bear_hbu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Cuộc sống sinh ra cái đẹp nhưng chưa có một định nghĩa tròn trặn viên
mãn nào về nó, đó vẫn là một khái niệm nằm trên bờ vực chênh vênh của " khả
giải " và "bất khả giải". Từ bao đời nay con đường tìm kiếm câu trả lời: cái đẹp
là gì? vẫn chưa có điểm dừng chân, và chặng đường gian nan ấy vẫn sẽ tiếp tục.
Trong nội tại mỗi con người, ai cũng ẩn sâu một chút duy mỹ, dù nhiều
hay ít, con người sinh ra vốn yêu thích cái đẹp, cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo
của con người,gắn với quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người, gắn với sự
sản sinh ra chính con người.
Cái đẹp là một hiện tượng thẩm mỹ vô cùng đa dạng và phức tạp, nó
thuộc phàm trù của lĩnh vực tinh thàn tình cảm, vừa có tính chủ quan lại vừa có
tính khách quan. Đặc biệt hơn, cái đẹp trong nghệ thuật là cái đẹp của mọi cái
đẹp, đến nghệ thuật, sự vật có giá trị thẩm mỹ tự nó đã đẹp thêm hai lần. Và tiêu
chí để đánh giá cái đẹp là chân - thiên - mỹ, trong biểu hiện phong phú cúa nó
qua tính dân tộc, tính nhân dân, tính giai cấp, tính nhân loại
Cái đẹp mỗi thời được gán vào nó một quan niệm khác nhau. thời Hy lạp
cổ đại, các nhà mỹ học duy vật như Democrit và Aistot đều cho rằng cái đẹp có
các thuộc tính: cân xứng, hài hoà, trật tự, số lượng, chất lượng…, còn các nhà
duy tâm lại phủ nhận tính khách quan mang tính khách thể của cái đẹp. Thời
trung cổ, ngươi ta cho rằng cái đẹp ở một miền cõi mơ, cõi cao vợi, không tìm
thấy ở hiện tại. Thời khai sáng, các nhà mỹ học lại cho rằng vẻ đẹp trong sáng
đầy hoà điệu, hồn nhiên là vẻ đẹp lý tưởng của con người… Ở thời phục hưng,
một thời đại thịnh vượng của nghệ thuật, với những bước ngoặt yển đổi vĩ đại,
thì quan điểm cái đẹp cũng có những khác biệt và tiêu chuẩn riêng
Thời kỳ Phục hưng bắt đầu vào khoảng thế kỷ 14 ở một số nước Châu Âu,
nó được coi là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời
kỳ Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Nó
cũng đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của Châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời
kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ Phong kiến sang thời kỳ Tư bản. Thành tựu rực
rỡ của Văn hóa Phục Hưng thể hiện trên rất nhiều các lĩnh vực, đặc biệt là nghệ
thuật.
Khi con người biết sáng tạo ra những cối xay gió, những bảo tàng, những
công trình hiện thực khác, thì con người cũng nhậ ra rằng mọi triết lý khắc kỷ
chỉ là lừa dối, và cái đẹp phải dược nhìn nhận lại bằng một nhãn quan, cảm quan
riêng. Thời kỳ phục hưng thừa nhận tính hiện hữu và tính hiển nhiên của nhiều
sự vật, không quá đặt nó vào những miền ảo tưởng miền mơ, để khẳng định
:"con người do tự nhiên sinh ra", Adam và Eva chỉ là những miền huyền thoại,
"trái đất tròn" chứ không viển vông như nhiều suy nghĩ khác.. . ừa nhìn nhận về
cái đẹp, con người thời ấy cho răngf cái đẹp trước hết là phải có tính chân thực,
tính hiện thục.
Xu hướng tạo hình sự vật và đặc điểm quan trọng nhất của tư tưởng mỹ
học Phục hưng là sự gắn bó chặt chẽ với thực tiễn nghệ thuật. Nó không phải là
thứ tư tưởng mỹ học trừu tượng mà là tư tưởng mỹ học cảm tính, thực tiễn. Nó
xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và có sứ mệnh giải quyết những nhiệm vụ thực
tiễn.
Lêôn Battixta Anbécti (1404 – 1472) coi con người là phần tốt nhất của tự
nhiên, có “yếu tố tối thượng và thần thánh, đẹp hơn tất cả những gì vô sinh”.
Ngoài khả năng học tập, trí thông minh, tính thánh thiện, Chúa còn đặt vào con
người “tâm hồn tính điềm đạm, lòng dũng cảm, tính xấu hổ, khiêm tốn và những
mong muốn vinh quang”. Anbécti cho rằng, hạnh phúc không lệ thuộc vào số
mệnh mà phụ thuộc vào bản thân con người, thói xấu của con người là sự dốt
nát. Ông khẳng định quan hệ chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, đòi hỏi các nghệ
sĩ phải vững cả tay nghề lẫn lý luận. Về cái đẹp, ông cố gắng tìm ra cơ sở khách
quan của nó là sự thống nhất hài hòa giữa các bộ phận trong một chỉnh thể
chung. Con người theo tự nhiên từ đấy là một trong những ý muốn chính của các
nghệ sĩ. Đến thế kỷ thứ 25, các nghệ sĩ đã đạt đến miêu tả tự nhiên gần như hoàn
hảo. Ngay trước Vasari, nhiều nhà thơ như Boccaccio đã khen ngợi họa sĩ Giotto
có thể vẽ lại sự vật giống như trong tự nhiên mà không có ai trước ông đạt được.
Gắn liền với yêu cầu tự nhiên trong nghệ thuật, ca ngợi con người là sự
tôn vinh cái đẹp thời kỳ Cổ đại của các nghệ sĩ. Người ta ngưỡng mộ các tác
phẩm nghệ thuật thời Cổ đại như là các thí dụ điển hình trong việc miêu tả theo
tự nhiên và vì thế là các thí dụ đáng được mô phỏng theo trong lúc tự diễn đạt tự
nhiên. Ngoài ra nhà lý thuyết về kiến trúc người Ý Alberti , còn đòi hỏi các nhà
nghệ thuật "không những ngang bằng với các danh nhân thời kỳ Cổ đại mà còn
phải cố gắng vượt lên trên họ". Tức là nghệ thuật không những phải diễn đạt lại
một cách trung thực thực tế mà còn phải cố gắng cải thiện và làm hoàn hảo tấm
gương của tự nhiên. . Các công trình xây dựng Phục Hưng ở Ý được phác thảo
cân đối. Một xu hướng hồi sinh các đường nét thời kỳ Cổ đại một cách nghiêm
khắc. Nói chung khi nền văn hóa càng bám rễ sâu trong thời Trung cổ mang dấu
ấn của miền Bắc châu Âu thì phong cách kiến trúc tương tự của Phục Hưng càng
mạnh, tức là trước tiên là ở vùng Trung Âu và Bắc âu.
Các nhà điêu khắc Phục Hưng hướng về các tác phẩm tiêu biểu của thời
kỳ Cổ đại khi sáng tác. Bức tượng được làm mô hình toàn diện, con người được
biểu diễn khỏa thân, tư thế hai chân thường là theo kiểu Cotraposto cổ điển.
CÁc nghiên cứu về giải phẫu học được dùng để miêu tả lại cơ thể con người
giống như trong thực tế.
Những tác phẩm phân tích trên đây là đỉnh cao cho tư tưởng thẩm mỹ thời
đại Phục Hưng. Một thời đại mà cái đẹp hướng vào con người và thiên nhiên.
Nếu ở thời kỳ trung cổ, hình tượng con người được diễn tả với đôi mắt mở to
như nhìn vào cõi hư vô, tư thế cúi xuống để thể hiện sự cầu xin, ngước lên để
sám hối, gương mặt hốc hác, thân hình kéo dài ra thì trong nghệ thuật Phục
Hưng con người được diễn tả đẹp đẽ, trong sáng với sự cân xứng hài hoà giữa vẻ
đẹp ngoại hình và chiều sâu của nội tâm. Nếu tư tưởng thẩm mỹ của thời kỳ
trung cổ lấy thánh thần làm đích để đánh giá và phấn đấu thì tư tưởng thẩm mỹ
Phục Hưng lấy chính con người, coi con người là thước đo mọi giá trị, là trung
tâm của vũ trụ.
Cái đẹp là phạm trù cơ bản và trung tâm của mỹ học, là khát khao cươn
tới cuỷa con người. Cái đẹp thanh lọc tâm hồn con người, và nói như
Doxtoievxky, cái đẹp cứu rỗi thế giới.Cho dù mỗi thời đại, chuẩn mực cái đẹp
có khác nhau, thì đó vẫn là một cái đích hướng đến của nhân loại, và cái đẹp, có
giá trị tự thân nó , chưa chưa hẳn mỗi một quan điểm đánh giá về nó đã là một
điều tuyệt đối
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

mailan199

New Member
Re: [Free] Cái đẹp của nghệ thuật trong thời kỳ Phục Hưng

bạn cho mình xin link bài này mình đang cần gấp. Thank nhiều
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top