nhokkute_1612

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Giới thiệu những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại (BTTH) do vi phạm hợp đồng (VPHĐ): khái niệm, bản chất, căn cứ phát sinh, ý nghĩa của chế tài BTTH... Trình bày thực trạng pháp luật về BTTH do VPHĐ: nêu lên những nguyên tắc luật chung - luật riêng liên quan đến BTTH do VPHĐ, các chế tài VPHĐ kinh doanh, thương mại, căn cứ áp dụng chế tài BTTH do VPHĐ kinh doanh, thương mại, cũng như mối quan hệ giữa chế tài BTTH và chế tài phạt vi phạm, nội dung về BTTH do VPHĐ mua bán hàng hóa quốc tế... Đưa ra một số bất cập và kiến nghị những giải pháp về hành vi vi phạm và yếu tố lỗi; về thiệt hại và cách tính thiệt hại; về hội nhập pháp luật quốc tế, nhằm sửa đổi pháp luật về BTTH do VPHĐ kinh doanh, thương mại gây ra
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn đầu của tiến trình đổi mới, Nhà nước đã ban hành
nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh, thay thế
cho các quy định pháp luật cũ, lạc hậu với sự ra đời của các văn bản pháp luật
điều chỉnh về lĩnh vực kinh tế, hợp đồng kinh tế, đặc biệt là bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng kinh tế. Là sản phẩm pháp luật đặc trưng của thời kỳ
bao cấp, cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế, pháp luật đã thay đổi tính
chất từ việc quy định hợp đồng kinh tế mang tính bắt buộc và tính kế hoạch,
nay chuyển sang hợp đồng kinh tế dựa trên sự thoả thuận ý chí, nhu cầu của
các bên và đòi hỏi của thị trường. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày
25/9/1989; Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/02/1990 quy định chi tiết thi hành
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, cùng các văn bản pháp luật khác là những minh
chứng quan trọng cho sự phát triển của pháp luật kinh tế.
Với sự phát triển của nền kinh tế, Bộ luật Dân sự 1995 ra đời cùng với
Luật Thương mại 1997 và các văn bản pháp luật liên quan đã góp phần tích
cực vào sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy
nhiên, cùng với thời gian các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 và Luật
Thương mại 1997 đã trở nên lạc hậu do đó cần có sự sửa đổi, bổ sung cho phù
hợp với tình hình mới và Bộ luật Dân sự 2005; Luật Thương mại 2005 đã đáp
ứng các đòi hỏi của sự phát triển nền kinh tế. Bộ luật Dân sự 2005 và Luật
Thương mại 2005 cùng các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trở thành hành lang pháp lý cần thiết,
tạo đà cho sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các quan hệ kinh doanh liên
tục phát sinh và phát triển dẫn đến nhiều quy định pháp luật điều chỉnh về
lĩnh vực hợp đồng kinh doanh, thương mại, đặc biệt là các quy định pháp luật
liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương
mại đã trở lên lạc hậu do đó vấn đề sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật
này trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm góp phần minh bạch hoá pháp luật
về kinh doanh, thúc đẩy nền kinh tế trong nước phát triển, tạo tiền đề để hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu
Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương
mại là một vấn đề quan trọng của pháp luật về kinh doanh nói chung và pháp
luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng, do vậy được nhiều nhà
khoa học và các học giả quan tâm nghiên cứu, được thể hiện trong nhiều cuốn
sách, các bài viết trên báo chí, tạp chí chuyên ngành luật như: “Một số vấn đề
liên quan đến việc sửa đổi pháp luật Việt Nam về hợp đồng” của TS. Nguyễn
Am Hiểu - Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004; “Hoàn thiện pháp luật
về hợp đồng ở Việt Nam“ của TS. Dương Đăng Huệ - Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật số 6/2002; “Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt
hại” của ThS. Trần Thị Huệ - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005;“Lỗi
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” của TS. Phùng Trung
Tập - Tạp chí Toà án nhân dân Tối cao số 10/2004..... Tuy nhiên, các nghiên
cứu từ trước tới nay liên quan đến chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng kinh doanh, thương mại chỉ tập trung về mặt lý luận, dừng lại ở việc nêu
vấn đề, tiếp cận ở một khía cạnh hẹp mà ít có góc nhìn tổng thể, khái quát
hay so sánh đối chiếu với các loại chế tài bồi thường thiệt hại khác. Mặt
khác, hạn chế đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.
Chính vì vậy, cần nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về vấn đề
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại trên cơ sở
lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng kinh doanh,
thương mại ở nước ta trong những năm qua.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về chế tài bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, thực tiễn thực hiện các quy định pháp
luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại,
đánh giá thực trạng thực hiện các quy định pháp luật, nêu ra những tồn tại, bất
cập của các quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
kinh doanh, thương mại những năm qua, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật tương ứng về bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung nhất về bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, các quy định pháp luật về bồi thường
thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như thực tiễn
thực hiện các quy định này trong những năm qua, so sánh đối chiếu với các
quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại khác.
5. Cơ sở khoa học của đề tài
- Cơ sở lý luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác xít, các quan điểm
của Đảng và Nhà nước về đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các chính sách pháp luật, chính
sách kinh tế.
- Cơ sở thực tiễn: Thực tế công tác thực hiện các quy định pháp luật về
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại những năm
qua, bối cảnh nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hội
nhập kinh tế quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Lịch sử, thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu, logic, quan sát....
7. Điểm mới của đề tài
- Nghiên cứu vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng nói
chung và hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng một cách toàn diện và
có hệ thống trên cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện các quy định của pháp
luật kinh doanh, hợp đồng kinh doanh, thương mại, bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thời gian qua.
- So sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại của Việt Nam với bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng thương mại Nhật Bản, bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, cụ thể là
cần sửa đổi và bổ sung các điều, khoản tương ứng trong các văn bản pháp luật
liên quan.
8. Cơ cấu luận văn
Luận văn này bao gồm lời nói đầu, ba chương và phần kết luận.
* Lời nói đầu: Phần này trình bày tính cấp thiết của đề tài, mục đích và
nhiệm vụ của luận văn, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cơ sở khoa học của
đề tài, phương pháp nghiên cứu, điểm mới của đề tài.
* Chương 1: Những vấn đề chung về bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
* Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng.
* Chương 3: Một số bất cập và phương hướng hoàn thiện pháp luật về
bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.
* Kết luận: Khái quát những vấn đề đã nghiên cứu trong luận văn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

mylam2409

New Member
Re: Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

gởi mình bản full với nhé
Thank bạn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top