Download miễn phí Luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân
Mục Lục
Trang
MỞ ĐẦU1
1. Lý do chọn đềtài. 1
2. Giới hạn của đềtài . 2
3. Lịch sửvấn đề. 4
4. Phương pháp nghiên cứu .15
5. Những đóng góp của luận văn .16
6. Kết cấu của luận văn .16
Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân .17
1.1.Vềkhái niệm cảm hứng .17
1.2.Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân . 20
1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác và ngọn nguồn, đối tượng tạo nên
cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân . 20
1.2.2. Vềcảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân. 21
1.2.3.Cảm hứng yêu thương và trân trọng con người . 28
1.2.4.Cảm hứng vềnhững sinh hoạt văn hoá ởvùng thôn quê . 45
Chương 2. cách trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân62
2.1. Các vấn đềvềcách trần thuật trong loại hình tựsự. 62
2.2.cách trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân 64
2.2.1.Kiểu người trần thuật lạnh lùng . 65
2.2.2. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật . 72
2.2.3.cách trần thuật khách quan và những truyện ngắn mang
dấu ấn tựtruyện của Kim Lân . 74
2.3.cách trần thuật chủquan trong truyện ngắn của Kim Lân 79
2.3.1. Kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện 80
2.3.2. Kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là
một nhân vật . 85
Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân .92
3.1.Cấu trúc trần thuật trong tác phẩm tựsự. 92
3.2.Các dạng cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 93
3.2.1.Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tựthời gian. 94
3.2.2.Dạng cấu trúc trần thuật rẽngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần
thuật, ởnhiều thời điểm khác nhau .99
3.2.3.Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí .105
3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tựthời gian .111
Kết luận .116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-01-29-luan_van_cam_hung_chu_dao_va_nghe_thuat_tran_thuat.Naq5E4NdxI.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-57285/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ng minh, hóm hỉnh và tàihoa. Có thể nói, trong các truyện ngắn viết về đề tài những sinh hoạt văn hoá của
Kim Lân, người dân quê được thể hiện hoàn toàn khác so với hình ảnh người
nông dân trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn. Họ không phải là những
người bẩn thỉu, dốt nát như trong Hai vẻ đẹp của Nhất Linh:
Mỗi lần nhìn người nhà quê nhem nhuốc ngồi bệt xuống đất, bên những đống rác hôi hám, hàng bán lèo
tèo mấy thứ quà vặt bẩn thỉu, đầy các bụi và mỗi lần ngửi thấy mùi quần áo, mùi mồ hôi của người lẫn với trăm
nghìn thứ mùi khác ở các hàng xông lên, Doãn có cái cảm tưởng khó chịu về sự bất dịch của xã hội quê, bao giờ
cũng khốn nạn, cũng xơ xác.
Mô tả phong tục, Kim Lân có thể đi vào những khía cạnh khác nhau của
cuộc sống nông thôn. Trong truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ, mẹ Tư với thầy
Tư lấy nhau không phải vì tình cảm. Họ lấy nhau vì nhu cầu cần có sức lao động
để làm nông nghiệp. Đây là một nhu cầu khá phổ biến trong các gia đình ở nông
thôn thời trước:
52
Tư là con vợ ba. Thầy mẹ anh lấy nhau không phải là đôi bên bác mẹ gả
bán, không phải nhà hiếm hoi, không phải tình yêu. Cha anh hơn mẹ anh đến ba
mươi tuổi. Mẹ già anh lấy mẹ anh về để có người cáng đáng việc đồng. Vốn là
người quê mùa, nên việc đồng mẹ anh rất thạo. Mẹ già anh rất chiều quý, họ
chiều vậy chẳng qua là muốn chạy việc [54, tr.26].
Nhà văn Kim Lân từng nói:
Đất có lề quê có thói, văn hoá được tích tụ từ hàng nghìn năm, hàng trăm
năm. Nó tồn tại và phát triển trong mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi làng xã…
và từng làng được ghép thành cộng đồng, thành dân tộc, quốc gia… văn hoá
phải thuộc về một xã hội đang sống, chứ không phải cái gì cố định. Văn hoá,
hay như ta nói đất lề quê thói, không phải mỗi lúc mà có, cũng không phải mỗi
lúc mà mất được [1, tr.88].
Viết về phong tục, Kim Lân tiếp cận đề tài này ở nhiều phương diện khác
nhau. Trong truyện ngắn Đuổi tà, tác giả đã tái hiện một cách sống động tập tục
đuổi tà trừ ma mang đậm màu sắc dân gian. Đuổi tà là một tập tục đã gắn bó, ăn
sâu vào đời sống tâm linh của người dân quê. Mọi người ai cũng hiểu việc đuổi
tà có ảnh hưởng đến sự thịnh đạt suy vi của cả dân làng. Với vốn hiểu biết và sự
quan sát tinh tế, Kim Lân đã tái hiện một cách tỉ mỉ, sinh động nghi thức cúng lễ
và sinh hoạt tâm linh của người dân quê. Đây là cảnh chuẩn bị cho nghi lễ đuổi tà
đầu năm:
Các cậu lặng lẽ bày các thứ xuống chiếu dưới một mâm gạo trắng, một đĩa
muối, hai đĩa xôi, một con gà sống luộc chín vàng ửng uốn theo hình con
phượng, ở mỏ có cắm một chiếc hoa hồng, và một thúng toàn những thanh tre
vót sẵn.
- Đủ cả đấy chứ?
- Đủ cả đấy ạ.
- Một cậu mài cho tui một đĩa mực. Một cậu mài cho tui một đĩa son nhé.
- Vâng.
- Còn chỗ gạo, hai cậu đỗ lẫn muối vào trộn cho đều rồi xúc ra bốn cái đĩa
con [54, tr.125].
53
Còn đây là cảnh đuổi tà pha chút rùng rợn, huyền bí có nhiều
người tham gia:
Đến đền, ông tự Năm treo chiếc đèn cho cậu nhà oản, rồi sấn bước tiến lên trước. Một tay cầm kiếm gỗ,
một tay cầm cây gậy tầm xích, mắt nhìn thăm thẳm về phía trước như soi mói trong khoảng không những hình
ảnh vô hình…Ông tự xăm xăm tiến vào trong đền, cắm cây gậy tầm xích vào chiếc giá đặt trước hương án. Ông
tự Năm tay bắt quyết, miệng hô như quát tháo, ông chạy sầm sầm đủ bốn gốc đền. Trong khi ấy, bốn cậu nhà
oản chia ra bốn nơi ném gạo muối tứ tung. Và ông tự đã chờ sẵn từ trước, khua chiêng trống ầm ầm. Bỗng ông
tự Năm sầm sầm chạy ra ngoài sân đền. Bốn cậu nhà oản chạy theo ném gạo muối.
Ông tự miệng quát tháo, tay bắt quyết và giơ nắm hương thư
phù lên nền trời. Đốm lửa đỏ vạch những nét ngoằn ngoèo trong
bóng tối. Bốn cậu nhà oản chia nhau dựng bốn chiếc bùa bên bốn
cột cái nhà tiền tế [54, tr.128 - 129].
Qua nghi lễ đuổi tà, người đọc nhận ra quan niệm của người dân quê: những
sinh hoạt tâm linh luôn hỗ trợ cho hoạt động vật chất của con người. Và con
người muốn lợi dụng sức mạnh siêu nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình.
Sau những nghi lễ ấy, cuộc sống con người như thuận lợi, tốt đẹp hơn. Nỗi niềm
hạnh phúc thấm đẫm trong từng cảnh vật và mỗi con người:
Cảnh vật như thấm nhuần một nguồn sống mới mẻ. Mấy cây đa hai bên hồi
đền vừa đổi lá. Những búp non hồng hào mẫm mạp vươn lên hớp lấy ánh sáng,
lấy khí trời. Trẻ con hớn hở trong áo mới, sự sung sướng bồng bột, hồn nhiên
trên nét mặt ngây thơ. Tiếng chúng nó vang vang trong gió. Đôi lúc những xác
pháo hồng bay tung lên như muôn nghìn bông hoa đỏ quấn quít cả những tà áo
mới. Hạng lớn hớn hở hơn thì túm năm tụm ba mê mẩn với quân bài. Những cô
gái đến thì e lệ trong áo mới theo mẹ ra đền lễ thờ với một niềm vui kín đáo.
Những cậu trai mới lớn hãnh diện với điếu thuốc lá phậm phè trên môi. Các bô
lão, mặt đỏ gay, hể hả được ngày say tuý luý. Ai ai cũng vui. Tất cả những vẻ
đăm chiêu vì cuộc sống hàng ngày không còn vương trên mặt họ lúc này [54,
tr.130].
54
Họ sống chan hoà với nhau quên đi những tị hiềm trước đó. Hạnh phúc của
người dân quê thật đơn giản và mộc mạc. Cứ như thế, những trang viết của Kim
Lân đưa người đọc đến với không khí ngày xuân mang đậm sắc thái của làng quê
Bắc Bộ.
Như đã trình bày ở phần trước, trong các truyện ngắn lấy cảm hứng từ
những sinh hoạt văn hoá ở làng quê, Kim Lân đã phát hiện những nét tài hoa ở
những con người vào hạng dân thường, thậm chí cùng kiệt khổ thất thế trong xã hội.
Đó là những nét tài hoa trong những thú chơi như: nuôi gà chọi, nuôi chim, tạo
dựng vườn cảnh, trong môn võ vật… Các nhân vật như Cả Chuẩn (Con Mã
Mái), Trưởng Thuận (Đôi chim thành), Ông lão làm nghề múa rối rong (Anh
chàng hiệp sĩ gỗ)… không có điều kiện tích luỹ kinh nghiệm và phát triển tài
hoa trong các thú chơi tao nhã như các nhân vật của Nguyễn Tuân trong Vang
bóng một thời. Ở các nhân vật của Kim Lân, cái tài hoa là cái tài hoa dân dã, tài
hoa của người dân quê. Dù có điểm khác nhau nhưng khi viết về các thú chơi
được coi là tao nhã, cả Kim Lân và Nguyễn Tuân đều xem những thú chơi này là
hiện thân của cái thiện, cái mỹ và nó có khả năng di dưỡng tâm hồn con người.
Xưa nay, con người dù là con người ở phương Đông hay ở phương Tây, vẫn
được coi trọng về cả hai mặt: phẩm chất đạo đức và tài năng. Đạo đức là phẩm
chất phổ biến ở con người, ai cũng có thể đạt được tuy ở những mức độ khác
nhau nhưng phẩm chất tài năng thì không phải ai cũng có thể có được, đạt được.
Phẩm chất đạo đức thể hiện trong sự tự ứng xử hàng ngày với bản thân và trong
quan hệ với đối tượng bên ngoài. Nó làm cho con người tốt hơn, đúng đắn hơn.
Phẩm chất tài năng giúp nâng cao giá trị con người, là yếu tố cần thiết để con
người tạo dựng sự nghiệp lớn. Thông thường, phẩm chất tài năng luôn đ