ngocf_collections
New Member
Download miễn phí Cẩm nang ngành lâm nghiệp - Chứng chỉ rừng
Những cụm từviết tắt .5
1. Giới thiệu .8
1.1. Định nghĩa chứng chỉrừng .8
1.2. Tại sao cần chứng chỉrừng .8
1.3. Vai trò bổsung chính sách của chứng chỉrừng.9
1.4. Chứng chỉrừng làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.13
2. Tổng quan chứng chỉrừng thếgiới .14
2.1. Châu Âu .14
2.2. Bắc Mỹ.14
2.3. Nam Mỹ.15
2.4. Châu Á - Thái Bình Dương.15
2.5. Châu Phi.15
2.6. Phân tích chứng chỉrừng ởcác châu lục .19
3. Những hoạt động chứng chỉrừng ởViệt Nam .20
3.1. Tổcông tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉrừng.20
3.2. Xây dựng Bộtiêu chuẩn FSC Việt Nam.21
3.3. Khảo nghiệm tiêu chuẩn và đánh giá quản lý rừng .22
3.4. Các chương trình dựán chứng chỉrừng đang thực hiện.23
3.5. Những vấn đềcủa tương lai .24
4. Khuyến khích phát triển chứng chỉrừng .25
4.1. Khuôn khổchính sách.25
4.2. Hệthống tổchức .26
4.3. Tạo điều kiện thuận lợi .26
4.3.1. Hỗtrợchủrừng thực hiện tiêu chuẩn.26
4.3.2. Phê duyệt Bộtiêu chuẩn FSC Việt Nam .27
4.4. Tăng cường hiểu biết .28
4.5. Đào tạo và nâng cao năng lực .28
4.6. Hệthống thông tin .29
5. Các quy trình chứng chỉrừng trên thếgiới.29
5.1. Loại quy trình.29
5.2. Sởhữu và điều hành quy trình .30
5.3. Tiêu chuẩn của quy trình.30
5.4. Cách tiếp cận.32
5.5. Những yêu cầu cần thực hiện.33
5.6. Chính sách uỷquyền.34
5.6.1. Uỷquyền cho các tổchức chứng chỉ.34
5.6.2. Uỷquyền cho các tiêu chuẩn quốc gia.35
6. Thực hiện tiêu chuẩn chứng chỉrừng .35
6.1. Chọn quy trình chứng chỉ.35
6.2. Tiêu chí lựa chọn .36
6.3. Thực hiện tiêu chuẩn.36
6.3.1 Hiểu biết tiêu chuẩn .37
6.3.2. Xác định khiếm khuyết quản lý rừng so với tiêu chuẩn.37
6.4. Lập kếhoạch khắc phục khiếm khuyết.39
6.4.1. Xác định những việc cần làm .39
6.4.2. Kếhoạch thời gian .39
6.4.3. Người chịu trách nhiệm thực hiện, kinh phí, vật tư.40
6.5. Thực hiện kếhoạch .40
6.6. Giám sát đánh giá .40
7. Quá trình chứng chỉrừng.41
7.1. Gửi đơn xin chứng chỉ.42
7.2. Chọn tổchức chứng chỉ.42
7.3. Đánh giá sơbộ.43
7.4. Khắc phục tồn tại, khiếm khuyết .44
7.5. Tham khảo ý kiến cổ đông.44
7.6. Đánh giá chính .45
7.7. Thực hiện các yêu cầu sửa chữa .47
7.8. Báo cáo và phản biện báo cáo.47
7.9. Cấp chứng chỉ.48
7.10. Giám sát sau chứng chỉ.48
7.11. Giải pháp chứng chỉtheo giai đoạn .48
8. Mặt kinh tếcủa chứng chỉrừng.51
8.1. Các tác động của chứng chỉrừng.51
8.2. Lợi ích thực tếvà tiềm năng .53
8.3. Giá thành chứng chỉrừng .54
8.4. Chứng chỉrừng theo nhóm đểgiảm giá thành.54
8.4.1. Thành lập nhóm.55
8.4.2. Những yêu cầu đối với nhóm chứng chỉrừng.56
8.4.3. Kết nạp, xin ra và khai trừkhỏi nhóm.56
8.4.5. Tham khảo ý kiến.58
8.4.6. Giám sát đánh giá.58
8.4.7. Lập và lưu giữthông tin tưliệu.59
9. Chuỗi hành trình sản phẩm.59
9.1. Những dạng chuỗi hành trình .62
9.2. Thực hiện chuỗi hành trình sản phẩm.64
9.2.1. Đào tạo tập huấn.64
9.2.2. Xây dựng hệthống quản lý bằng văn bản .65
9.2.3. Các hợp phần của một chuỗi hành trình.66
9.2.4. Giám sát việc mua bán, sản xuất và bán hàng.68
9.3. Kiểm tra nội bộ.72
9.3.1. Xác định các khâu quan trọng cần kiểm tra .72
9.3.2. Quản lý kiểm tra các khâu quan trọng.72
9.3.3. Xây dựng hệthống kiểm tra .73
9.4. Ví dụvềthực hiện chuỗi hành trình của một xưởng xẻ.74
10. Chứng chỉchuỗi hành trình và đăng ký nhãn .77
10.1. Chuẩn bịvà chọn tổchức chứng chỉ.77
10.2. Tổchức chứng chỉkhảo sát đánh giá.78
10.3. Kết quả đánh giá và những yêu cầu sửa chữa.79
10.4. Cấp chứng chỉ, giám sát và đăng ký nhãn sản phẩm .80
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-06-04-cam_nang_nganh_lam_nghiep_chung_chi_rung.NyJ6hiVJTK.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-68472/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
ợng cao, các kếhoạch quản lý tốt, đội ngũ nhân sự tổ chức có kỹ năng tốt, có cơ chế giám sát đánh giá và luôn
đựơc đào tạo cập nhật.
Chương trình này đặt mục tiêu phấn đấu tới năm 2020 sẽ tạo ra một lâm phận ổn định
gồm các khu rừng chất lượng cao, phân bố hợp lý, trong đó 30% diện tích rừng sản xuất đạt
được tiêu chuẩn QLRBV và được cấp chứng chỉ, với tổng kinh phí chương trình dự toán là
23.000 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD và được phân kỳ thành 3 kế hoạch 5 năm.
Tuy nhiên việc phát triển QLRBV và CCR ở Việt Nam đang có những trở ngại như
sau:
- Trình độ quản lý rừng ở Việt Nam đang còn rất thấp so với tiêu chuẩn QLRBV quốc tế.
Việc cải thiện quản lý rừng để đạt tiêu chuẩn cần những nguồn lực lớn và thời gian dài.
Nhiều vấn đề xã hội như cùng kiệt đói, xâm lấn tranh chấp đất, khai thác trái phép, cháy rừng
.v.v ngoài tầm giải quyết của chủ rừng.
- Các chủ rừng Việt Nam phần lớn nhỏ bé, phân tán, hoạt động ở địa bàn khó khăn hẻo lánh
nên giá thành chứng chỉ có thể sẽ rất cao, ngoài khả năng của rất nhiều chủ rừng. Việc hỗ
25
trợ chủ rừng tiếp cận tiêu chuẩn QLRBV để được chứng chỉ được trình bày chi tiết ở mục
4.3.1.
- Chưa có một tổ chức đủ mạnh để đảm đương trách nhiệm thúc đẩy QLRBV và CCR, Tổ
công tác quốc gia hầu như không còn hoạt động, việc hỗ trợ cải thiện quản lý rừng chỉ dựa
vào một số hoạt động hay dự án nhỏ lẻ của WWF, TFT v.v.
- Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên ở Việt Nam quá nhỏ bé, không đủ làm động lực thị
trường cho CCR, trong khi đó các động lực khác như thu hút hỗ trợ, đầu tư, hưởng lợi ích
từ các chính sách ưu đãi hay miễn giảm thuế của Nhà nước, phát triển du lịch sinh thái.v.v
cũng chưa xuất hiện hay chưa có tác dụng.
- Sự hiểu biết về QLRBV và CCR còn rất hạn chế cả ở cấp trung ương và địa phương, đa số
chủ rừng vẫn chưa hiểu về tiêu chuẩn QLRBV, mục tiêu và lợi ích và quá trình của CCR.
Do đó, chương trình quản lý rừng bền vững của Nhà nước 2006-2020 chỉ có thể đạt
được mục tiêu khi các thách thức trên được quan tâm giải quyết một cách đồng bộ.
4. Khuyến khích phát triển chứng chỉ rừng
4.1. Khuôn khổ chính sách
Như đã nói ở mục 1.3, quản lý rừng chịu tác động của các công cụ cứng như luật
pháp, chính sách, quy chế v.v. và các công cụ mềm như vận động, khen thưởng, chứng chỉ,
miễn giảm thuế, đầu tư .v.v. Để CCR có thể phát triển ở Việt Nam thì chính phủ cần ban hành
các chính sách mới có tác dụng thúc đẩy CCR, nghiên cứu sửa đổi các chính sách cũ, loại bỏ
các chính sách gây cản trở cho thực hiện tiêu chuẩn QLRBV, cụ thể gồm các vấn đề sau:
- Chính sách đất đai cần tạo điều kiện cho các chủ rừng được cấp sổ đỏ với quyền sử dụng
đất lâu dài, ổn định. Sổ đỏ hay quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp là một đòi hỏi bắt buộc
trong tiêu chuẩn của tất cả các quy trình CCR.
- Các chủ rừng cần có quy hoạch sử dụng đất lâu dài ổn định được cấp có thẩm quyền phê
duyêt. Chính sách quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với tiêu chuẩn, nghĩa là không
được chuyển rừng tự nhiên thành rừng trồng, đồng thời có giành một phần diện tích rừng
trồng để phục hồi thành rừng tự nhiên (chưa có trong chính sách lâm nghiệp hiện nay của
Việt Nam).
- Kiểm soát có hiệu quả di dân tự do lấn chiếm đất rừng. Hiện nay đây là một trong những
lỗ hổng quản lý lớn nhất của quản lý rừng. Ở những nơi có di dân tự do thường xẩy ra
tranh chấp đất đai và lấn chiếm đất rừng mà chủ rừng không đủ khả năng và thẩm quyền
giải quyết. Tranh chấp lấn chiếm đất là một lỗi lớn trong việc thực hiện tiêu chuẩn CCR.
- Trao quyền tự chủ rộng rãi cho các chủ rừng quốc doanh như lâm trường, công ty lâm
nghiệp.v.v bao gồm tự chủ về kế hoạch quản lý rừng, tài chính, khai thác, tiêu thụ sản
phẩm, tái đầu tư.v.v. Không có quyền tự chủ thì chủ rừng không có động lực phấn đấu đạt
CCR.
- Ban hành các chính sách về bảo vệ, bảo tồn rừng và đa dạng sinh học cả đối với rừng sản
xuất cho tương đồng với quốc tế (tiêu chuẩn QLRBV của quốc tế quy định rừng sản xuất
cũng phải làm nhiệm vụ bảo tồn, nhưng ở Việt Nam chỉ có rừng đặc dụng mới có nhiệm
vụ này).
- Có chính sách khuyến khích chủ rừng phấn đấu đạt tiêu chuẩn QLRBV và CCR như cho
phép khai thác bền vững, kế họach khai thác được xây dựng trên cơ sở tăng trưởng của
rừng, bỏ chế độ cấp phép (côta) khai thác như hiện nay. Các lâm trường đã bị “đóng cửa
rừng tự nhiên”, nếu được cấp chứng chỉ thì được mở cửa rừng trở lại cho khai thác.
26
- Có chính sách miễn trừ thuế, khen thưởng vật chất, thu mua giá cao, tạo điều kiện thâm
nhập thị trường đòi hỏi chứng chỉ v.v. đối với các chủ rừng được cấp chứng chỉ rừng hay
cam kết thực hiện CCR theo giai đoạn.
- Cho phép và tạo điều kiện cho các chủ rừng tham gia các chương trình CCR theo giai
đoạn do các nhà tài trợ, các tổ chức phi chính phủ hay các tổ chức thương mại gỗ như
WWF, TFT, GFTN.v.v thực hiện (hiện đang có các chương trình như vậy ở Gia Lai,
Quảng Bình, Hà Tĩnh).
- Cung cấp thông tin và dịch vụ đào tạo về QLRBV và CCR cho các chủ rừng, kể cả quốc
doanh, tư nhân, doanh nghiệp, cộng đồng. Tổ chức các hội thảo quốc gia và vùng.
4.2. Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức sẵn có của ngành lâm nghiệp như các trường, viện nghiên cứu, cục,
sở v.v. cần được giao nhiệm vụ tham gia phát triển CCR tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của
mỗi tổ chức cơ quan như sau:
- Các viện nghiên cứu và Trường đại học lâm nghiệp: tham gia đào tạo, huấn luyện, và
tăng cường nguồn lực về QLRBV và CCR, cung cấp thông tin tư liệu và dịch vụ về điều
tra rừng làm cơ sở cho xây dựng kế hoạch quản lý rừng.
- Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm: Xây dựng và đề xuất điều chỉnh chính sách lâm
nghiệp, soan thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn QLRBV và CCR, xem xét
lại cách tính chỉ tiêu khai thác để chủ rừng có động lực thực hiện tiêu chuẩn QLRBV.
- Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp: Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia , tuyên truyền phổ
biến thông tin nâng cao hiểu biết về QLRBV và CCR, cung cấp tư vấn về thực hiện tiêu
chuẩn, xây dựng mô hình, và trở thành tổ chức thành viên của FSC quốc tế.
- Tổng công ty lâm nghiệp: cung cấp thông tin và hỗ trợ thâm nhập thị trường gỗ có chứng
chỉ, hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các hệ thống chuỗi hành trình ở các xí nghiệp chế
biến.
- Các sở nông nghiệp và phát triển nông thôn: Xem xét đề nghị sửa đổi các chính sách
của địa phương không phù hợp với việc thực hiện tiêu chuẩn CCR (nhất là chính sách khai
thác và tiêu thụ gỗ), hỗ trợ các chủ rừng (lâm trường, công ty lâm nghiệp, lâm nghiệp
trang trại v.v) làm các thủ tục nhận sổ đỏ, thực hiện tiêu chuẩn QLRBV và CCR, xây
dựng và giám sát các chương trình chứng chỉ rừng theo giai đoạn tại địa phương.
Sự phân công như trên chỉ là tươn...