kiyo1032

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề quốc tịch và nội dung cơ bản của một số văn bản mới hướng dẫn thi hành luật quốc tịch Việt Nam năm 2008





Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 được Quốc hội thông qua là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về quốc tịch của nước ta có nhiều điểm mới so với Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998. Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nói chung cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói riêng, đã thể chế hoá đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về quốc tịch Việt Nam, đặc biệt là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về quốc tịch, bảo hộ và bảo vệ một cách có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh và gửi kết quả đến Sở Tư pháp. Trong thời gian này, Sở Tư pháp phải tiến hành thẩm tra giấy tờ trong hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, Sở Tư pháp có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét, kết luận và đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp.
* Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại các Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài
Thời hạn xem xét, thẩm tra và có ý kiến đề xuất giải quyết việc xin thôi quốc tịch Việt Nam tại Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài là 20 ngày, kể từ ngày Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Cụ thể:
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm đăng thông báo về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam trên Trang thông tin điện tử của mình.
- Trong thời hạn 20 ngày, cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thẩm tra và chuyển hồ sơ kèm theo ý kiến đề xuất về việc xin thôi quốc tịch Việt Nam về Bộ Ngoại giao để chuyển đến Bộ Tư pháp.
Ngoài ra, Thông tư số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA ngày 01/3/2010 về hướng dẫn thi hành Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đã có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm của Sở Tư pháp và Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài trong việc thẩm tra hồ sơ, khoản 2 Điều 2 quy định: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc thẩm tra hồ sơ nhằm kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ và tính xác thực của các thông tin về người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Sở Tư pháp đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác minh nếu thấy có những điểm chưa rõ ràng, thiếu chính xác về họ tên, địa chỉ, quan hệ gia đình hay mục đích xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Khoản 4 Điều 2 cũng quy định: Đối với hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm phân loại thành thuộc diện được miễn xác minh về nhân thân theo quy định tại Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam và hồ sơ thuộc diện cần xác minh về nhân thân. Trường hợp hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam thuộc diện được miễn xác minh về nhân thân thì thời hạn của giấy tờ bảo đảm cho nhập quốc tịch nước ngoài phải còn ít nhất là 120 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; trường hợp không được miễn thủ tục xác minh về nhân thân thì thời hạn phải còn ít nhất là 150 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Bên cạnh đó, khi gửi văn bản đề xuất ý kiến về việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài gửi Bộ Tư pháp danh sách những người được đề nghị giải quyết cho thôi quốc tịch Việt Nam vào địa chỉ thư điện tử cuả Bộ Tư pháp: [email protected].
* Miễn thủ tục xác minh về nhân thân
Hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam phải qua thủ tục xác minh về nhân thân của cơ quan công an, tuy nhiên, hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của những người thuộc các trường hợp sau đây không phải qua thủ tục xác minh về nhân thân: Người dưới 14 tuổi; người sinh ra và định cư ở nước ngoài; người đã định cư ở nước ngoài từ 10 năm trở lên; người đã được xuất cảnh theo diện đoàn tụ gia đình (Điều 30 Luật Quốc tịch Việt Nam).
Quy định về việc miễn thủ tục thẩm tra về nhân thân cho các đối tượng nói trên là một bước cải cách thủ tục thành chính trong lĩnh vực quốc tịch, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ.
* Trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam tại cấp trung ương
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay của cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra lại hồ sơ, nếu xét thấy người xin thôi quốc tịch Việt Nam có đủ điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ ký tờ trình trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Trong trường hợp cần thiết, Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an xác minh về nhân thân của người xin thôi quốc tịch Việt Nam.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Trong trường hợp Chủ tịch nước quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam, Bộ Tư pháp sẽ thông báo quyết định của Chủ tịch nước cho người xin thôi quốc tịch Việt Nam. Trong trường hợp người xin thôi quốc tịch Việt Nam cư trú ở nước ngoài, Bộ Tư pháp sẽ gửi bản sao Quyết định kèm theo danh sách những người được thôi quốc tịch Việt Nam cho Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan thay mặt Việt Nam ở nước ngoài nơi đã tiếp nhận hồ sơ; đồng thời, Bộ Tư pháp đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 đến nay (ngày Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có hiệu lực thi hành), việc giải quyết hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam theo quy định mới đã có nhiều thay đổi, số lượng hồ sơ thuộc diện phải xác minh giảm, thời hạn giải quyết hồ sơ cũng đã được rút ngắn. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, từ ngày 01/7/2009 đến nay, Chủ tịch nước đã ký quyết định cho thôi quốc tịch Việt Nam đối với 14.179 người, trong đó chủ yếu là công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài xin thôi quốc tịch Việt Nam (chiếm khoảng 98%). Trong số công dân Việt Nam đang cư trú tại nước ngoài xin thôi quốc tịch Việt Nam thì có 9.162 công dân đang cư trú tại Đài Loan, số này chủ yếu là phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan, nay xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Đài Loan ổn định cuộc sống lâu dài tại Đài Loan cùng gia đình. Còn lại, chủ yếu là công dân Việt Nam hiện đang cư trú tại CHLB Đức, Hàn Quốc, Lào, Hồng Kông, Séc, Đan Mạch, Na Uy…Trong thời gian gần đây, số hồ sơ xin thôi quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam đang cư trú tại Hàn Quốc cũng tăng nhanh, do số phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc trong những năm qua đến nay đã đủ điều kiện để phía Hàn Quốc xem xét, cho nhập quốc tịch Hàn Quốc.
Có thể nói rằng, Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đã quán triệt mạnh mẽ tinh thần cải cách thủ tục hành chính của Đảng và Nhà nước. Việc quy định cụ thể thời hạn giải quyết hồ sơ, trình tự, thủ tục giải quyết vào luật và việc minh bạch hóa các kết quả giải quyết hồ sơ như đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp cũng là một cách làm mới, tạo điều kiện tối đa để người dân khắp mọi nơi dễ dàng tiếp cận những thô...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa ở cấp xã trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Khoa học Tự nhiên 0
V Xây dựng chương trình quản lý phục vụ quá trình cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại sở khoa học và công nghệ hải phòng Luận văn Kinh tế 0
A Cải cách thủ tục hải quan trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay Công nghệ thông tin 0
N Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai ở huyện Đông Anh, Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
J Cải cách thủ tục hành chính trong công tác tiếp công dân nhằm phát triển kinh tế xã hội ở Phú Thọ Luận văn Kinh tế 0
N Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân thành phố Hải Dương tỉnh Hải Dương Luận văn Kinh tế 0
G Cải cách thủ tục hải quan trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 0
M Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế xã hội tại Thành phố Đồng Hới Luận văn Kinh tế 0
P Giải pháp ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhà nước ở Kinh tế quốc tế 0
P Cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân các quận của TP Hà Nội Văn hóa, Xã hội 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top