changhieu2002
New Member
Download miễn phí Luận văn Cải cách doanh nghiệp nhà nước là quá trình tất yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 6
I. Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 6
1. Khái niệm 6
2. Những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của nền kinh tế 8
3. Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam 10
II. Khái quát về doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam 13
1. Tất yếu khách quan của sự hình thành và phát triển doanh nghiệp Nhà nước 13
2. Quan niệm về doanh nghiệp Nhà nước 16
3. Vị trí, vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 20
3.1 Vị trí của DNNN 20
3.2 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường 22
CHƯƠNG II: CẢI CÁCH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀ QUÁ TRÌNH TẤT YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 25
I. Quá trình cải cách DNNN 25
1. Các biện pháp đã được triển khai thực hiện 25
1.1 Đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN 25
1.2 Sắp xếp, tổ chức lại các DNNN 28
1.3 Thực hiện cổ phần hoá các DNNN 33
2. Kết quả 35
2.1 Kết quả của việc đổi mới cơ chế, chính sách đối với DNNN 35
2.2 Kết quả của việc sắp xếp, tổ chức lại các DNNN. 36
2.3 Một số kết quả của việc thực hiện cổ phần hóa các DNNN 38
3. Thực trạng DNNN hiện nay 42
3.1 Về số lượng, cơ cấuvà quy mô của DNNN 42
3.2 Về năng lực hoạt động của DNNN 47
II Nguyên nhân của những yếu kém tồn tại 54
1. Nhận thức về vị trí, vai trò của DNNN 54
2. Cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN còn nhiều hạn chế 56
3. Năng lực hoạt động của các DNNN còn nhiều hạn chế. 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CẢI CÁCH DNNN NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ 65
I Phương hướng 65
1.Mục tiêu của cải cách DNNN 65
1.1 Một số quan điểm chủ yếu về nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 65
1.2 Phương hướng cải cách 71
II Những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN 76
1 Nâng cao năng lực của các DNNN 76
1.1 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đối với DNNN 76
1.2 Hiện đại hóa công nghệ trong các DNNN 77
1.3 Nâng cao năng lực quản lý trong các DNNN 77
1.4 Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động trong các DNNN 78
1.5 Lành mạnh hóa tình hình tài chính của DNNN 79
2. Đổi mới tổ chức quản lý hệ thống DNNN 80
2.1 Đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN 81
2.2 Thực hiện chế độ công ty đối với các DNNN và tổ chức Công ty đầu tư tài chính Nhà nước 82
2.3 Đổi mới mô hình tổng công ty Nhà nước 85
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với DNNN 88
3.1 Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNN 88
3.2 Đổi mới cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý nhà nước đối với DNNN 96
3.3 Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý nhà nước đối với DNNN 100
KẾT LUẬN 101
PHỤ LỤC 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-luan_van_cai_cach_doanh_nghiep_nha_nuoc_la_qua_tri.BOM34TaXob.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-45859/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
u tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê đến cuối năm 2001 giá trị tài sản của các DNNN như sau: tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 374,6 ngàn tỷ đồng; tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 193,6 ngàn tỷ đồng, bình quân một DNNN có khoảng 102,7 tỷ đồng.Nhìn chung phần lớn các DNNN đều có quy mô vốn không lớn (thậm chí có thể nói là nhỏ), nếu so sánh với các doanh nghiệp có vốn đầu từ nước ngoài thì quá bé. Do vậy, để có được những tập đoàn kinh tế mạnh làm nòng cốt, có khả năng cạnh tranh quốc tế cần có những giải pháp thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của các DNNN.
b) Về công nghệ và năng lực cạnh tranh của DNNN
Quá trình thực hiện các biện pháp đổi mới quản lý nhà nước đối với DNNN thời gian qua đã có tác động tích cực đến việc đổi mới trang thiết bị và hiện đại hóa công nghệ. Theo đánh giá của các chuyên gia kỹ thuật, trình độ công nghệ của các DNNN đã có tiến bộ đáng kể.
Kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê ở thời điểm 01/04/2001 cho thấy, đến cuối năm 2001 cả nước có 15,64% DNNN được trang bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến ngang với trình độ của khu vực và quốc tế, 79,21% DNNN có trình độ công nghệ ở mức trung bình và 5,15% DNNN có công nghệ lạc hậu. Trong đó số lượng DNNN do địa phương quản lý có trình độ công nghệ lạc hậu lớn hơn 3,25 lần số DNNN cùng loại do trung ương quản lý (xem biểu 2.7).
Biểu 2.7. Trình độ công nghệ của các DNNN năm 2001
DNNN
Tổng số
Trình độ công nghệ
Tiên tiến
Trung bình
Lạc hậu
Cả nước
5.531
865
4.381
285
Tỷ lệ
100
15,64
79,21
5,15
Trung ương
1.877
397
1.413
67
Tỷ lệ
100
21,15
75,28
3,57
Địa phương
3.654
468
2.968
218
Tỷ lệ
100
12,81
81,23
5,97
Nguồn
Đối với các DNNN trong ngành công nghiệp, trình độ tự động hóa và cơ khí hóa cao hơn so với các DNNN thuộc ngành kinh tế khác. Các DNNN do Trung ương quản lý, trình độ tự động hóa và bán tự động hóa đạt 7,95%, trình độ cơ khí và bán cơ khí là 60.1%. Chỉ số này trong các DNNN đã cổ phần hóa tương ứng là 24,23% và 63,63%. Các DNNN có vốn đầu tư nước ngoài các chỉ số này đạt mức cao hơn, tương ứng là 62,93% và 35,71% (xem biểu 2.8).
Biểu 2.8 Trình độ công nghệ của DNNN công nghiệp
(Điều tra tại thời điểm 30/6/2000)
Loại DNNN
Tổng số DNNN
Trình độ công nghệ (%)
Tự động hóa
Bán tự động hóa
Cơ khí
Bán cơ khí
Thủ công
1. DNNN trung ương
569
3,15
4,80
37,08
23,02
1,93
2. DNNN địa phương
1.252
2,80
29,87
26,52
33,15
7,67
3. Công ty cổ phần có vốn nhà nước
33
3,03
21,21
27,27
36,36
12,12
4. DNNN liên doanh với đối tác nước ngoài
294
12,93
50,00
24,83
10,88
1,36
Nguồn [9]
Kết quả của việc đổi mới và hiện đại hóa công nghệ sản xuất đã làm cho năng lực hoạt động của các DNNN từng bước được cải thiện, chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của một số DNNN đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Nhiều DNNN đã có sản phẩm xuất khẩu và chiếm lĩnh được thị phần ở nhiều nước trên thế giới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN Việt Nam. Thương hiệu hàng hóa của các DNNN Việt Nam đã gây được sự chú ý của thị trường thế giới như các sản phẩm của ngành dệt – may, giầy – da và các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm (xem biểu 2.9).
Biểu 2.9. Năng lực cạnh tranh quốc tế của DNNN
(Điều tra tại thời điểm 01/04/2001)
DNNN
Tổng
DNNN đã xuất khẩu
DNNN có triển vọng xuất khẩu
Tổng
Nguyên nhân
Tổng
Nguyên nhân
Chất lượng
Giá cả
Thông tin
Khác
Chất lượng
Giá cả
Thông tin
Khác
Cả nước
3300
1931
741
614
320
256
1369
491
369
244
265
Tỷ lệ %
100
38,4
31,8
16,6
13,3
100
35,9
27,0
17,8
19,4
Trung ương
1564
916
344
294
147
131
648
242
179
105
122
Tỷ lệ %
100
37,6
32,1
16,0
14,3
100
37,3
27,6
16,2
18,8
Địa phương
1736
1015
397
320
173
125
721
249
190
139
143
Tỷ lệ %
100
39,1
31,5
17,0
12,3
100
34,5
26,4
19,3
19,8
Nguồn
Từ thực tế của các DNNN đã xuất khẩu cho thấy khả năng xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào hai yếu tố đó là chất lượng và giá cả sản phẩm, hàng hóa của DNNN (chiếm 70,2%). Trong khi đó khả năng xuất khẩu do nắm bắt được thông tin và các yếu tố khác chiếm tỷ lệ thấp (chiếm 29,8%). Đối với các DNNN có triển vọng xuất khẩu cũng có kết quả tương ứng. Điều đó chứng tỏ rằng muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNN cần chú trọng tới việc đổi mới trang thiết bị, nâng cao trình độ công nghệ để nâng cao năng xuất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm (xem biểu 2.8 và 2.10).
Biểu 2.10. Năng lực cạnh tranh DNNN công nghiệp theo thị trường
(Điều tra tại thời điểm 30/6/2000)
Loại DNNN
Năng lực cạnh tranh
I. Thị trường trong nước
Dành ưu thế
Chưa vững chắc
Không cạnh tranh được
1.DNNN do Trung ương quản lý.
2.DNNN do địa phương quản lý.
3.Công ty cổ phần có vốn nhà nước.
4.DNNN liên doanh với đối tác nước ngoài.
26,93
34,42
39,4
49,32
58,79
56,47
48,50
46,94
14,28
9,11
12,1
3,74
II. Thị trường ngoài nước
Đã xuất khẩu
Triển vọng xuất khẩu
Không có khả năng xuất khẩu
1.DNNN do Trung ương quản lý.
2.DNNN do địa phương quản lý.
3.Công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước.
4.Liên doanh DNNN với đối tác nước ngoài.
36,91
32,99
36,4
48,9
24,25
14,61
24,2
34,7
38,84
52,40
39,4
16,3
Nguồn: Bộ Công nghiệp
Nhìn chung trình độ công nghệ của các DNNN còn rất hạn chế, theo số liệu điều tra của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tại nhiều DNNN thuộc 7 ngành năm 2000 cho thấy, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các DNNN ở Việt Nam lạc hậu nhiều so với thế giới (từ 10 đến 30 năm). Kết quả của một cuộc điều tra khác do Viện Khoa học bảo hộ lao động thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tiến hành cùng thời kỳ cho thấy có đến 76% máy móc, thiết bị nhập khẩu thuộc thế hệ những năm 60 và trên 70% trong số đó đã hết thời gian khấu hao. Riêng ngành công nghiệp 10 năm qua mới đầu tư đổi mới công nghệ được khoảng 15 – 18% giá trị tài sản cố định. Trong khi đó, với nhiều cách lý giải khác nhau một số DNNN vẫn nhập máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ lạc hậu. Tính đến thời điểm tháng 5 năm 2001, mới chỉ có 236 DNNN trong tổng số 400 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/9000 [20, tr.31].
c) Về lao động trong các DNNN
Theo kết quả điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy đến tháng 12 năm 2001 tổng số lao động trong các DNNN của cả nước là 1.944.328 người (trong đó lao động nữ có 777.769 người, chiếm 40%), bình quân một doanh nghiệp có 351 lao động. Các DNNN do trung ương quản lý có 1.191.751 lao động, chiếm 61,29%; DNNN do địa phương quản lý có 752.577 lao động, chiếm 38,71%. Quy mô lao động trong các DNNN rất khác nhau, có những đơn vị sử dụng tới hàng nghìn lao động (chiếm 6,49%), ngược lại có những DNNN chỉ có dưới 10 lao động làm việc (chiếm 0,95%). Số DNNN sử dụng từ 50 lao động đến 200 lao động chiếm 40,44%; DNNN sử dụng từ trên 200 lao động đến 500 lao động chiếm 23,07% [21].
Nhìn chung về trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và người lao động trong các DNNN cao hơn so với các doanh nghiệp thuộc các thành phầ...