việc tận thu rơm rạ, để ẩm mục, làm chất đốt, độn chuồng hay đốt ngay ngoài đồng lấy tro bón ruộng... rất l•ng phí. 1.2 Mục đích của chuyên đề - Tận thu rơm rạ góp phần phát triển nhanh đàn bò, nhất là bò sữa. ở những vùng có đàn trâu bò kém phát triển, cũng có thể tận thu để chuyển bán sẽ có lời rất lớn cho cả hai phía. - Để giúp người chăn nuôi bò có thể tạo nguồn thức ăn trong những tháng mùa nước nổi và thời điểm giao mùa. - Giới thiệu về quy trình chế biến rơm làm thức ăn cho trâu bò và cách sử dụng rơm sau khi chế biến cho trâu bò ăn. - Nâng cao chất lượng của thức ăn - Công phá các cấu trúc thô trong rơm lúa, giúp cho việc tiêu hoá được dễ dàng. - Kích thích vi sinh vật dạ cỏ hoạt động mạnh hơn nhờ tạo ra cho chúng một môi trường thích hợp hơn. - Làm cho rơm hấp dẫn đối với loài nhai lại, chúng tiêu thụ được lượng lớn hơn, đồng thời cung cấp cho chúng thêm nhiều chất dinh dưỡng khác. 1.3 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Là công trình nghiên cứu về các kĩ thuật chế biến rơm lúa làm thức ăn dự trữ, đồng thời nâng cao chất lượng của rơm lúa về mặt dinh dưỡng. Bước đầu đ• đưa ra được một số phương pháp chế biến và bảo quản rơm lúa. Rơm sau khi chế biến về mặt dinh dưỡng đ• tăng lên rất nhiều, gia súc thích ăn, bảo quản được lâu hơn, gia súc nhai lại dễ hấp thu hơn. II. Nội dung của chuyên đề 2.1Sinh lý dạ cỏ Tiêu hóa ở dạ cỏ chiếm vị trí rất quan trọng trong quá trình tiêu hóa ở trâu bò vì gần như thành phần chủ yếu của thức ăn trâu bò ( rơm, cỏ ) được tiêu hóa ở đây. Dạ cỏ vừa có dung tích lớn nhất (200 – 250 lít) lại có hệ thống vi sinh vật cộng sinh rất phát triển, chúng gồm nhóm động vật nguyên sinh (Protozoa), vi khuẩn (Bacteria), nấm. Protozoa có số lượng khoảng 1 triệu con/1g thức ăn dạ cỏ, có khả năng sinh sản rất nhanh (4-5 thế hệ / ngày), là anh lính tiên phong khi tấn công phá vở màng celluloz (màng xơ khó tiêu hóa nhất của tế bào thực vật). Từ đó, phóng thích các thành phần dinh dưỡng bên trong như tinh bột, đường, các protid… chúng sử dụng một phần cho sự phát triển bản thân chúng, mặt khác giúp vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn tiếp tục phân giải cellulose. Protozoa chuyễn phần celluloz đ• phá vở thành những dưỡng chất cho chúng và một phần chuyển thành Acid bay hơi như Acid Acetic, Acid propionic , acid butyric. Nhóm vi khuẩn cộng sinh ở dạ có có số lượng rất lớn, trong 1 gam thức ăn dạ cỏ chứa tới 109 tế bào; trong đó, nhóm vi khuẩn có men cellulaza để phân giải chất xơ, Treptococcus, Vi khuẩn lactic… quan trọng nhất là nhóm vi khuẩn lên men cellulose. Chúng có khả năng chuyển celluose, hemicellulose thành các sản phẩm đường mạch ngắn như disaccaric, polysaccaric và sau đó tiếp tục biến thành các Acid béo bay hơi, Acid lactic, nhóm vi khuẩn lactic, Streptococcus cũng góp phần chuyễn hóa chất bột đường. Quá trình phân giải chất xơ của dạ cỏ sẽ tạo thành sản phẩm là các Acid béo bay hơi (Acid acetic/60 – 70%, Acid propionic/15-20 %, Acid butyric /10-15 %), các thể khí như CO2, CH4, H2, O2 , N2… Các acid béo bay hơi chính là nguồn cung năng lượng cho các hoạt động của cơ thể trâu bò, là chất béo của sữa bò. Các thể hơi sinh ra tích tụ ở 1/3 trên của dạ cỏ được thải ra ngoài bằng cách ợ hơi. Sự có mặt của hệ thống vi sinh vật còn giúp trâu bò sử dụng được nguồn Nitơ phi protein như carbamic, muối amon tạo thành Protid của chính bản thân vi sinh vật, xác vi sinh vật lại là nguồn cung chất đạm cho trâu bò ở phần sau đường tiêu hóa. Các hoạt động trên chỉ có thể diễn ra thuận lợi khi dạ cỏ: - Có độ pH thích hợp: từ 6,4 – 7. Nếu pH giảm (do thiếu lượng Bicarbonate natri trong nước bọt, do khẩu phần có nhiều thức ăn tinh hệ thống vi khuẩn lactic hoạt động mạnh làm pH dạ cỏ chuyễn sang acid) sẽ ức chế sự phân giải chất xơ, giảm khả năng tiêu hóa. Thậm chí các acid ở da cỏ thâm nhiễm vào máu gây tình trạng nhiễm acid máu, gây rối loạn chức năng trao đổi O2, CO2 của hồng cầu. - Có độ ẩm cao 70 -80%, nên phải cho uống đầu đủ nước sạch. - Có nhiệt độ ấm từ 38 – 41độ C. 2.2 các biện pháp chế biến rơm làm thức ăn cho gia súc 2.2.1 Các biện pháp tận thu nguồn rơm rạ như sau: Phơi khô kịp thời đánh đống. Đây là phương pháp bảo quản đơn giản và phổ biến rộng r•i nhất hiện nay. Các hộ nông dân cần nhận thức được vai trò và sự cần thiết của rơm rạ đối với phát triển trâu bò. Bố trí lao động hợp lý khẩn trương hơn trong việc phơi rơm rạ mau khô, đảm bảo độ ẩm 9-10%. Khi rơm vẫn còn màu xanh thu về đánh đống kịp thời ngay. Cần chọn nơi đánh đống rơm rạ cao ráo, thoáng, không bị ẩm ướt, không đánh đống rơm rạ dưới các tán cây to.... Đóng bánh rơm rạ. Như đóng bánh cỏ khô ở các nước có b•i cỏ lớn. Bánh rơm rạ có kích thước 50cmx50cm hay 100cmx100cm. Mỗi bánh rơm rạ được đóng có thể giảm thể tích so với đánh đống 5-6 lần, mà dễ bảo quản, có thể xếp vào các kho, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Phương pháp đóng thủ công có thể dùng khuôn gỗ hay khuôn sắt có kích thước bánh như trên. Xếp rơm rạ vào rồi dùng bàn ép, ép chặt rơm rạ xuống sau dùng dây sắt hay đai sắt cố định như gói bánh chưng 2.2.2 Các kĩ xử lý và chế biến rơm lúa. éối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng, tuy nhiên, rơm khô có giá trị dinh dưỡng thấp, tỷ lệ tiêu hoá thấp và kém hấp dẫn do chất xơ trong rơm khó tiêu, mặt khác, rơm chứa ít tinh bột dễ hoà tan, ít đạm và khóang chất. Vì vậy, để tăng khả năng tiêu thụ, tăng tỷ lệ tiêu hoá rơm và cung cấp thêm chất dinh dương cho loài nhai lại, nên tiến hành xử lý, chế biến rơm trước khi cho gia súc ăn. ? cắt ngắn phương pháp này được áp dụng đối với các loại thức ăn thô, xanh như cây cỏ họ hòa thảo, bộ đậu, rơm, rạ, cỏ, cỏ khô quá dài. Tùy từng loài, tuổi gia súc mà ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top