Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
A Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài .............................................................................. 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................. 2
3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 4
4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................... 4
5 Mục đích nghiên cứu.......................................................................... 5
6 Cấu trúc luận văn................................................................................ 5
7 Đóng góp của khoá luận..................................................................... 6
B Phần nội dung
Chương I Cơ sở lý luận ......................................................................... 7
1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo.................................................. 7
1.1 Cảm hứng tư tưởng ...................................................................... 7
1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo ................................ 8
2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam ............................. 11
2.1 Từ văn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945....................... 11
2.2 Giai đoạn 1945 – 1975 ................................................................ 13
2.3 Sau năm 1975 đến nay ................................................................ 15
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của
Nguyễn Minh Châu sau 1975 ...................................................................... 19
1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ............ 19
1.1 Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh
mình................................................................................................................ 19
1.2 Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính.................... 32
2 Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của
con người trong mỗi tác phẩm .................................................................... 41
2.1 Niềm trân trọng đối với con người............................................... 41
2.2 Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con
người............................................................................................................... 56
C Phần kết luận ........................................................................................ 66
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 68
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiTÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tuấn Thành và Vũ Nguyễn (tuyển chọn). 2007. Truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, tác phẩm và dư luận. NXB Văn học.
2. Đại học quốc gia, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí văn nghệ Quân đội.
1999. 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng Tháng 8. NXB Đại học
quốc gia Hà Nội.
3. Đỗ Đức Hiểu. 2000. Thi pháp hiện đại. Hà Nội: NXB Hội nhà văn.
4. Đặng Thai Mai. 1997. Toàn tập, tập I,II. NXB Văn học Hà Nội.
5. G. N. Pospelov (chủ biên). 1985. Dẫn luận nghiên cứu văn học I. NXB Giáo
dục.
6. Hà Minh Đức. 2000. Đi tìm chân lý nghệ thuật (tiểu luận, phê bình). NXB
Văn Học Hà Nội.
7. Hà Xuân Trường. 1986. Văn học, cuộc sống và thời đại. NXB Văn học Hà
Nội.
8. Hoàng Ngọc Hiến. 1997. Văn học và học văn. Hà Nội: NXB Văn học.
9. Hoàng Ngọc Hiến. 2006. Những ngả đường vào văn học. Hà Nội: NXB Giáo
dục.
10. Lương Duy Trung (chủ biên). 1993. Văn học và ngôn ngữ (kỷ yếu). Trường
Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Đức Khuông. 2005. Tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam trong con
mắt người nước ngoài. NXB Đại học sư phạm.
12. Nguyễn Minh Châu. 2006. Tuyển tập truyện ngắn. NXB Văn học
13. Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Đức Khuông (tuyển chọn và giới thiệu).
2005. Tìm hiểu nhà văn và tác phẩm trong nhà trường. NXB Đại học sư
phạm.
14. Nguyễn Thị Bình. 1999. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải - Nhà văn và tác
phẩm trong nhà trường. NXB Giáo dục.
15. Nguyễn Trọng Hoàn (giới thiệu và tuyển chọn). H, 2001. Nguyễn Minh
Châu, tác giả, tác phẩm. NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Văn Kha. 2003. Nguyễn Minh Châu, nhà văn chiến sĩ. NXB Hội
nghiên cứu và giảng dạy Văn học TP Hồ chí minh.
17. Nguyễn Văn Long và Lã Nhâm Thìn (chủ biên). 2006. Văn học việt nam sau
1975, những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy. NXB Giáo dục.
18. Phạm Đăng Dư và Lê Lưu Oanh. 2002. Giáo trình lý luận văn học. Bộ giáo
dục và đào tạo, Đại học Huế, TT Đào tạo từ xa.
19. Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La
Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình. 2004. Lý luận văn học. NXB Gíao dục.
20. Tôn Phương Lan (sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu). 2002. Nguyễn Minh
Châu, Trang giấy trước đèn. NXB khoa học xã hội.21. Tôn Phương Lan. 2002. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu. NXB
Khoa học xã hội.
22. Lý luận và phê bình văn học. 1996. Văn học và cuộc sống. NXB Lao động.
23. Vân Trang, Ngô Hoàng, Bảo Hương (sưu tầm và biên soạn). 1997. Văn học
1975-1985, tác phẩm và dư luận. NXB Hội nhà văn Hà Nội.
24. Văn học và tuổi trẻ, số 8/ 2001.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiMỤC LỤC
Lời cảm ơn
A Phần mở đầu 1
1 Lý do chọn đề tài ................................................................. 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1
3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 2
4 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 2
5 Mục đích nghiên cứu........................................................................................... 3
6 Cấu trúc luận văn ................................................................................................ 3
7 Đóng góp của khoá luận...................................................................................... 3
B Phần nội dung........................................................................................................ 5
Chương I Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5
1 Cảm hứng và cảm hứng nhân đạo................................................................... 5
1.1 Cảm hứng tư tưởng ....................................................................................... 5
1.2 Cảm hứng nhân đạo và chủ nghĩa nhân đạo ................................................. 5
2 Cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt Nam hiện đại ................................ 6
2.1 Từ văn học dân gian đến văn học giai đoạn 1945........................................ 6
2.2 Giai đoạn 1945 – 1975................................................................................. 7
2.3 Sau năm 1975 đến nay ................................................................................. 7
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh
Châu sau 1975 ............................................................................................................... 8
1 Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người ............................. 8
1.1 Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh mình ............. 8
1.2 Phê phán những hành động giả trá, thiếu nhân tính..................................... 8
2 Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của con người
trong mỗi tác phẩm.......................................................................................................
9
2.1 Niềm trân trọng đối với con người................................................................ 9
2.2 Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi con người ........... 10
C Phần kết luận.......................................................................................................... 10Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Mỗi sáng tác văn học đều bắt nguồn từ đời sống, mà “cái thiện và cái ác gắn
liền với những hiện tượng trong đời sống, từ tâm trạng đến hành động của con
người và cũng là đối tượng phản ánh, sáng tạo trong nghệ thuật” [6; 33-34]. Nói
như thế có nghĩa là trong quá trình tiếp xúc hiện thực hai mặt tồn tại trong tương
quan đó, nhà văn chiêm nghiệm và nhận ra “trong con người đang sống lẫn lộn
người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác quỷ” [12; 133], từ đó
hình thành nên cảm hứng, nguồn động lực thôi thúc họ phản ánh vào tác phẩm.
Bằng nhãn quan nghệ sĩ, họ luôn cúi xuống những số phận, những con người ở mọi
tầng lớp từ nhiều góc độ để tìm tòi, phát hiện ra “chất người” bị hoà vào những bề
bộn, ngổn ngang của cuộc sống, để từ đó họ lên tiếng ngợi ca hay phê phán nhằm
khẳng định những chân giá trị, những phẩm chất tốt đẹp nơi con người.
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn trưởng thành trong thời kì kháng chiến
chống Mỹ và đặc biệt ông là nhà văn đi tiên phong ở thời kì đổi mới. Ông sớm nhận
ra được trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt thiện – ác. Vì thế, sau năm 1975,
khi đất nước được giải phóng, Nguyễn Minh Châu đã thẳng thắn soi rọi vào thực tế
chiến tranh, ông đã phát hiện ra đằng sau những con người cao cả, “thánh nhân” ấy
là những thói nhỏ nhen, ích kỷ, tham sống sợ chết. Ông nhìn thấy được nỗi ân hận,
day dứt đến tột cùng của họ về những lỗi lầm trước đây khi đang sống thật với lòng
mình, đang nhìn thẳng vào sự thật cuộc đời mình. Và ông đã phản ánh vào các sáng
tác của mình để người đọc cùng chiêm nghiệm, cùng nhận ra những điều tưởng
chừng như không thể có trong những lúc ranh giới giữa sống và chết rất mong
manh. Vậy mà nó vẫn xảy ra và nó trải đều qua mỗi số phận con người trong xã hội.
Quen sống với hào khí chiến công làm cho người ta không ngừng nảy sinh
những điều dối trá, mập mờ và vì hoàn cảnh mà con người ta dường như tạm quên
đi ý thức tìm về sự thật, thậm chí có thể bị dị ứng khi phát hiện ra sự thật. Nguyễn
Minh Châu không như thế, với ông lúc này đây không còn chiến tranh chống kẻ thù,
thì con người cần nhìn thẳng vào sự thật, cần đấu tranh với chính bản thân mình, với
chính những sai lầm của bản thân để tự phê phán, để sửa chữa, để hoàn thiện cuộc
đời. Hơn nữa, Nguyễn Minh Châu cũng đã đi tìm cái “hạt ngọc”, “cái sợi chỉ xanh
óng ánh” ẩn sâu trong những thân phận con người đã lầm lạc để từ đó nâng con
người lên một tầm cao hơn, hoàn thiện nhân cách con người.
Sau 1975, sự tự ý thức và tinh thần nhân bản là cảm hứng chủ đạo của nền văn
học. Nguyễn Minh Châu cũng đã góp mặt cùng trào lưu bằng một mảng những sáng
tác đậm chất nhân văn qua một loạt các tập truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến
tàu tốc hành” (1983); “Bến quê” (1985); “Cỏ lau” (1989). Tác giả đã dõi theo từng
bước đi, từng việc làm, từng suy nghĩ và từng phút giây tự vấn lương tâm vì lầm lạc
của những con người trong tác phẩm. Sau đó bằng sự cảm thông sâu sắc cũng như
lòng trân trọng, tràn đầy tình yêu thương, ông đã khẳng định bên trong mỗi con
người đều có hai mặt thiện - ác, nhưng lúc nào họ cũng luôn vươn lên, hoàn thiện
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 2
mình, đấu tranh loại bỏ mặt tiêu cực của bản thân để giữ lại phẩm chất tốt đẹp vốn
có trong mỗi con người.
Nhận được những điều đó qua các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, chúng tôi
chọn đề tài này như một sự say mê tìm tòi, phát hiện và chứng minh điều tác giả đã
khẳng định.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề mà đề tài thực hiện đã có rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Tuy
nhiên, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận từ các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung,
dường như sự tập trung không phải là xâu chuỗi toàn bộ sáng tác của nhà văn mà
điểm dừng trên từng tác phẩm riêng lẻ vì thế chưa khái quát thành một hệ thống.
Trước hết, xuất phát từ lập trường Xã hội học
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Hoàn đi sâu vào truyện ngắn “Bức tranh” để đi
sâu khai thác “cuộc đấu tranh nội tâm với khát vọng tìm tòi và phục hiện ánh sáng
nhân tính trong khả năng tự thức tỉnh của “con người bên trong con người”
(Bakhtin)” [15; 143]. Tác giả đi vào những trạng huống tâm lý nhân vật phức tạp với
diễn biến đa chiều, những hình thức nghệ thuật đặc sắc nhằm thể hiện tư tuởng chủ
đề của tác phẩm là khát vọng thức tỉnh lương tâm, hướng tới cái đẹp của sự hoàn
thiện nhân cách trong cuộc sống .
Cũng từ góc độ này, N.I.Niculin trong “Nguyễn Minh Châu và sáng tác của
anh” đã thấy được qua truyện vừa “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”. Sự lo
lắng của nhà văn, khát vọng bảo vệ tất cả những gì tích cực, đẩy lùi cái ác, đã bộc lộ
rõ rệt trong cuốn sách mới này của anh. Ngay ở đây anh vẫn giữ một niềm tin không
chút dao động vào cái đẹp tâm hồn của con người. Ở các truyện ngắn như “Bức
tranh”, “con người bị phán xét bởi lương tâm mình, không gì khe khắt và công bằng
hơn sự phán xét này” [15; 291].
Thứ hai, từ góc độ nội dung tư tưởng
Các tác giả tìm hiểu cảm hứng ngợi ca và phê phán nhưng chỉ trong một vài tác
phẩm riêng lẻ.
Hồ Hồng Quang phát hiện ra qua những tác phẩm về chiến tranh những năm
1980 có một sự chiêm nghiệm lại về cuộc chiến và người lính cách mạng của
Nguyễn Minh Châu, tìm hiểu hai mặt tương phản của hai lớp người trong chiến
tranh: người anh hùng và kẻ đớn hèn như Lực trong “Cỏ lau” và Thái trong “Mùa
trái cóc ở miền Nam” hay trong chính bản thân của mỗi con người như Lực vừa là
một con người anh dũng trong chiến đấu, cao thượng trong tình yêu, trong ứng xử
vừa có những lúc nhỏ nhen, tự ái, thù vặt.
Phạm Quang Long nhìn thấy thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người:
niềm tin pha lẫn lo âu. Nhà nghiên cứu cho rằng “Những tác phẩm như “Cơn
giông”, “Bức tranh”, “Mùa trái cóc ở miền Nam”, “Cỏ lau” viết trong những nămCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 3
cuối đời ông chính là sự thể hiện nỗi đau đời mà ông đã day dứt trong bao nhiêu
năm ấy” [15; 268-269].
Đối với tác giả Huỳnh Như Phương thì sự phân tích nhiều dằn vặt của người
họa sĩ trong truyện “Bức tranh” là một thái độ đạo đức bao hàm tình cảm có tội và
phần nào ý thức trách nhiệm. Vì thế, đem lại cho nó một ý nghĩa mới, đó là một vết
đen của nhân cách mà tui đã nhận ra và đang nổ lực rửa sạch đi.
Thứ ba, từ cơ sở Thi pháp học, có những tên tuổi như
Ngọc Trai, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Thị Hiếu, Lê Quang Hưng và điểm gặp
gỡ giữa các nhà nghiên cứu là chỉ dừng lại khám phá những xung đột nội tâm,
những trăn trở, day dứt của con người trong tác phẩm “Bức tranh”, “Người đàn bà
trên chuyến tàu tốc hành”, “Khách ở quê ra” và “Phiên chợ Giát”.
Chu Văn Sơn đi vào cảm hứng ca ngợi trong tác phẩm “Cỏ lau”. Xem vẻ đẹp
nữ tính của Thai, thiên chức làm mẹ, làm vợ là linh hồn của tác phẩm “Cỏ lau”, từ
đó không ngừng nhận ra “hạt ngọc” trong tâm hồn những con người trong tác phẩm.
Còn Hoàng Ngọc Hiến có trải cái nhìn từ truyện “Bức tranh” đến “Phiên chợ
Giát”. Ở “Bức tranh” tác giả chú ý đến quá trình tự nhận thức của người hoạ sĩ. Còn
trong “Phiên chợ Giát” thì chú ý quan hệ giữa Bò Khoang và lão Khúng ở con người
nông dân là quan hệ “lẫn lộn bò và người”, “hai mà một, một mà hai”.
Đỗ Đức Hiểu thì tìm hiểu tác phẩm Phiên chợ Giát như “là một tâm trạng lớn,
là những cảm xúc và những suy tư sâu thẳm, một văn bản đa thanh, một tác phẩm
nghệ thuật mở, một bức tranh lạ lùng, tức là Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn” [3;
250].
Tôn Phương Lan đi vào tìm hiểu cảm hứng nhân đạo ở tư tưởng nghệ thuật,
quan niệm về hiện thực và con người, tìm hiểu về nhân vật, tình huống và điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
Hoàng Thi Văn thì đi sâu vào cảm hứng nhân đạo mang tính tập trung, cụ thể là
hai truyện ngắn “Cỏ lau và Phiên chợ Giát” và nhấn mạnh ở nhân vật Lực và lão
Khúng về cuộc đời cũng như những trăn trở của họ. Hoàng Thi Văn nhận ra, nhà
văn Nguyễn Minh Châu bằng tấm lòng ưu ái đối với cuộc đời nên cảm hứng tư
tưởng thể hiện ở hai sắc thái vừa ngợi ca, vừa phê phán. Tinh thần ngợi ca đã “khắc
hoạ hình ảnh người lính với nét đẹp đời thường, thái độ lặng lẽ chấp nhận những
thiệt thòi, mất mát, tâm trạng dằn vặt, trăn trở, tự vấn mình về một lỗi lầm trong
quá khứ” [10; 55]. Một tình yêu duy nhất thuỷ chung mang theo suốt cuộc đời- đó
chính là vẻ đẹp trong tâm hồn và trong cuộc đời sống tinh thần của người chiến sĩ.
Và tác giả đã tìm hiểu lão Khúng, hình ảnh người nông dân với những dòng hồi
tưởng, những giây phút đấu tranh tâm trạng đan xen trong ông. Tác giả nhận ra ngòi
bút của Nguyễn Minh Châu giàu lòng yêu thương, sáng tác với ý thức “đi tìm cái
hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người, miêu tả với tất cả sự đa dạng,
phong phú, tiềm ẩn bên trong vẻ ngoài mộc mạc, chất phác muôn đời của người
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 4
nông dân” [10; 55]. Đối với phê phán là bản tính ích kỉ đời thường của người lính
đã dẫn đến sự hy sinh không đáng của người liên lạc trẻ, cũng như lột tả khía cạnh
bảo thủ, trì trệ trong bản tính của người nông dân [10; 58].
Nghiên cứu về Cảm hứng nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, có
thể nói, các nhà nghiên cứu đã tập trung khai thác và lý giải diễn ra trên diện rộng,
mỗi người có mỗi cách lý giải nhưng điểm gặp gỡ ở họ là xác định cảm hứng nhân
đạo của nhà văn. Đáng kể nhất là bài nghiên cứu của Hoàng Thi Văn đã đi sâu vào
yêu cầu của đề tài nhưng lại chỉ dừng lại ở hai tác phẩm “Cỏ lau và Phiên chợ Giát”.
Từ những ý kiến trên sẽ là cơ sở cho chúng tui đi vào nghiên cứu cảm hứng nhân
đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mà cụ
thể là chín tác phẩm: Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cơn giông,
Bến quê, Chiếc thuyền ngoài xa, Khách ở quê ra, Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam,
Phiên chợ Giát. Và ở đây, chúng tui xem các sáng tác như một chỉnh thể thống nhất
xâu chuỗi với nhau và sợi chỉ đỏ xuyên thấm là cảm hứng nhân đạo của nhà văn.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Là cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu, cụ thể là cảm hứng ca ngợi
hay phê phán. Ở đây cũng cần thấy rằng ngợi ca hay phê phán thì sáng tác văn học
của bất kì nhà văn chân chính nào cũng hướng về khẳng định giá trị con người và
cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu không ngoài quy luật đó.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975 với một số lượng tác phẩm khá lớn
vừa có tiểu thuyết, vừa có truyện ngắn. Trong giới hạn của đề tài, với chín truyện
ngắn thì cảm hứng nhân đạo như mối dây xuyên qua từng tác phẩm. Có thể nói, mỗi
tác phẩm đều có cách thể hiện cảm hứng nhân đạo khác nhau ở từng phương diện,
từng khía cạnh làm nên đặc điểm nổi bật cho từng tác phẩm. Vì thế, để kết quả
nghiên cứu đạt hiệu quả tốt nhất, chúng tui sử dụng hệ thống phương pháp
Trước hết, cơ sở không thể thiếu được cho nghiên cứu là lập trường duy vật
biện chứng. Tức là tinh thần của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy
vật lịch sử là cơ sở để chúng tui tiến hành xác lập mọi tiếp cận đối tượng nghiên
cứu.
Khi đi vào nghiên cứu cụ thể thì việc phân tích là một trong những phương
pháp chủ yếu. Cụ thể, để làm rõ cho việc lý giải cảm hứng nhân đạo trong một số
sáng tác của nhà văn thì việc phân tích hình tượng nghệ thuật trong từng tác phẩm là
điều không thể thiếu trong nghiên cứu. Tuy nhiên, như đã nói, với số lượng chín tácCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 5
phẩm mà chúng tui xem như một chỉnh thể thống nhất thì việc phân tích ở đây là
phân tích – hệ thống.
Tất nhiên, tính hệ thống không chỉ dừng lại sự xâu kết, mà còn góp phần cho
chúng tui lý giải trong một chỉnh thể thống nhất đó ở hai bình diện là cảm hứng ngợi
ca và cảm hứng phê phán. Có thể nói, phương pháp phân tích - hệ thống là cơ sở có
nhiều ưu điểm cho chúng tui nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác
của nhà văn Nguyễn Minh Châu .
Ngoài ra, trong quá trình phân tích, lý giải thì việc so sánh cũng là điều rất cần
thiết. Vì có so sánh mới làm sáng rõ được đối tượng nghiên cứu. Đó là đi vào so
sánh ngang giữa các tác phẩm để nhận biết các tác phẩm có những điểm gì giống và
khác nhau về loại hình nhân vật, có nhiều bước chúng tui so sánh với các tác phẩm
ngoài giới hạn đề tài.Văn học phản ánh chân thật hiện thực đời sống nên chúng tôi
đã đặt tác phẩm vào mối tương quan với xã hội bên ngoài, từ đó rút ra hiện thực mà
tác giả phản ánh vào tác phẩm.
Như đã nói, lập trường duy vật biện chứng và thông qua những phương pháp cụ
thể thì cơ sở lý luận không thể không dung hợp. Nghĩa là ở đây, tinh thần lý luận
văn học là điều kiện xác lập cảm hứng nhân đạo, nhưng trong quá trình lý giải thì
chúng tui phần nào lý giải trên cơ sở Thi pháp học hiện đại. Bởi cảm hứng nhân đạo
là bình diện thuộc tư tưởng nghệ thuật. Vì thế, tinh thần dung hợp cơ sở lý luận
không làm sai lệch kết quả nghiên cứu.
Tóm lại, tất cả các phương pháp trên đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác
đề tài đạt hiệu quả cao nhất.
5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ những gì tìm hiểu về tác phẩm, nhận ra thái độ, tư tưởng cũng như cái nhìn
nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người trong tác phẩm, ình thành một cách
nhìn mới về con người. Đó chính là sự trăn trở của tác giả trước đời sống, nhà văn
không hề thờ ơ hay lạnh nhạt trước số phận của những con người dù họ đang lầm
lạc. Hay nói đúng hơn, tác giả luôn thấu hiểu, xót thương và cảm thông với những
lỗi lầm của họ nên đã phơi bày một cách chân thật những miền nội tâm, những suy
nghĩ về những việc làm đã khiến họ ray rứt trong cuộc sống.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung nghiên cứu gồm 2
chương
Chương I Cơ sở lý luận. (từ trang 7 đến 18)
Đi vào tìm hiểu những khái niệm về cảm hứng tư tưởng và cảm hứng nhân
đạo.Và sau đó đi vào cảm hứng nhân đạo qua các giai đoạn văn học, từ văn học dân
gian đến văn học hiện đại. Xoáy sâu vào giai đoạn 1945 - 1975 và sau 1975, nhất là
trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 6
Chương II Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu
sau 1975 (từ trang 19 đến 67).
Ở chương này chúng tui tìm hiểu:
1. Tinh thần khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người
1.1. Ca ngợi con người giác ngộ lý tưởng biết làm chủ vận mệnh mình.
Ca ngợi những người lính với những mất mát, hy sinh thầm lặng
trong cuộc đời, ca ngợi những người phụ nữ với phẩm chất thuỷ chung, suốt đời
chịu thương chịu khó vì chồng vì con.
1.2. Phê phán những hành động giả trá thiếu nhân tính
Lên án những hành vi vô nhân tính của những con người vì vật chất
mà tha hoá. Cũng như phê phán phút giây lầm lạc của những con người chưa vượt
qua “cái tôi” của mình.
2. Tinh thần cảm thông về số phận và những nỗi đau khổ của con người
2.1. Niềm trân trọng đối với con người.
Ở phần này, chúng tui đi sâu phân tích từng số phận, nỗi đau khổ,
bất hạnh và niềm hạnh phúc thật sự cũng như khát vọng của con người trong tác
phẩm.
2.2. Niềm tin vào khả năng thức tỉnh và hướng thiện của mỗi người.
Thông qua quá trình phản tỉnh của con người trong tác phẩm, khẳng
định niềm tin của tác giả vào phẩm chất tốt đẹp của con người dù trong bất kỳ hoàn
cảnh nào cũng muốn vượt lên số phận để hoàn thiện bản thân.
7. ĐÓNG GÓP CỦA KHOÁ LUẬN
Nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu
sau 1975, trước hết giúp cho chúng tui có điều kiện hiểu rõ về bình diện tư tưởng
trong sáng tác của nhà văn để góp phần trang bị kĩ hơn cho mình về mặt kiến thức
để giúp cho nghề nghiệp sau này.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có vị trí khá đặc biệt của nền văn học Việt Nam
sau 1975, vì thế nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của ông cũng
là cơ sở cho việc hiểu biết thêm về văn học dân tộc trong giai đoạn ấy.Cảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 7
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. CẢM HỨNG VÀ CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO
1.1. Cảm hứng tư tưởng
Theo giáo trình lý luận văn học (Phương Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử,
Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình)
Cảm hứng - trạng thái tâm lý then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn.
Cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể bàng
bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác. Dĩ nhiên, cảm hứng cũng có thể
có trong tất cả các ngành sản xuất khi mà con người lao động hoàn toàn tự nguyện
theo những mục đích hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và khả năng của mình. Nhưng
khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, tác phẩm văn học nghệ
thuật còn chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo, cho nên cảm hứng
sáng tạo của văn nghệ sĩ vốn phải mãnh liệt. Nguyễn Quýnh nói “Người làm thơ
không thể không có hứng, cũng như tạo hoá không thể không có gió vậy… Tâm
người ta như chuông như trống, hứng như chày và dùi. Hai thứ đó gõ, đánh vào
chuông trống khiến chúng phát ra tiếng; hứng đến khiến người ta bật ra thơ, cũng
tương tự như vậy”. Cũng có nhà văn không coi trọng cảm hứng, Phlôbe không tin
tưởng nhiều vào cảm hứng. Phrăngxơ cảm giác ngọn lửa cảm hứng trong ông rất ôn
hoà. Xtăngđan có lúc hối tiếc không sử dụng tốt mười năm của đời mình vì cứ chờ
đợi cảm hứng. Dôla nói rằng “sáng sáng ông ngồi vào bàn viết như nhà buôn ngồi
vào bàn tính sổ”. Giorgiơ Xăng cũng hằng ngày viết đều đặn một số trang nhất định.
Tô Hoài còn nói rõ hơn “Dù không thấy hứng, cũng cứ viết… Hôm ấy, dù không
thích cũng viết… Lúc sửa có vứt mấy trang hôm ấy, nhưng cũng còn lại cái thói
quen làm việc”. Như thế không có cảm hứng mà miễn cưỡng viết, chẳng qua là tập
thói quen. Và chính đó là con đường động não, tích luỹ sẽ tạo cảm hứng thật sự.
Cho nên tuy có nhanh chậm, cao thấp, kéo dài hay chóng tan khác nhau, nhưng
sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng. Viết văn là gan ruột, tâm
huyết, chỉ bộc lộ những gì đã thực sự tràn đầy trong lòng, không thể cho ra những
sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị, miễn cưỡng.
Cảm hứng là một trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự
căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đạt đến sự hài hoà, kết
tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục
tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng. Cảm hứng chỉ có thể là kết
quả bất ngờ của việc thai nghén lâu dài, suy tư, cấu tứ, tưởng tượng trước đó.
Traixcapxki đã nói chí lí rằng “cảm hứng là một khách quan không ưa thăm đến kẻ
lười”. Sinle nói “cái mà uổng công suốt mấy tuần liền, thì được giải quyết trong ba
ngày nhờ một tia nắng dịu; song rõ ràng là sự thường xuyên của tui đã chuẩn bị cho
bước tiến triển đó”. Bôđơlơ cũng nói “Cảm hứng là nghị lực, là sự phấn khởi mang
tính chất trí tuệ và là khả năng nương giữ cái sức mạnh trong trạng thái kích thích”.
Cảm hứng trong tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng định chân lý, lý
tưởng, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là thái độ ngợi ca,
đồng tình với những nhân vật chính diện, là sự phê phán, tố cáo các thế lực đen tối,
các hiện tượng tầm thường. Cảm hứng nhân đạo cũng không nằm ngoài điều đó mà
hơn nữa thông qua ngợi ca hay phê phán để bày tỏ niềm cảm thông, thái độ trân
trọng, yêu thương, tin tưởng con người, khẳng địng phẩm chất tốt đẹp của con
người.
Cảm hứng nhân đạo bàng bạc trong các sáng tác văn học, trải dài từ văn học
dân gian đến văn học đương đại. Từ những lý thuyết của lý luận văn học, chúng tôi
đã tiến hành vận dụng vào việc nghiên cứu cảm hứng nhân đạo trong văn học Việt
Nam giai đoạn sau 1975, cụ thể là trong một số sáng tác của tác giả Nguyễn Minh
Châu. Nguyễn Minh Châu là người đi tiên phong trong việc đổi mới văn học, đổi
mới quan niệm nghệ thuật, đổi mới cách nhìn về con người và cả tự do sáng tạo.
Ông đã kết nối, kế thừa tinh thần nhân đạo truyền thống nhưng kế thừa có phát huy
và cả phát triển để kịp thích ứng, phù hợp với nhu cầu thời đại, một thời đại mà yêu
cầu nhìn thẳng vào sự thật đang diễn ra mạnh mẽ và qua những trang viết của
Nguyễn Minh Châu chúng tui nhận ra
Nguyễn Minh Châu hay ngợi ca hay phê phán nhưng tựu trung lại vẫn là
làm nổi bật phẩm chất tốt đẹp của con người. Lúc nào ông cũng tin rằng một lúc
nào đó, con người sẽ có những phút giây phản tỉnh, sẽ nhìn lại chính mình, họ nhận
ra, đau đớn và hổ thẹn với chính lòng mình, với ông “mọi con người đều sẽ thay
đổi”.
Qua các tác phẩm, thời gian như không tiếp tục dòng chảy nữa mà ngưng đọng
lại, lùi về quá khứ ở đó phơi bày ra bao sự thật của cuộc đời. Bên cạnh cuộc sống
gian khổ đầy hy sinh, mất mát của những con người kiên cường, anh hùng là một sự
thật hiện thực đầy đau lòng về những giây phút yếu lòng của những con người
không kiên định. Hiện thực chiến tranh không chỉ là hoàn toàn tốt đẹp, toàn kì tích,
chiến công mà nó cũng có những sự xấu xa, những kẻ phản bội. Chiến tranh là kính
lọc trung thực nhất, qua đó chúng tui thấy những giọng cười hạnh phúc luôn xen kẻ
với giọt nước mắt xót xa. Và hiện thực trong tác phẩm đã là một hiện thực đầy dủ,
toàn diện. Nhà văn hoàn toàn không tô hồng, không bôi đen, không bóp méo nhưng
cũng không né tránh.
Cuộc sống là một hiện thực muôn màu, muôn vẻ: tốt xấu lẫn lộn, Thiện- Ác khó
phân ranh giới, ánh sáng và bóng tối cách nhau bởi tấm màn mỏng, mong manh chỉ
một phút sơ sảy là một con người từ tốt đẹp trở thành xấu xa, đáng lên án ngay.
Nhưng lúc nào con người cũng cần sự cảm thông, chia sẻ, chúng ta không nên quá
lý tưởng hoá con người, quá hy vọng tìm một con người hoàn thiện, có chăng chỉ là
tình cảm, chỉ có tình cảm mới trọn vẹn, mới hoàn thiện, mới vững bền. Và cũng có
tình cảm mới có thể làm cho con người trở nên phi thường. Đó là tình yêu lứa đôi,
nghĩa vợ chồng, tình mẫu tử, tình đồng chí, tình đồng đội, …những cái đó sẽ làmCảm hứng nhân đạo trong một số sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1975
Văn Thị Hồng Hoa 67
cho mối quan hệ giữa người và người tốt đẹp hơn và con người cũng hoàn thiện
hơn.
Chỉ có đặt niềm tin vào những con người tội lỗi thì mới cho họ sức mạnh đứng
lên. Dù là người tốt hay kẻ xấu thì cũng có lúc họ lạc lòng, vì ranh giới giữa thiện và
ác rất mong manh và trong tâm hồn họ lúc nào cũng diễn ra những phiên toà do
chính lương tâm họ xét xử. Chúng ta phải trân trọng mọi con người, không có ai là
thánh nhân thì cũng không có ai là xấu xa hoàn toàn, không có ai suốt đời bán linh
hồn cho quỷ dữ.
Từ đó rút ra kết luận về cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Minh Châu sau 1975
là cảm hứng ca ngợi nhưng ca ngợi gắn bó chặt chẽ, hữu cơ, biện chứng với phê
phán để khẳng định; ca ngợi để làm gốc, sự gắn bó này có thể bao gồm nhiều dạng
phê phán khẳng định, khẳng định để phê phán, trong phê phán có khẳng định.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top