robottocnau

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội (trực thuộc Cục Hải quan Hà Nội) với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính





MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 3
1. Sơ lược về cục Hải quan Hà Nội (Đơn vị quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội): 3
2. Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 4
2.1 Quá trình hình thành của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 4
2.2 Địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 5
2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 5
2.4 Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội: 7
2.5 Hoạt động của Chi cục Hải quan Bưu điện Hà Nội trong những năm gần đây: 9
2.5.1 Về công tác giám sát quản lý: 9
2.5.2 Về công tác quản lý thu thuế xuất, nhập khẩu: 12
2.5.3 Về công tác kiểm tra phúc tập hồ sơ và chống buôn lậu, gian lận thương mại, kiểm soát phòng chống ma túy và xử lý: 13
2.5.4 Công tác cải cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa
Hải quan : 14
2.5.5 Công tác quản lý điều hành và công tác tự kiểm tra: 14
2.6 Vai trò của Hải quan trong công tác đấu tranh phòng chống
buôn lậu: 15
2.7 Mối quan hệ công tác của Chi cục Hải quan Bưu điện với các đơn vị khác trên mặt trận chống buôn lậu: 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 18
1. Khái quát về hành vi buôn lậu: 18
1.1. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại: 19
2. Thực trạng buôn lậu qua đường bưu chính ở Việt Nam thời gian qua: 23
3. Các hành vi buôn lậu chủ yếu trên địa bàn do chi cục Hải quan bưu điện quản lý: 28
4. Tổ chức bộ máy đấu tranh chống buôn lậu của Chi cục Hải quan bưu điện: 29
4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: 30
4.2 Tổ chức và biên chế của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu
Ma túy: 31
4.3 Công việc của Tổ Kiểm soát phòng Chống buôn lậu Ma túy: 31
4.4 Mối quan hệ công tác: 32
5. Một số kết quả về công tác chống buôn lậu qua đường bưu chính của chi cục Hải quan bưu điện trong những năm gần đây: 32
5.1 Kết quả phối hợp trong hoạt động thu thập, trao đổi và cung cấp thông tin: 33
5.2 Phối hợp và trực tiếp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận
thương mại: 34
5.3 Phối hợp kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu ma túy: 36
6. Một số hạn chế: 37
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU QUA ĐƯỜNG BƯU CHÍNH TẠI CHI CỤC HẢI QUAN BƯU ĐIỆN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 40
1. Định hướng và chính sách của ngành Hải quan về công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại: 40
2. Một số biện pháp phòng chống buôn lậu qua đường bưu chính đã được áp dụng tại Chi cục Hải quan bưu điện Hà Nội: 43
2.1 Biện pháp công khai: 43
2.2 Biện pháp bí mật: 43
3. Một số giải pháp phòng chống buôn lậu (do tác giả đề xuất): 44
4. Một số kiến nghị: 46
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phải dán tem hàng nhập khẩu mà không dán tem.
1.1. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại:
Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong luật hình sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại.
Hội nghị Quốc tế lần thứ V về chống gian lận thương mại của tổ chức Hải Quan thế giới đã xếp buôn lậu vào trong các hình thức gian lận thương mại, nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại nguy hiểm, đặc biệt.
Công ước quốc tế Nairobi cũng đã đưa ra khái niệm buôn lậu và gian lận thương mại nhằm che dấu sự kiểm tra, kiểm soát của Hải Quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.
Trong bộ luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "buôn bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biến giới" còn trong công ước quốc tế xử lý 16 loại gian lận thương mại có "Buôn bán hàng cấm qua biên giới hay ra khỏi sự kiểm soát của Hải quan", "khai báo chủng loại hàng hoá". " khai tăng giảm giá trị hàng hoá ". Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp luật, mang tính chất giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến hơn là "gian lận thương mại ". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Điều này là do ngày càng có nhiều hiện tượng mới, tiêu cực xảy ra trong xã hội. Vì vậy hai thuật ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại ".
So sánh khái niệm gian lận thương mại trong lĩnh vực Hải quan với khái niệm buôn lậu hay vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới có thể thấy có những điểm khác nhau sau:
- Gian lận thương mại thực chất đó là tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu có phép tắc, công khai đến cơ quan Hải quan để làm thủ tục (khai báo, kiểm tra, nộp thuế) và công khai, hợp pháp đưa hàng hóa qua cửa khẩu. nhưng lợi dụng những kẽ hở để khai báo gian dối như về mẫu mã,về số lượng, về chất lượng...nhằm đạt được kết quả cuối cùng là gian lận về mức thuế phải nộp. Hành vi này có khi chỉ là thủ đoạn riêng của chủ hàng khi có sự tiếp tay của một số nhân viên Hải quan biến chất.
- Buôn lậu là hành vi lén lút đưa hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới trốn tránh hay chống lại sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng cách không đi qua cửa khẩu, hay tuy có đi qua cửa khẩu nhưng dùng thủ đoạn bí mật bất hợp pháp như trà trộn hàng lậu trong các hàng hóa khác có làm thủ tục, cấu tạo chỗ bí mật để giấu hàng lậu...để che dấu hàng hóa, trốn tránh, chống lại sự kiểm tra của Hải quan, nhằm đạt được lợi ích cuối cùng là thu được lợi nhuận thặng dư siêu ngạch. Hành vi buôn lậu có khi chỉ có giá trị nhỏ, nhưng hầu hết phải do những tổ chức bất hợp pháp có đường dây bất hợp pháp qua biên giới, có khi xuyên quốc gia thực hiện.
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, hai khái niệm này chưa được phân định rõ ràng. Nhiều nước coi buôn lậu cũng là hành vi gian lận thương mại. Tổ chức Hải quan Thế giới tại hội nghị lần thứ 5 về chống gian lận thương mại đã xếp buôn lậu vào một trong những hình thức gian lận thương mại nhưng coi đó là loại hình gian lận thương mại đặc biệt nguy hiểm.
Ở Việt Nam hiện nay, buôn lậu được coi là hành vi vi phạm pháp luật, không đồng nhất với gian lận thương mại.
Theo Bộ Luật hình sự 2000 quy định tại điều 153 và điều 154, buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là hành vi vi phạm pháp luật hình sự và bị coi là phạm tội. Hai tội danh này tương ứng với hai khung hình phạt khác nhau. Tội buôn lậu (Điều 153) hình phạt thấp nhất là phạt tiền 10 triệu đồng hay phạt tù từ 6 tháng, cao nhất là tử hình. Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 5 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 2 năm hay vào tù 3 tháng, hình phạt cao nhất là phạt tù 10 năm.
Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi GLTM không được đề cập đến, như vậy có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu. Xét về góc độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới" (Điều 154 Bộ luật hình sự). Điều này cho phép xác định ranh giới giữa buôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới với hành vi gian lận thương mại.
Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng giấu diếm hàng hóa hay không có giấy tờ hợp lệ khi xuất nhập khẩu hay khai báo gian dối khi qua biên giới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều 153 Bộ luật hình sự hay xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định 138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan. Ở đây, một vấn đề nổi cộm là cùng một hành vi vi phạm như không khai báo hay khai báo không đúng khi vân chuyển hàng hoá qua biên giới ...việc xử lý có thể áp dụng điều 153 Bộ luật hình sự ghép vào tội danh "tội buôn lậu", nhưng cũng hành vi đó cũng có thể áp dụng điều 12 Nghị định 130/2004/NĐ- CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Hải quan. Do đó, việc phân định rõ ràng ranh giới để xác định tội danh buôn lậu và gian lận thương mại là một vấn đề bức xúc cần được nghiên cứu giải quyết.
Theo pháp luật Việt Nam, gian lận thương mại không phải là một tội danh trong Bộ luật hình sự, nhưng các biểu hiện đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu, một bộ phận của gian lận thương mại là buôn lậu và buôn lậu bao gồm cả gian lận thương mại. Hai khái niệm này thường đi đôi, gắn liền với nhau trong tiềm thức xã hội, chúng có phần giao thoa với nhau nhưng không bao hàm tất cả. Đặc biệt là gian lận thương mại, ngoài buôn lậu, gian lận thương mại còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: buôn bán hàng giả, ăn cắp mẫu mã, khai báo sai về số lượng, chất lượng hàng hóa...
Sự khác nhau cơ bản giữa gian lận thương mại và buôn lậu là :
- Buôn lậu trước hết là hành vi gian lận thương mại nhưng ở mức cao hơn, tính chất phức tạp và nghiêm trọng hơn. Nó là trường hợp đặc biệt của gian lận thương mại.
- Về bản chất của những kẻ buôn lậu là mạo hiểm, sử dụng các phương tiện cần thiết để đưa hàng qua biên giới.
- Bản chất của gian lận thương mại là "cơ mưu, trí não" lợi dụng sự sơ hở, không rõ ràng, không chính xác khoa học và đầy đủ của luật pháp, chính sách của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa gạt qua cửa khẩu một cách công khai nhằm thu lợi bất chính. Phạm vi của khái niệm gian lận thương mại rộng hơn khái niệm buôn lậu.
- Nếu xép ở mức độ nguy hiểm đối với nền kinh tế thì hành vi buôn lậu mang ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều.
- Nếu xét ở khía cạnh xử lý thì xử lý gian lận thương mại trong lĩnh vự...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top