Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Người Việt ta xưa nay rất coi trọng tình nghĩa vợ chồng và luôn có ý thức vun vén. Tình cảm vợ chồng là tình cảm gia đình, xã hội. Nhưng với một xã hội đang phát triển như đất nước chúng ta, vấn đề Hôn nhân gia đình ngày càng phức tạp, trong việc phân chia tài sản và thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này rất dễ ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình do vậy việc xác định tài sản chung và riêng và việc thực hiện nghĩa vụ, quyền của vợ, chồng là vô cùng quan trọng nếu không muốn nói là nó sẽ quyết định đến cả một mái ấm gia đình. Vậy chúng ta xác định điều này như thê nào, hiểu như thế nào và pháp luật đã đưa ra những cơ sỏ pháp lí nào để quy định về vấn đề nghĩa vụ chung và nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng. Mời các bạn cùng tui tìm hiểu vấn đề này:
1. Khái quát việc xác định nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản
Nghĩa vụ là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Theo đó có thể suy ra được nghĩa vụ chung là nghĩa vụ pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm của nhiều chủ thể (ví dụ: cả một trường học), còn nghĩa vụ riêng là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với một chủ thể nhất định (Ví dụ: Một lớp học trong một trường, hay một cá nhân trong một lớp.
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản là những việc phải làm giữa vợ và chồng, tương tự nghĩa vụ riêng sẽ là việc mà mỗi người bắt buộc phải làm và theo pháp luật hay đạo đức bắt buộc nhằm thực hiện quyền lợi của chính họ và xã hội. .
Nói một cách dễ hiểu trong đời thường thì thế này: Chúng ta ai cũng có những tài sản riêng và tài sản chung với người khác. Tài sản riêng của ta thì ta tự định đoạt, muốn bán, tặng cho hay vứt bỏ gì cũng được, vì nó thuộc sở hữu của mình, mình có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn tài sản chung với người khác là những tài sản mà quyền sở hữu của ta trong đó gắn liền với quyền sở hữu của người khác. Ta có quyền này thì người ấy cũng có quyền đó đối với tài sản chung ấy. Do vây, ta không có toàn quyền quyết định trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đó.
Vợ chồng cũng thế, họ tuy là hai người trong một gia đình, nhưng họ cũng có những tài sản chung và những tài sản riêng của mỗi người. Tài sản riêng của vợ thì vợ muốn làm gì với nó cũng được, chồng không có quyền can thiệp, nhưng tài sản chung thì vợ muốn định đoạt phải hỏi ý kiến và có sự đồng ý của chồng.
Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất. Do đó, giao dịch liên quan đến tài sản chung hợp nhất thì phải có sự đồng ý của đồng sở hữu, trừ một số giao dịch nhỏ với tài sản nhỏ.
Từ cách hiểu trên đây ta có thể rút ra được: Nghĩa vụ chung và riêng của vợ chồng về tài sản cũng gắn với quyền của họ về tài sản. Tức là để xác định nghĩa vụ chung và riêng này đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định được tài sản chung và riêng của họ, từ đó mới xác định được những quyền cũng như nghĩa vụ chung hay riêng mà họ phải thực hiện
2. Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ - chồng về tài sản.
2.1 Căn cứ theo nguyên tắc pháp lí
Chế định tài sản chung và riêng của vợ chồng dược quy định rất rõ ràng trong luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Vấn đề là xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng cũng không phải là đơn giản. Thường thì vợ chồng sẽ tranh chấp nhau về tài sản chung, nên nắm rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng sẽ là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.
2.1.1 Tài sản và nghĩa vụ chung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ 2000): "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hay được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận”.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng (Ví dụ: quyền sử dụng đất…).
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này"
Điêù 29 Luật hôn nhân gia đình:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.
2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận."
Điều 30: "Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng."
2.1.2 Tài sản và nghĩa vụ riêng
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1, Điều 32 Luật HNGĐ 2000).
Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình”.
"Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hay chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hay chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng."
2.1.3 Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Được quy định tại Điều 95 như sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hay đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hay theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết”.
Điều 28 Luật hôn nhân gia đình:
"Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2.2 Xác định nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản
Xác định nghĩa vụ chung và riêng của vợ - chồng về tài sản tức là phải xác định được tài sản chung và riêng của họ, khi đó mới phát sinh ra nghĩa vụ, cũng như là quyền chung và riêng của họ.
2.2.1 Tài sản chung
Việc xác định tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ sẽ dựa vào nguồn gốc phát sinh tài sản. Tài sản đó do vợ, chồng tạo ra, thu nhập lao động, kinh doanh trong thời kì hôn nhân, thu nhập hợp pháp, được tặng chung, những thỏa thuận hợp nhất từ tài sản riêng.
Bình thường rất khó xác định được phần tài sản nào của vợ hay chồng trong khối tài sản chung hợp nhất, chỉ khi có sự phân chia tài sản mới có thể xác định phần tài sản của từng người trong khối tài sản chung đó.
Tài sản chung ấy không nhất thiết phải do công sức của hai vợ chồng tạo ra. Có thể chỉ do vợ hay chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân.
Với quyền sử dụng đất, Luật Hôn nhân và gia đinh 2000 quy định quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ - chồng.
Đối với những tài sản mà pháp luật quy đinh ( thường có giá trị lớn) thì trong giấy chứng nhân phải có tên của cả vợ và chồng. Quy định này nhằm tăng thêm khối lượng tài sản chung cảu vợ chồng và bảo vệ lợi ích cũng như nghĩa vụ của vợ - chồng.
Như vậy tài sản chung hợp nhất của vợ - chồng là tài sản do cả hai tạo ra từ khi kết hôn đến khi hôn nhân chấm dứt và những tài sản khác do vợ chồng thỏa thuận trên cơ sở pháp luật quy định. Cơ sở pháp lí đó là việc giấy chứng nhân quyền sử dụng tài sản chung đó phải có tên cả vợ và chồng.
2.2.2 Tài sản riêng
Luật Hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng. Chỉ có những tài sản của vợ chồng có từ trước hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia từ khối tài sản chung và những hoa lợi, tức phát sinh từ tài sản đó đồ dung, tư trang cá nhân mới được coi là tài sản riêng.
Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản thì theo quy định của pháp luật tài sản của ai vẫn thuộc về người đó nếu người sở hữu chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đinh đã xác định rõ chế độ tài sản chung và riêng của vợ, chồng do vậy vợ chồng không thể tự thỏa thuận để làm thay đổi chế độ tài sản của họ.
2.3 Những nghĩa vụ chung và riêng cụ thể về tài sản
2.3.1 Nghĩa vụ chung
Quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ chồng đối với khối tài sản chung thể hiện trong viêc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình. Vì vậy cả hai phải có những nghĩa vụ nhất định, cụ thể:
2.3.1.1 Nghĩa vụ trong xây dựng và phát triển tài sản chung
Cả hai cùng phải có nghĩa vụ tạo ra tài sản cho gia đình, tức là phát triển khối tài sản chung đó. Muốn thế cần có những thỏa thuận giữa cả hai bên, nhất là những việc lớn ảnh hưởng đến tài sản chung của gia đình. Việc xác định cụ thể và mỗi người tạo giữ trách nhiệm ý thức tất yếu sẽ phát triển được nguồn lợi tài sản chung tăng lên.
Tuy nhiên không thể nói nghĩa vụ có nghĩa phải ép buộc vợ hay chồng phải làm việc. Tùy thuộc vào khả năng và sức khỏe công việc mà cả hai sẽ thực hiện những nghĩa vụ để phát triển tài sản.
Về mặt pháp lí không yêu cầu nghĩa vụ này là bắt buộc vì thực tế trong Luật Hôn nhân và gia đình nói chung và điểm này nói riêng khồng quy định về biện pháp chế tài. Không nhất thiết cả hai phải cùng có nghĩa vụ phát triển xây dựng tài sản chung và càng không nhất thiết phải bằng nhau về mặt vật chất đóng góp.
2.3.1.2 Nghĩa vụ trong bảo vệ, duy trì và quản lí tài sản chung
Cả vợ và chồng đếu phải có nghĩa vụ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài sản chung của gia đình. Chẳng hạn như, khi một vật dụng là tài sản chung của cả gia đình nhưng người sử dụng nhiều hơn là người vợ đang người chồng không thể đánh giá là trách nhiệm riêng của người vợ được. Tránh trương hợp một trong hai vợ chồng có hành vi phá tài sản chung, hủy hoại tài sản chung hay tự mình thực hiện những giao dịch dân sự làm tổn thất khối tài sản chung, ảnh hưởng đến quyền gia đình.
Để duy trì tài sản chung trong gia đình, cần có sự đồng lòng, tức là nghĩa vụ của cả hai. Chẳng hạn vợ chồng phải duy trì mảnh đất của mình chứ không thể là vì lợi ích cá nhân của riêng ai đó có thể là vì một người thân thích trong họ mà cho rằng người vợ hay chồng hay chồng phải có trách nhiệm duy trì.
Vợ, chồng có nghĩa vụ quản lí tài sản chung của gia đình, có nghĩa là mọi tài sản chung đều phải được kê khai cả hai đều biết, kê khai chuẩn xác về tài sản. Sự quản lí tài sản chung phải công bằng, thống nhất và có sự thỏa thuận giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên không nhất thiết mọi trường hợp cả hai buộc phải có nghĩa vụ trong bảo vệ, duy trì và quản lí tài sản chung, cũng nên dựa vào những hoàn cảnh cụ thể. Và đương nhiên việc không có biên pháp chế tài cho vấn đề này cũng khẳng đinh quyền sở hữu tài sản chung vẫn được coi là bình đẳng mà không dựa vào trách nhiệm, nghĩa vụ riêng của họ.
2.3.1.3 Nghĩa vụ trong chiếm hữu sử dụng, định đoạt tài sản chung
Trong việc, chiếm hữu định đoạt tài sản chung, pháp luật quy định phải có sự bàn bạc, thỏa thuận của vợ, chồng. Họ có quyền, nghĩa vụ bình đẳng. Cả hai đều có quyền chiếm hữu định đoạt chung với tài sản chung đó, túc là nghĩa vụ riêng phân biệt với những chủ thể khác mà khi có sự tranh chấp, cả hai đền có quyền định đoạt như nhau, cùng bảo vệ quyền định đoạt sở hữu của mình.
Việc xác định tài sản riêng đôi khi gây mất tình cảm trong gia đình. Đặc biệt những tài sản có giá trị lớn nhưng vẫn với danh nghĩa Luật định chẳng hạn như tư trang cá nhân. Đó có thể là trang sức, phương tiện có giá trị như ô tô, kim cương, vàng .. thì sao. Đặc biệt đến lúc chia tài sản giá trị riêng ấy có khi lại lớn gấp bao nhiêu lần tài sản chung. Điều này rất nhạy cảm nên cần có những quy định cụ thể, chứ không thể theo cách xác định này được.
Như vậy, trong thiếu xót về vấn đề này, xem ra vẫn là những thiếu xót do không lường trước những vụ việc, do hoàn cảnh ra đình, xã hội khác nhau và đặc biệt ngày càng trắc trở.
6. Hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Trước hết, vấn đề xác định tài sản phải cụ thể, nên có những điều khoản quy định cụ thể về hoàn cảnh, nguồn gốc tài sản cũng như các trường hợp xử lí riêng. Có những trường hợp hợp pháp không cần xác định về nguồn gốc, tuy nhiên cần áp dụng những luật khác để đưa ra những biện pháp quy định cụ thể nhất là những tài sản liên quan đên vấn đề hình sự.
Theo đó, cần xác định nghĩa vụ cụ thể cho vợ và chồng, tất nhiên ngoài những nghĩa vụ chung thể hiện lợi ích chung của cả hai, pháp luật nên đưa những biện pháp chế tài. Để đảm bảo sự công bằng. Ví dụ: Những trường hợp cố tinh không thục hiện nghĩa vụ chung, thậm chí phái huỷ tài sản, những trường hợp như thế cần quy định chế tài, có những biện pháp xử lí để bảo vệ quyền lợi cho vợ hay chồng.
Song song với việc thi hành pháp luật, nên có nhũng biện pháp để hàn gắn tình cảm cho gia đình, hạn chế vấn đề li hôn. Để làm được điều đó hãy quy định một cách cụ thể về tài sản chung và riêng. Tốt nhất hay dựa vào giá trị của nó. mục đích và lợi ích của tài sản đó chứ không nên theo những khoản định như luật đã quy định. Vì sự tranh chấp về quyền và việc thực hiện nghĩa vụ với các khối tài sản đó phụ thuộc vào giá trị của nó hơn cả đặc biệt với xã hội như ngày nay.
Trong việc thi hành pháp luật chúng ta quá coi trọng tình mà đôi khi giải quyết những vấn đề tranh chấp không thoả đáng ảnh hưởng đến quyền lợi riêng. Do vậy những cá nhân có trách nhiệm thi hành pháp lí cần áp dụng và thực hiện đúng luật định sao cho phù hợp vói lợi ích, quyền lợi của vợ hay chồng một cách thoả đáng.
Tuy nhiên, không phải những vấn đề đã nêu có thể giải quyết cả, vì ngay cả khi chúng ta đã xác định được phương pháp, những điều khoản cần thay đổi nhưng chúng ta khó thực hiện được. Do vây, tuỳ vào những tình huống cụ thể mà nên có những quy định rõ quan trọng là có điều chỉnh nhiều hơn, tốt hơn các mối quan hệ xã hội như trước đó không. Và quan trọng hơn nhũng nhà làm luật, nhũng người có thẩm quyền nên áp dụng pháp luật một cách nhạy bén, phù hợp. Có như thê, Luật pháp cúng ta mới ổn định, xã hội ổn định để tiến lên thực hiện những mục tiêu cao hơn.
* * * * *
Để xây dựng một xá hội tốt đẹp hãy xây dựng những gia đình hạnh phúc. Vấn đề xác định tài sản là rất quan trọng nhưng cũng rất nhạy cảm. Những tình cảm vợ chồng kết hợp với những quyền lợi riêng mà cả hai bên cần tôn trọng nhau tất yếu sẽ làm nên một gia đình yên bình. Thêm vào đó, pháp luật hãy can thiệp đúng, kịp thời để điều chỉnh một cách xác đáng những quyền và nghĩa vụ của những người trong gia đình. Bài viết trên đây là những cơ sở pháp lí và những ý kiến riêng mà tui đưa ra để trao đổi thêm về vấn đề này. Bài viết còn nhiều thiếu xót vì thời gian, kiến thức, dung lượng tài liệu còn nhiều hạn chế. Rất mong được sự tham gia đóng góp trao đổi thêm của các bạn đọc. tui xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ để xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


 
Last edited by a moderator:

tuxuyen

New Member

Download Tiểu luận Căn cứ để xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ chồng về tài sản và hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này miễn phí





Luật Hôn nhân và gia đình đã khẳng định vợ chồng có quyền tài sản riêng và xác định rõ nguồn gốc phát sinh tài sản riêng. Chỉ có những tài sản của vợ chồng có từ trước hôn nhân, tài sản được thừa kế, tặng riêng trong thời kì hôn nhân, tài sản được chia từ khối tài sản chung và những hoa lợi, tức phát sinh từ tài sản đó đồ dung, tư trang cá nhân mới được coi là tài sản riêng.
Quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản riêng không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của họ nên trong những trường hợp cần chia tài sản thì theo quy định của pháp luật tài sản của ai vẫn thuộc về người đó nếu người sở hữu chứng minh được tài sản đó là tài sản riêng của mình.
Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đinh đã xác định rõ chế độ tài sản chung và riêng của vợ, chồng do vậy vợ chồng không thể tự thỏa thuận để làm thay đổi chế độ tài sản của họ.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ung và riêng của vợ - chồng về tài sản
Nghĩa vụ là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với xã hội, đối với người khác. Theo đó có thể suy ra được nghĩa vụ chung là nghĩa vụ pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm của nhiều chủ thể (ví dụ: cả một trường học), còn nghĩa vụ riêng là Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc phải làm đối với một chủ thể nhất định (Ví dụ: Một lớp học trong một trường, hay một cá nhân trong một lớp.
Từ định nghĩa trên ta có thể hiểu nghĩa vụ chung của vợ chồng về tài sản là những việc phải làm giữa vợ và chồng, tương tự nghĩa vụ riêng sẽ là việc mà mỗi người bắt buộc phải làm và theo pháp luật hay đạo đức bắt buộc nhằm thực hiện quyền lợi của chính họ và xã hội. .
Nói một cách dễ hiểu trong đời thường thì thế này: Chúng ta ai cũng có những tài sản riêng và tài sản chung với người khác. Tài sản riêng của ta thì ta tự định đoạt, muốn bán, tặng cho hay vứt bỏ gì cũng được, vì nó thuộc sở hữu của mình, mình có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Còn tài sản chung với người khác là những tài sản mà quyền sở hữu của ta trong đó gắn liền với quyền sở hữu của người khác. Ta có quyền này thì người ấy cũng có quyền đó đối với tài sản chung ấy. Do vây, ta không có toàn quyền quyết định trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung đó.
Vợ chồng cũng thế, họ tuy là hai người trong một gia đình, nhưng họ cũng có những tài sản chung và những tài sản riêng của mỗi người. Tài sản riêng của vợ thì vợ muốn làm gì với nó cũng được, chồng không có quyền can thiệp, nhưng tài sản chung thì vợ muốn định đoạt phải hỏi ý kiến và có sự đồng ý của chồng.
Pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất. Do đó, giao dịch liên quan đến tài sản chung hợp nhất thì phải có sự đồng ý của đồng sở hữu, trừ một số giao dịch nhỏ với tài sản nhỏ.
Từ cách hiểu trên đây ta có thể rút ra được: Nghĩa vụ chung và riêng của vợ chồng về tài sản cũng gắn với quyền của họ về tài sản. Tức là để xác định nghĩa vụ chung và riêng này đồng nghĩa với việc chúng ta phải xác định được tài sản chung và riêng của họ, từ đó mới xác định được những quyền cũng như nghĩa vụ chung hay riêng mà họ phải thực hiện
2. Căn cứ xác định nghĩa vụ chung, nghĩa vụ riêng của vợ - chồng về tài sản.
2.1 Căn cứ theo nguyên tắc pháp lí
Chế định tài sản chung và riêng của vợ chồng dược quy định rất rõ ràng trong luật Hôn nhân và Gia đình và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Vấn đề là xác định được đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ, chồng cũng không phải là đơn giản. Thường thì vợ chồng sẽ tranh chấp nhau về tài sản chung, nên nắm rõ đâu là tài sản chung, đâu là tài sản riêng sẽ là cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp.
2.1.1 Tài sản và nghĩa vụ chung
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 (Luật HNGĐ 2000): "Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hay được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hay chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận”.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng (Ví dụ: quyền sử dụng đất…).
1. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hay là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận, trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này"
Điêù 29 Luật hôn nhân gia đình:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1. Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hay có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.2. Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận."
Điều 30: "Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng."
2.1.2 Tài sản và nghĩa vụ riêng
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân (khoản 1, Điều 32 Luật HNGĐ 2000).
Điều 32 và 33 Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng; đồ dùng, tư trang cá nhân. Vợ, chồng có quyền nhập hay không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình”.
"Vợ, chồng tự quản lý tài sản riêng; trong trường hợp vợ hay chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không uỷ quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Tài sản riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hay chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thoả thuận của cả vợ chồng."
2.1.3 Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
Được quy định tại Điều 95 như sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những căn cứ để hoạch định chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
H Căn cứ khoa học để xây dựng chuẩn đầu ra nghề Điện Công nghiệp hệ cao đẳng nghề (Nghiên cứu trường hợp Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ). ThS. Đo lường và đánh giá trong giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng Tài liệu chưa phân loại 0
D Xin cho biết căn cứ để xếp loại doanh nghiệp nhỏ và vừa? Hỏi đáp Thuế & Kế toán 1
L Căn cứ khoahọc-thực tiễn để phát huy cơ chế tạo động lực trong nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Tài liệu chưa phân loại 0
N Cho tôi hỏi có phải mức lương làm căn cứ để đóng phí bảo hiểm ? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 0
Y Đánh giá thực trạng áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Quảng Ninh Tài liệu chưa phân loại 0
H Thực tiến áp dụng căn cứ li hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại huyên Phú Xuyên Tài liệu chưa phân loại 0
C Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn để giải quyết các trường hợp ly hôn tại Quảng Ninh trong năm 2004- 2005- 2006 Tài liệu chưa phân loại 0
J Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top