petuyen_kutiep
New Member
Download Đồ án Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng tời Y2-55 Tính toán sử dụng hợp lý công suất nâng của tời miễn phí
Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro được thành lập năm 1981. Sự kiện này đánh dấu bước phát triển mới rất quan trọng với ngành công nghiệp dầu khí nói riêng và ngành công nghiệp Việt Nam nói chung. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp dầu khí đã phát triển không ngừng và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, là nguồn tài nguyên thiên nhiên đem lại lợi nhuận rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Để phục vụ cho ngành công nghiệp này, việc khoan - khai thác và trước đó là tìm kiếm, thăm dò đóng vai trò quan trọng. Trong công nghệ khoan thăm dò, khoan khai thác cũng như vận chuyển sản phẩm,…thì thiết bị phục vụ không thể thiếu và đóng vai trò thiết yếu. Tuỳ theo mỗi thiết bị mà chức năng của nó khác nhau. Để phát huy được chức năng cũng như công dụng, nâng cao hiệu suất, kéo dài tuổi thọ thiết bị, điều quan trọng là bảo đảm chúng luôn được làm việc ở trạng thái kỹ thuật tốt nhất. Muốn vậy các thiết bị phải có chế độ bảo dưỡng, sửa chữa đúng thời gian và đúng kỹ thuật đã quy định vì vậy phải nắm vững được nguyên lý hoạt động cũng như kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa.Tời khoan là một trong những thiết bị không thể thiếu trong khai thác dầu khí, là thiết bị cần thiết phục vụ trong công tác nâng thả bộ công cụ khoan. Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Cấu tạo, nguyên lý làm việc, quy trình bảo dưỡng tời Y2-55. Tính toán sử dụng hợp lý công suất nâng của tời ” nhằm tìm hiểu về sự làm việc, vận hành cũng như chức năng và đặc biệt là tính toán thế nào để sử dụng công suất một cách hợp lý nhất.
Đồ án của em được chia thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống nâng thả.
Chương 2: Cấu tạo, nguyên lý làm việc của tời Y2-55.
Chương 3: Quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tời khoan.
Chương 4: Tính toán sử dụng hợp lý công suất nâng của tời.
Qua quá trình học tập, thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại xí nghiệp Vietsovpetro cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô giáo trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và các cán bộ, công nhân của xí nghiệp, em đã hoàn thành cuốn đồ án này. Tuy nhiên do hiểu biết còn hạn chế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên cuốn đồ án này không thể tránh khỏi những thiếu sót, song đây là cơ hội rất tốt để em nâng cao nhận thức và hiểu biết về các thiết bị trong công tác dầu khí mà cụ thể là tời khoan. Kính mong các thầy cô giáo, các bạn đọc đóng góp ý kiến quý báu để cuốn đồ án này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Dầu khí và bộ môn Máy thiết bị dầu khí và Công trình của trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội cũng như các cán bộ, công nhân của xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro, đặc biệt là thầy giáo NGUYỄN VĂN GIÁP đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành cuốn đồ án này.
Hà nội, tháng 6 năm 2010.
Sinh viên thực hiện:
Phạm Ngọc Chiến.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NÂNG THẢ
1.1. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống nâng thả
1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống nâng thả
a) Chức năng
Hệ thống nâng thả bảo đảm các chức năng sau:
- Dùng để biến chuyển động quay của tang tời thành chuyển động thẳng đứng của móc nâng.
- Giảm lực căng trên nhánh cáp cuốn tang tời.
- Cùng với thiết bị và công cụ nâng hạ khác phục vụ trong các quá trình nâng hạ công cụ khoan, thả ống chống, truyền tiến độ cho choòng khoan, tham gia dựng tháp…
b) Nhiệm vụ
Hệ thống nâng thả là tổ hợp thiết bị trên giàn khoan. Chúng hoạt động đồng bộ với nhau để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng:
- Kéo thả cần khoan, ống chống, treo bộ khoan cụ trong quá trình khoan hay bơm rửa.
- Kết hợp với các thiết bị khác thực hiện chức năng: truyền chuyển động quay cho Rotor để tiến hành việc khoan giếng.
- Kéo thả các vật dụng, thiết bị khác phục vụ cho công tác khai thác và thăm dò dầu khí.
1.1.2. Các thành phần của hệ thống nâng thả
Hệ thống nâng thả bao gồm: tời khoan, hệ thống ròng rọc động-tĩnh, dây cáp và Elêvatơ.
1.1.2.1. Tời khoan
Tời khoan là một trong những thiết bị dùng trong khai thác dầu khí, nó thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Dùng để kéo thả cần khoan và ống chống.
- Dùng để treo bộ khoan cụ trong quá trình khoan hay bơm rửa.
- Khi kéo cần thì thực hiện một mômen xoắn ở trong tời, ngược lại khi thả cần thì thực hiện quá trình phanh.
- Truyền chuyển động cho bàn Rotor.
- Phụ trợ công tác địa vật lý giếng khoan.
- Trong trường hợp sử dụng tháp chữ A, tời dùng để dựng tháp.
- Điều chỉnh tốc độ truyền tải.
Hình 1.1. Sơ đồ cấu tạo tời khoan
1. Cáp khoan 6. Bảng điều khiển
2. Phanh điện từ 7. Phanh cơ học
3. Xích truyền động cho bàn Rotor 8. Môtơ điện
4. Răng để tựa cáp khoan 9. Đầu mèo
5. Tay phanh cơ học 10. Đường rãnh cáp địa vật lý
1.1.2.2. Hệ thống ròng rọc
Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo hệ ròng rọc
1. Cáp khoan 5. Cuộn dây dự trữ
2. Ròng rọc động 6. Tời khoan
3.Neo cáp cố định 7. Ròng rọc tĩnh
4. Kẹp
Trong quá trình khoan với độ sâu khá lớn và thiết bị dùng trong công tác khoan có trọng lượng lớn. Do vậy sức nâng của tời không đủ khả năng nâng thả trực tiếp bộ khoan cụ đó. Vì vậy để giảm tải trọng cho tời khoan ta phải dùng đến hệ thống ròng rọc gồm khối ròng rọc động hay ròng rọc cố định trên đỉnh tháp khoan. Số pully của ròng rọc cố định nhiều hơn số pully ròng rọc động. Hệ thống ròng rọc có mục đích biến chuyển động quay của tời thành chuyển động lên xuống của vật nâng hạ, biến chuyển động ma sát trượt thành chuyển động ma sát lăn, chịu tác động của lực đột ngột, giảm tải trọng cho sợi cáp.
a) Ròng rọc cố định
Hình 1.3: Ròng rọc cố định
Là ròng rọc chỉ tham gia một chuyển động quay quanh trục của nó. Ròng rọc cố định được lắp cố định trên đỉnh tháp khoan, gồm nhiều pully lắp trên một trục hay hai trục song song với nhau. Các pully quay trên trục nhờ các ổ bi, phía ngoài có tấm che chắn bảo vệ. Kích thước rãnh và độ cứng bề mặt rãnh là yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của cáp.
b) Ròng rọc động
Hình 1.4: Ròng rọc động
Là những ròng rọc trong suốt quá trình làm việc, tham gia đồng thời hai chuyển động: chuyển động quay quanh trục bản thân và chuyển động tịnh tiến lên xuống.
Càng nhiều pully trong hệ thống dây cáp thì cáp bị cuốn càng nhiều lần, nhưng nếu số pully ít thì tải trọng trong dây cáp sẽ lớn, hơn nữa tải trọng tác dụng lên tời khoan sẽ lớn hơn. Điều này không có lợi cho thiết bị khai thác, nhất là kích thước dây cáp thay đổi, ảnh hưởng đến mối tương quan giữa rãnh pully và đường kính dây cáp. Nếu ta tăng đường kính của pully để giảm độ cong dây cáp thì độ bền của dây cáp sẽ lớn hơn là ta dùng hệ thống nhiều pully, nhưng số pully càng tăng thì tải trọng càng nhẹ và vận tốc lên xuống càng chậm. Do vậy số pully, đường kính cáp và tải trọng phải tính toán tối ưu về phương diện kỹ thuật cũng như về kinh tế.
1.1.2.3. Dây cáp
Cáp khoan được tết bằng các sợi thép xoắ...
Last edited by a moderator: