b4by_kut3_93

New Member

Download miễn phí Luận văn Chế độ tổng thống Mỹ





MỤC LỤC
 
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ
TỔNG THỐNG MỸ 8
1.1. Sự hình thành chế độ tổng thống Mỹ 8
1.2. Những giai đoạn phát triển và đặc tính của chế độ tổng thống Mỹ 15
1.2.1. Những giai đoạn phát triển của chế độ tổng thống Mỹ 15
1.2.1.1. Giai đoạn 1789-1877: Nền móng và các tiền lệ 16
1.2.1.2. Giai đoạn 1877-1901: Sự thay đổi nhiều mặt 20
1.2.1.3. Giai đoạn 1901-1945: Vững mạnh trong môi trường khủng hoảng 21
1.2.1.4. Giai đoạn từ năm 1945 đến nay: Ổn định, toàn diện hoá và hiện đại 22
1.2.2. Các đặc tính của chế độ tổng thống Mỹ 24
1.2.2.1. Tính quyền lực tối cao 25
1.2.2.2. Tính dân chủ 26
1.2.2.3. Tính xã hội rộng rãi 26
1.2.2.4. Tính liên tục và ổn định 27
1.3. Quan niệm và sự đánh giá về chế độ tổng thống Mỹ 28
1.3.1. Về cơ cấu cá nhân 29
1.3.2. Về hình thức chế độ 32
1.3.3. Về mức độ hợp lý, khả năng linh động và hiệu quả 35
1.4. Ý nghĩa của chế độ tổng thống Mỹ 37
1.4.1. Ý nghĩa triết học 37
1.4.2. Ý nghĩa lịch sử 41
1.4.3. Ý nghĩa chính trị - xã hội 42
 
Chương 2: ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TỔNG THỐNG MỸ 45
2.1. cách tổ chức và sự phân bố quyền lực chính trị trong Nhà nước Mỹ 45
2.1.1. Thuyết "Tam quyền phân lập", Hiến pháp và các nguyên tắc tổ chức, phân chia quyền lực của Nhà nước Mỹ 45
2.1.2. Tổ chức chính quyền liên bang 48
2.1.3. Tổ chức chính quyền bang 52
2.1.4. Tổ chức chính quyền địa phương 54
2.1.5. Các thiết chế "không chính thức" 55
2.2. Địa vị của Tổng thống Mỹ 57
2.2.1. Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ 57
2.2.1.1. Người đứng đầu Nhà nước 57
2.2.1.2. Người đứng đầu ngành hành pháp 59
2.2.2. Địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ 59
2.2.2.1. Người đứng đầu Nhà nước và xã hội 60
2.2.2.2. Người lãnh đạo nền hành chính và toàn quyền thực thi pháp luật 61
2.2.2.3. Người đứng đầu đảng cầm quyền và trung tâm hệ thống chính trị 61
2.2.2.4. Nhân vật hàng đầu thế giới 62
2.3. Quyền hạn của Tổng thống Mỹ 63
2.3.1. Quyền trong lĩnh vực hành pháp 63
2.3.2. Quyền trong lĩnh vực lập pháp 66
2.3.2.1. Công bố luật 66
2.3.2.2. Sáng quyền lập pháp 66
2.3.2.3. Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường 69
2.3.2.4. Bổ nhiệm ghế thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống 69
2.3.2.5. Phủ quyết 70
2.3.2.6. Được Quốc hội ủng hộ 72
2.3.3. Quyền trong lĩnh vực tư pháp 73
2.3.3.1. Đề cử và bổ nhiệm thẩm phán liên bang 73
2.3.3.2. Ân xá cho phạm nhân 73
2.3.3.3. Hạ lệnh truy nã và bắt giữ tội phạm đặc biệt nguy hiểm 74
2.3.4. Quyền trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng 74
2.3.5. Quyền trong lĩnh vực danh dự và nghi lễ quốc gia 75
2.3.6. Quyền trong lĩnh vực đối ngoại 76
2.3.7. Quyền đặc biệt 78
2.3.7.1. Quyền khẩn cấp 78
2.3.7.2. Đặc quyền hành pháp 79
2.3.7.3. Quyền sung công 80
2.3.7.4. Quyền pháp lệnh 81
2.3.8. Quyền lợi 82
 
Chương 3: PHƯƠNG THỨC THIẾT LẬP TỔNG THỐNG MỸ 87
3.1. Tiêu chuẩn ứng viên tổng thống Mỹ 87
3.2. Ứng cử và đề cử tổng thống Mỹ 91
3.2.1. Lựa chọn cơ sở 91
3.2.2. Đề cử thực sự 95
3.3. Tranh cử tổng thống Mỹ 96
3.4. Bầu chọn tổng thống Mỹ 101
3.5. Nhậm chức, giữ chức và thôi chức tổng thống Mỹ 106
 
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
A. Tài liệu tiếng Việt 116
B. Tài liệu tiếng Anh 120
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u thiết chế khác - bị coi là "phi nhà nước" hay “không chính thức” (informal) vì không được đề cập trong Hiến pháp - cùng hợp thành hệ thống chính trị và ảnh hưởng mạnh đến vị thế, quyền lực, hoạt động của Nhà nước. Đáng kể nhất là các đảng phái chính trị và những nhóm áp lực.
2.1.5.1. Đảng phái chính trị
Cơ chế chính trị phức tạp và nền dân chủ đa nguyên ở Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện sớm, nhiều và phát triển nhanh của các “đảng phái chính trị” (chính đảng) - những nhóm cá nhân được tổ chức lại để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, để điều hành chính quyền và quyết định chính sách công cộng Đây có thể coi là định nghĩa chính thức về đảng phái chính trị tại Mỹ.
. Nhìn chung, đảng phái chính trị Mỹ không có hệ tư tưởng nhất định, cách tổ chức lỏng lẻo, đảng viên không mang thẻ hay không phải trả lệ phí... Mỗi đảng gồm ban lãnh đạo nhiều cấp và các đảng viên, hoạt động thông qua những đại hội tập thể.
ở Mỹ tồn tại hàng trăm đảng phái, nhưng đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ có quy mô và ảnh hưởng lớn nhất, với hầu hết nhân viên nhà nước là thành viên của chúng. Hai đảng này được ví như hai cánh tay của cơ thể chính trị Hoa Kỳ, cùng nhau hay luân phiên nắm giữ quyền lực nhà nước suốt từ giữa thế kỷ XIX đến nay và đảng có người đương chức Tổng thống được gọi là đảng cầm quyền, đảng kia là đảng đối lập.
2.1.5.2. Nhóm áp lực
Mặc dù xuất hiện muộn hơn, tổ chức theo từng lĩnh vực và kém tính chính trị hơn so với đảng phái, nhưng các nhóm áp lực (pressure groups) rất đa dạng và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong xã hội Mỹ. Đó là những nhóm người có cùng lợi ích nhất định, liên kết lại với nhau nhằm tác động, gây ảnh hưởng tới chính sách và hoạt động của chính quyền. tuỳ từng trường hợp phạm vi mục đích mà có thể chia thành hai loại nhóm áp lực cơ bản: các nhóm quan tâm trước hết đến lợi ích của mình, mục tiêu là bảo vệ và phát triển những lợi ích của thành viên nhóm mình, được gọi là “nhóm lợi ích” (interest groups); còn các nhóm chú trọng đến lợi ích của cộng đồng xã hội hơn là của thành viên nhóm mình được gọi là “nhóm khuếch trương” (promotional groups). Những nhóm áp lực có tiềm năng kinh tế và ảnh hưởng chính trị lớn nhất thường là nhóm lợi ích.
Nhóm áp lực là mắt xích khó thể thiếu trong cơ chế thực hiện và chuyển hoá quyền lực chính trị Mỹ. Nó giữ vai trò trung gian giữa chính quyền và nhân dân, phản ánh nhu cầu và thái độ của các cộng đồng người khác nhau đối với Nhà nước, góp phần tích cực vào việc hoạch định chính sách và quản lý, điều hành. Nếu như đảng phái tác động đến chính quyền chủ yếu thông qua việc làm cho đảng viên trở thành nhân viên nhà nước, thì nhóm áp lực lại tác động bằng cách dùng lợi ích để tạo sự quan tâm và để gây sức ép đối với nhân viên nhà nước.
2.2. địa vị của Tổng thống Mỹ
Sở dĩ Tổng thống Mỹ là một trong ít người được phương tiện thông tin và dư luận công chúng quan tâm nhất trên thế giới hiện nay là do vị thế đặc biệt của nhân vật này. Dù ít nhiều khác nhau, nhưng địa vị pháp lý và địa vị thực tế đã kết hợp nhuần nhuyễn, tạo dựng cho Tổng thống Mỹ vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống chính trị quốc gia cũng như trong quan hệ quốc tế.
2.2.1. Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ
Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ là vị trí, vai trò của Tổng thống Mỹ trong Nhà nước, trong xã hội được quy định bởi luật pháp và các nguyên tắc tổ chức - hoạt động cơ bản của Nhà nước Mỹ. Nó khái quát mô hình, giá trị, mối quan hệ của Tổng thống với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, lực lượng xã hội và nhân dân. Với tính duy nhất và tầm quan trọng đặc biệt, địa vị này phải được ghi nhận trong văn bản có giá trị pháp lý tối cao - đó là Hiến pháp. Thực tế thì Hiến pháp Mỹ đã dành một mảng lớn (bao gồm một phần Điều I, toàn bộ Điều II và các Điều bổ sung XII, XX, XXII, XXIII, XXIV, XXV) quy định về chế độ tổng thống. Tại Điều I và Điều II, địa vị Tổng thống được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, nhiều mức độ để làm nổi bật 2 tư cách chủ yếu:
2.2.1.1. Người đứng đầu Nhà nước
Sẽ thất vọng cho bất cứ ai tìm kiếm cụm từ "nguyên thủ quốc gia" (the head of state) trong Hiến pháp Mỹ. Quả thật, văn bản này đã không hề trực tiếp quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước. Người ta giải thích rằng các nhà lập hiến Mỹ muốn ít nhất về mặt lý thuyết, ba nhánh quyền lực nhà nước phải tương đối cân bằng nhau và phải xuất phát từ Hiến pháp, được xác lập, điều chỉnh bởi Hiến pháp; vì vậy nếu trực tiếp ghi nhận Tổng thống là nguyên thủ quốc gia thì có thể dẫn đến làm lu mờ những giá trị ấy và làm giảm tính tối cao tuyệt đối của Hiến pháp. Hơn nữa, nếu quy định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước rồi lại quy định Tổng thống được nắm giữ toàn quyền hành pháp, thì ngay trong hình thức pháp lý, đã tạo tiền đề thuận lợi cho việc khẳng định và phát triển sự tập trung quyền lực - đi ngược lại tư tưởng và nguyên tắc phân quyền vốn được quán triệt trong suốt quá trình tổ chức, thực hiện quyền lực của Nhà nước Mỹ.
Dụng ý tế nhị trên không mấy ảnh hưởng tới tư cách nguyên thủ quốc gia mà, nếu xem xét kỹ lưỡng, sẽ thấy được thể hiện "ngầm" nhưng khá đầy đủ trong nội dung các điều khoản Hiến pháp liên quan:
Thứ nhất, Điều II mở đầu bằng câu: "Quyền hành pháp sẽ được trao cho một vị Tổng thống Hợp chúng quốc Mỹ". Về mặt thuật ngữ, danh từ tổng thống (president) vốn được sử dụng phổ biến và thừa nhận rộng rãi khắp thế giới với ý nghĩa là để chỉ nguyên thủ quốc gia của những nước cộng hoà; còn thủ tướng (premier hay prime minister ) mới là danh từ dùng để chỉ người đứng đầu chính phủ (nội các), nắm giữ quyền hành pháp. Khi quy định như trên, Hiến pháp Mỹ đã cùng lúc đạt hai mục tiêu: vừa gián tiếp khẳng định Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước lại vừa trực tiếp trao cho Tổng thống quyền hành pháp (Hiến pháp Mỹ đã không hề dùng tới từ "Thủ tướng").
Thứ hai, cách thiết lập nên Tổng thống Mỹ, theo Hiến pháp, đã chứng tỏ nhân vật này là quan chức duy nhất được bầu lên trên phạm vi toàn liên bang và do đó là cá nhân duy nhất có thể đủ tư cách thay mặt cho cả Nhà nước Mỹ - đây là vai trò của chỉ riêng nguyên thủ quốc gia.
Thứ ba, mức độ địa vị của bất cứ cơ quan nào cũng được đánh giá chủ yếu qua chức năng và quyền hành của cơ quan ấy. Nhiều chức năng, quyền hành của Tổng thống Mỹ quy định trong Hiến pháp là chức năng, quyền hành của nguyên thủ quốc gia chứ không phải của thủ tướng: công bố, phủ quyết dự luật; tổng chỉ huy quân đội; bổ nhiệm đại sứ; bổ nhiệm thẩm phán Toà án Tối cao; ký kết điều ước quốc tế.v.v...
Như vậy, Hiến pháp Mỹ đã, gián tiếp về hình thức và trực tiếp về ý nghĩa nội dung, quy định Tổng thống là nguyên thủ quốc gia - là người đứng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top