phuonganh1202
New Member
Download miễn phí Tiểu luận Cái đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Tuân
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-tieu_luan_cai_dep_trong_cac_sang_tac_cua_nguyen_tu.AcHYYsc4BA.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57091/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ủa điều thiện của cái đẹp”. Các tác phẩm văn học chân chính luôn nuôi dưỡng trong nó cái đẹp - phạm trù cơ bản và trung tâm của Mỹ học. Văn học nghệ thuật tựa như một dòng chảy mát lành nuôi dưỡng tâm hồn của biết bao cuộc đời, bao thế hệ. Vì vậy mà những “Trà Hoa nữ” của Vecđi, những “Hồ thiên nga” của Traicopxki, những điệu Valse của Giôhanstrauss mãi mãi ngân vang những thông điệp thẩm mỹ cho công chúng hôm qua, hôm nay và mai sau.Là “cả một định nghĩa về người nghệ sĩ”, cả cuộc đời Nguyễn Tuân luôn luôn khao khát theo đuổi và kiếm tìm cái đẹp. Ông lúc nào cũng muốn lăn cả cái vỏ của mình trên trái đất, thêm những cảm giác mạnh thèm được đi nhiều để thay đổi thực đơn cho giác quan. Có khi ông tự nhận mình là một lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp cho cuộc đời. Cái đẹp tựa như hơi thở, như nguồn sống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
“Mỹ học là triết học của sự sáng tạo nghệ thuật” (Hêghen). Mỹ học có thể coi là phương pháp luận của nghệ thuật là triết luận về nghệ thuật. Nghệ thuật là hình thái cao nhất của sự đồng hoá thế giới thẩm mỹ theo quy luật của cái đẹp. “Nói nghệ thuật là nói sự cao cả của tâm hồn. Đẹp tức là một cái gì cao cả, đã nói đẹp là nói cái cao cả. Có khi nhà văn tả một cái rất xấu, một tội ác, một tên giết người. Nhưng cái nhìn, cách miêu tả đó phải cao cả” (Nguyễn Đình Thi). Nói đến nghệ thuật là nói đến phạm trù cái đẹp, trong đó sắc điệu thẩm mỹ chính là giá trị thẩm mỹ tương ứng giữa chủ đề và cảm hứng của tác phẩm. Một tác phẩm văn học có thể gợi ra trong lòng ngườ những rung động, cảm xúc thẩm mỹ vừa cụ thể sinh động, lại vửa có sức khái quát cao. Xét về bình diện cái đẹp, những rung động mà người đọc có được có khi còn phụ thuộc vào tầm vóc tác phẩm và tài năng của nhà văn. Người ta có thể khẳng định những tác phẩm văn chương càng sâu sắc vĩ đại, những tác gia tác giả càng tài hoa độc đáo thì giá trị thẩm mỹ đem lại càng sâu, càng cao. Bởi vì lúc đó, quan điểm về cái đẹp, hay nói mộ cách khác là thế giới quan Mỹ học của nhà văn đã tác động sâu sắc và mạnh mẽ đến người đọc, tạo ra một hiệu ứng thẩm mỹ. Sắc điệu thẩm mỹ của tác phẩm chính là ở chỗ nhà văn phê phán quyết liệt cái ác, cái xấu để người ta căm ghét nó, nhà văn viết những trang trữ tình đằm thắm để người ta yêu hơn con người và cuộc đời, nhà văn viết về những cái chua chát day dứt để khến người ta trăn trở, suy nghĩ để vươn lên. Thế nên cái chết đau khổ của đôi trai tài gái sắc Phécđinăng và Luidơ trong vở kịch “Âm mưu và tình yêu” của Sinle mãi mãi đốt cháy trong lòng người xem một ngọn lửa tình yêu mãnh liệt. Thế nên bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo chưa bao giờ thôi ám ảnh con người về nỗi đau của sự tha hoá đến tận cùng. Thế nên “không còn Leptônxtooi, không còn thời đại đó nữa. Nhưng nàng Natasa cho đến nay vẫn nhẩy trong buổi vũ hội đầu tiên của mình. Và cho đến nay, công tước Amđrây vẫn hấp hối một cách bất tử”.
Để cho ra đời những hình tượng nh bất hủ như thế, nhà văn phải coi việc đeo đuổi những giá trị chân - thiện - mỹ tựa như một nhu cầu bức xúc của bản thân. Cũng như Nguyễn Tuân, ông “luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi trang đời của mình cũng là một trang nghệ thuật… Đó là thái độ thẩm mỹ đặc biệt riêng của ông với cuộc sống” (Nguyên Ngọc) ông đặc biệt tin vào kho cảm giác của mình rồi “vênh váo giữa cuộc đời” trong cái khát khao “tui muốn mỗi ngày cho tui cái say của rượu tối tân hôn”. Cái đẹp trong văn chương của Nguyễn Tuân không chỉ đem tới cho người dọc giá trị trông nhìn và thưởng thức, mà còn giúp con người nhìn trân trọng và nâng niu nó. Điều đó thể hiện sâu sắc nhất trong quan điểm về cái đẹp của Nguyễn Tuân cùng phong cách sáng tác của ông.
Bất cứ một nhà văn chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lý tưởng thẩm mỹ, một quan niệm nghệ thuật để từ đó phấn đấu vươn theo nó. Với Nguyễn Tuân, quan niệm nghệ thuật của ông đồng nghĩa với quan niệm về cái đẹp. Ông là người đi theo quan niệm “nghệ thuật vì nghệ thuật” (văn chương trước hết vì văn chương, nghệ thuật trước hết vì nghệ thuật). Nguyễn Tuân chủ trương cái đẹp của văn chương không có nội dung xã hội. Văn chương nghệ thuật đứng trên mọi thứ trên đời. Nguyễn Tuân quan niệm “viết văn không khuynh hướng” khát vọng lớn lao đeo đuổi suốt cuộc đời ông chính là hướng tới cái đẹp, cái đẹp duy nhất. Chính sự khát khao cái đẹp và tôn thờ cái đẹp thể hiện rất sâu sắc quan điểm duy mỹ của Nguyễn Tuân.
Quan điểm về cái đẹp, về chất Mỹ học của Nguyễn Tuân có điểm gặp gỡ với quan điểm Mỹ học của nhà triết học Đức Kantơ “cái đẹp không ở má hồng người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình”. Quan điểm Mỹ học của Nguyễn Tuân mang đậm nét màu sắc tôn giáo, có tính chất cứu rỗi.
Nguyễn Tuân rất trân trọng cái đẹp. Ông luôn luôn nhìn con người và cuộc đời dưới góc độ thẩm mỹ. Qua đó, người đọc thấy được những phát hiện tinh tế, sắc sảo, tìm ra những nét tương phản giữa cái thẩm mỹ và phản thẩm mỹ.
Nguyễn Tuân khao khát săn tìm và ngợi ca cái đẹp. Nhưng cái đẹp mà người ta tìm thấy trong văn chương của ông lại là cái đẹp trong quá khứ. Ông đã thể hiện sự phủ định hiện thực bằng việc trở về tìm những nét đẹp xưa của một thời vang bóng. Ông ngợi ca những thú chơi thanh tao: thả thơ, đánh thơ, uống trả, chơi hoa… Nguyễn Tuân đưa a về lối sống của người xưa và bản thân ông cũng đắm chìm trong những vẻ đẹp ấy trong sự nuối tiếc, ngậm ngùi cho một cái gì đã mất hút vào xa xưa. Vũ Ngọc Phan đã từng nhận xét: “Đọc vang bóng một thời giống như việc ngắm một bức tranh cổ”. Bức tranh cổ đó có hình ảnh của những chiếc ấm đất, những chén trà sương…, mà thấp thoáng đâu đó là những cụ Sáu, cụ Ấm… hiện thân của một lớp nhà Nho sống thanh bạch nhàn nhã trầm tĩnh. Người ta có cảm tưởng Nguyễn Tuân đang vẽ lên một bức tranh thuỷ mặc về những con người đang đi lượm lặt những nhành hoa cuối mùa để chống lại xã hội Âu hoá, cái xã hội đang huỷ hoại nền văn hoá cổ truyền của dân tộc. Những nhân vật trong các sáng tác của ông phần lớn là những Nho sĩ tài tử ham xê dịch và vô cùng tài hoa. “Ném bút chì” thì phải đến mức “vết thương gọn gàng vừa đúng quãng đầu gối và cặp giờ chưa lìa hẳn, vẫn còn ính vào đùi bởi lần da hoen máu”, nhận được “chữ người tử tù” mà “ngục quan cảm động, vái tên tù một vái và nó một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào”… Tất cả những việc đó đã được nâng lên trở thành đỉnh cao của nghệ thuật. Điều đó cũng thể hiện quan điểm của Nguyễn Tuân về cuộc đời và con người. Ông cho rằng con người phải có một giá trị nhất định mà cái tài hoa nhất, đáng ca ngợi nhất chính của con người chính là việc họ dã trở thành nghệ sĩ trong chính công việc của mình. Đó là hình ảnh c