Oliverios

New Member
Download Đề tài Chất thải y tế ở Việt Nam - Hiện thực và giải pháp

Download Đề tài Chất thải y tế ở Việt Nam - Hiện thực và giải pháp miễn phí





MỤC LỤC:
A – Đặt vấn đề 2
B – Tổng quan tài liệu
I – Định nghĩa và phân loại 3
II – Tác hại của chất thải y tế 6
III – Tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 10
IV – Phương pháp chung xử lý chất thải y tế 12
V – Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải ở Việt Nam 14
C – Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
 
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC:

A – Đặt vấn đề 2

B – Tổng quan tài liệu

I – Định nghĩa và phân loại 3

II – Tác hại của chất thải y tế 6

III – Tình hình quản lý chất thải y tế tại Việt Nam 10

IV – Phương pháp chung xử lý chất thải y tế 12

V – Thực trạng áp dụng công nghệ xử lý chất thải ở Việt Nam 14

C – Kết luận 21

Tài liệu tham khảo 22

A – ĐẶT VẤN ĐỀ:

Thời đại hiện nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao về cả vật chất lẫn tinh thần. Công tác khám chữa bệnh ngày càng được chú trọng, vấn đề sức khỏe của con người được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Ngành y tế đã có những chuyển biến mới mẻ với những máy móc kĩ thuật hiện đại phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của con người. Nhưng song song với sự phát triển đó có nhiều vấn đề phát sinh và cần được quan tâm. Ngành y tế càng phát triển thì càng thải ra nhiều chất thải y tế, đó là những chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, xét nghiệm, phẫu thuật, nghiên cứu ... Những chất thải này có thể chứa những yếu tố độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người và môi trường nếu không được thu gom, phân loại và xử lý đúng cách. Hiện nay vấn đề xử lý chất thải y tế là một vấn đề nan giải, công tác xử lý còn nhiều khó khăn bất cập và cần được quan tâm. Nhà nước cũng đã có những quy chế, chính sách cho việc quản lý và xử lý chất thải y tế để đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và môi trường.

Trong tiểu luận này, xin đề cập tới chất thải y tế - tác hại, tình hình xử lý cũng như một số công nghệ xử lý chất thải y tế ở Việt Nam hiện nay.

B – TỔNG QUAN TÀI LIỆU :

I- Định nghĩa và phân loại :

1. Định nghĩa :

Chất thải y tế là vật chất ở thế rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.

2. Phân loại: 5 loại

2. 1.Chất thải lây nhiễm :

a) Chất thải sắc nhọn (loại A) : Chất thải có thể gây ra các vết cắt hay chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.

b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và công cụ đựng, dính bệnh phẩm.

d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người; rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.

2.2. Chất thải hóa học nguy hại:

a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.

b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế.

- Formaldehyd.

- Các chất quang hoá học: hydroquinon; kali hydroxid; bạc; glutaraldehyd.

- Các dung môi: Các hợp chất halogen (methylen chlorid, chlorofom, freons, trichloro ethylen và 1,1,1-trichloromethan).

- Các thuốc mê bốc hơi: halothan (Fluothan), enfluran (Ethran), isoflurane (Forane).

- Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate, acetonitrile, benzene.

- Các chất hoá học hỗn hợp: phenol, dầu mỡ, các dung môi làm vệ sinh, cồn ethanol; methanol, acide.

c) Chất gây độc tế bào: Vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các công cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu.

Thuốc

Nhiệt độ phá hủy (°C)

Thuốc

Nhiệt độ phá hủy (°C)



Asparaginase

800

5-Fluoro uracil

700



Bleomycin

1000

Idarubicin

700



Carmustine

800

Metrotrexate

1000



Cisplatin

800

Mitomycin C

500



Cyclophosphamide

900

Mithramycin

1000



Daunorubicin

700

Mustine

800



Epirubicin

700

Thiotepa

800



Etoposide

1000

Vinblastine

1000



Bảng: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy

d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hay vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

2.3. Chất thải phóng xạ:

Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.

Tên thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu

Dạng dùng



Dimethyl-iminodiacetic acid (HIDA)

Bột đông khô



Ethyl cysteinate dimmer (ECD)

Bột đông khô



Thalium 201 (Tl-201)

Dung dịch



Pyrophosphate (PYP)

Bột đông khô



Carbon 11 (C-11)

Dung dịch



Cesium 137 (Cesi-137)

Nguồn rắn



Cobalt 57 (Co-57)

Dung dịch



Cobalt 60 (Co-60)

Nguồn rắn



Dimercapto Succinic Acid (DMSA)

Bột đông khô



Diethylene Triamine Pentaacetic acid (DTPA)

Bột đông khô



Gallium citrate 67 (Ga-67)

Dung dịch



Human Albumin Serum (HAS)

Bột đông khô



Bảng: Tên và dạng dùng một số thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị

2.4. Bình chứa áp suất:

Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.

2.5. Chất thải thông thường:

Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:

a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).

b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.

c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.

d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.

II- Tác hại của chất thải y tế:

Chất thải y tế nếu không được xử lý tốt, khi ra ngoài môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây ra những bệnh dịch lớn trong cộng đồng

1. Những người có nguy cơ cao:

Những người có nguy cơ bị bệnh do chất thải y tế là những cá nhân thường xuyên tiếp xúc với chúng. Họ thường nằm trong các nhóm sau:

a) Bác sĩ, y tá, nhân viên chăm sóc sức khỏe, và các nhân viên trong bệnh viện.

b) Bệnh nhân của các bệnh viên hay trung tâm chăm sóc sức khỏe.

c) Khách hay người nhà tới bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe.

d) Nhân viên trong các dịch vụ hỗ trợ cho bệnh viện hay trung tâm chăm sóc sức khỏe như giặt là, vận chuyển và xử lý chất thải.

e) Nhân viên làm việc ở những thiết bị xử lý chất thải như hố tiêu hủy hay lò đốt chất thải.

2. Tác hại của chất thải lây nhiễm:

Chất thải lây nhiễm có thể chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh. Các tác nhân gây bệnh này có thể xâm nhập vào cơ thể người qua các đường như vết thương hở, tiêu hóa hay do hít phải. Trong đó, sự lây nhiễm HIV và viêm gan virus B và C là thường gặp nhất, thông qua bơm kim tiêm c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Pháp luật về quản lý chất thải y tế ở việt nam Y dược 0
D Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Kiến trúc, xây dựng 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện đa khoa khu vực bắc Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 0
N Khắc phục những rào cản trong đổi mới công nghệ xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn Kinh tế quốc tế 0
C Nhận diện rào cản áp dụng công nghệ xử lý chất thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Ninh Bì Kinh tế quốc tế 0
T Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phù hợp xử lý chất thải rắn y tế tại thành phố Bắc Giang Môn đại cương 0
T Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện hoạt động quản lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Môn đại cương 0
D Đánh giá hiện trạng chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Môn đại cương 0
I Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất giải pháp cải thiện Môn đại cương 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top