Link tải miễn phí luận văn
CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
I. Sơ lược về nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch nước:
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ từng trường hợp vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể.
Về mặt bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản . Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản.
Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước XHCN khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước XHCN phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của “nguyên thủ quốc gia” xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước.
Trong cơ chế nhà nước ta như đã nói ở trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, và hiện nay, tại Hiến pháp năm 1992 trở lại hình thức Chủ tịch nước. Vị trí, tính chất, chức năng quyền hạn và mối quan hệ của thiết chế này đối với các cơ quan khác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức nhà nước. Trong từng hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng.
II. Chế định Chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam
1. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946:
Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là nhà nước dân chủ nhân dân. Với bản Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước đã bước đầu được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền song vẫn còn mang nhiều cách tổ chức theo kiểu đại nghị, thể hiện ở Nghị viện nhân dân và chính phủ liên hiệp với sự đoàn kết rộng rãi ở các lực lượng, giai cấp, đảng phái.
Sự ra đời của chế định Chủ tịch nước trong hiến pháp 1946 có thể nói bắt đầu từ chủ trương thành lập một chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân.
a) Vị trí, tính chất, trật tự hình thành:
Về vị trí, tính chất của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946, từ những quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.
Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt cho nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, bổ nhiệm thủ tướng, Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị, thưởng huy chương và bằng cấp danh dự, đặc xá, kí hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước, tuyên chiến hay đình chiến.Vị trí đứng đầu Nhà nước này cũng giống như ở các nước dân chủ, là có sự phân công phối hợp giữa Nghị viện, Ban thường vụ và Chủ tịch nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHẾ ĐỊNH CHỦ TỊCH NƯỚC TRONG LỊCH SỬ LẬP HIẾN VIỆT NAM
I. Sơ lược về nguyên thủ quốc gia và Chủ tịch nước:
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Nhưng mỗi nước nguyên thủ quốc gia có tên gọi (vua, Hoàng đế, Tổng thống, Đoàn Chủ tịch hội đồng liên bang, Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch nước), vị trí, chức năng khác nhau tuỳ từng trường hợp vào thể chế chính trị và cách thức tổ chức nhà nước. Nhưng có một điểm chung là đều là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992, riêng Hiến pháp năm 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức là Hội đồng Nhà nước, là một chế định nguyên thủ quốc gia tập thể.
Về mặt bản chất, nguyên thủ quốc gia là một chế định thuần tuý của bộ máy Nhà nước tư sản. Khi cách mạng tư sản diễn ra và dành thắng lợi, giai cấp tư sản chiến thắng giai cấp phong kiến và lập ra bộ máy cai trị mới. Trong bộ máy đó có sự xuất hiện của một thể chế mới, đó là thể chế nguyên thủ quốc gia. Như vậy, về cơ bản thiết chế nguyên thủ quốc gia của các nước trên thế giới hiện nay đều được xây dựng dựa trên thiết chế của nhà nước tư sản . Nhìn chung sự hiện diện của nguyên thủ quốc gia ở các nước tư bản với nhiều vẻ khác nhau song cũng đóng một vai trò nhất định trong việc tổ chức quyền lực nhà nước. Đặc biệt là vai trò biểu tượng cho dân tộc, liên kết phối hợp các nhánh quyền lực thể hiện quan điểm thỏa hiệp giai cấp tại các nước tư bản.
Đến nhà nước xã hội chủ nghĩa, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ tập quyền, thì về nguyên tắc thiết chế nguyên thủ quốc gia riêng là không cần thiết, nếu không muốn nói là không dung hợp. Tại một số nước XHCN khác do truyền thống lịch sử của mình, còn lưu giữ thiết chế chủ tịch nước, thì chủ tịch nước tuy được coi là nguyên thủ quốc gia đứng đầu nhà nước, song phái sinh từ cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và cùng cơ quan này thực hiện các chức năng nguyên thủ. Sự hiện diện các biểu hiện “nguyên thủ quốc gia” trong cơ chế nhà nước XHCN phần nhiều là do thông lệ quốc tế - để thuận lợi trong việc thực hiện một số hoạt động nhà nước có tính chất long trọng, hình thức và chừng mực nhất định, để phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ chế nhà nước. Vị trí thứ hai này của “nguyên thủ quốc gia” xã hội chủ nghĩa khá khác nhau, tùy thuộc vào từng nước.
Trong cơ chế nhà nước ta như đã nói ở trên, thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp năm 1946 và 1959 là Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp năm 1980 là Hội đồng nhà nước, và hiện nay, tại Hiến pháp năm 1992 trở lại hình thức Chủ tịch nước. Vị trí, tính chất, chức năng quyền hạn và mối quan hệ của thiết chế này đối với các cơ quan khác cũng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển của tổ chức nhà nước. Trong từng hiến pháp có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc căn bản của tổ chức bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng.
II. Chế định Chủ tịch nước trong lịch sử lập hiến Việt Nam
1. Chế định Chủ tịch nước trong Hiến pháp năm 1946:
Sau cách mạng tháng Tám, nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà ra đời là nhà nước dân chủ nhân dân. Với bản Hiến pháp 1946, bộ máy Nhà nước đã bước đầu được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền song vẫn còn mang nhiều cách tổ chức theo kiểu đại nghị, thể hiện ở Nghị viện nhân dân và chính phủ liên hiệp với sự đoàn kết rộng rãi ở các lực lượng, giai cấp, đảng phái.
Sự ra đời của chế định Chủ tịch nước trong hiến pháp 1946 có thể nói bắt đầu từ chủ trương thành lập một chính phủ nhân dân cách mạng theo tinh thần đoàn kết rộng rãi tất cả các tầng lớp nhân dân.
a) Vị trí, tính chất, trật tự hình thành:
Về vị trí, tính chất của Chủ tịch nước theo Hiến pháp năm 1946, từ những quy định về cách thức thành lập và thẩm quyền của Chủ tịch nước thì Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước đồng thời là người đứng đầu Chính phủ.
Tính chất đứng đầu Nhà nước (nguyên thủ quốc gia) của Chủ tịch nước thể hiện ở chỗ: Chủ tịch nước thay mặt cho nước, giữ quyền tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, bổ nhiệm thủ tướng, Nội các, ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị, thưởng huy chương và bằng cấp danh dự, đặc xá, kí hiệp ước với các nước, phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước, tuyên chiến hay đình chiến.Vị trí đứng đầu Nhà nước này cũng giống như ở các nước dân chủ, là có sự phân công phối hợp giữa Nghị viện, Ban thường vụ và Chủ tịch nước.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links