Download miễn phí Chuyên đề Chi phí kinh doanh và các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại Công ty vận chuyển khách 16A Nguyễn Công Trứ – Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
BÀI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I :
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHI PHÍ KINH DOANH CÁC GIẢI PHÁP HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. Khái niệm , phạm vi của chi phí kinh doanh dịch vụ .
1. Khái niệm chi phí kinh doanh dịch vụ . 3
2. Phạm vi chi phí kinh doanh dịch vụ 4
II. Phân loại chi phí kinh doanh dịch vụ . 5
1. Phân loại theo nội dung kinh tế . 5
1.1. Chi phí nguyên vật liệu . 5
1.2. Chi phí nhân công . 6
1.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) . 7
1.4. Chi phí dịch vụ mua ngoài . 8
2. Phân loại theo sự biến đổi của chi phí với khối lượng dịch vụ 9
3. Phân loại theo các khâu kinh doanh . 10
3.1. Chi phí sản xuất . 10
3.2. Chi phí tiêu thụ sản phẩm 11
3.3 Chi phí quản lý . 11
III. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của chi phí kinh doanh dịch vụ . 13
1. Tổng chi phí kinh doanh dịch vụ (F) . 13
2. Tỷ suất chi phí kinh doanh dịch vụ . 13
3. Mức độ giảm hay (tăng) tỷ suet chi phí kinh doanh dịch vụ (F). 14
4. Tốc độ giảm hay tăng tỷ suất chi phí kinh doanh dịch vụ (TF). 14
5. Mức tiết kiệm (hay vượt chi) chi phí kinh doanh dịch vụ (F). 15
6. Lợi nhuận / chi phí kinh doanh . 15
IV.Một số biện pháp chủ yếu hạ thấp chi phí kinh doanh . 15
1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh . 15
1.1. Nhân tố khách quan . 15
1.2. Nhân tố chủ quan . 17
2. Các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp . 18
3. Ý nghĩa việc hạ thấp chi phí . 20
CHƯƠNG II :
CHI PHÍ KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH. 21
I. Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . 21
1. Quá trình hình thành và phát triển công ty. 21
2. Chức năng, nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của công ty. 21
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty . 22
2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty . 22
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty . 22
3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý . 22
3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty . 23
4. những thành tích đã đạt được và những mặt còn tồn tại của toàn công ty qua một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty . 24
II. Nội dung công tác quản lý chi phí kinh doanh của công ty . 26
1. Xác định phạm vi chi phí kinh doanh . 27
2. Lập kế hoạch chi phí kinh doanh . 28
3. Thường xuyên tiến hành kiểm tra , giám đốc tài chính một số khoản chi phí chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn . 28
3.1. Kiểm tra, giám đốc tài chính đối với các khoản chi phí nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng . 28
3.2. Kiểm tra giám đốc tài chính đối với khoản chi phí tiền lương . 30
3.3. Giám đốc, kiểm tra, chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên . 31
III.Tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí kinh doanh tại công ty qua hai năm 2000-2001. 32
1. Phân tích tình hìh thực hiện kế hoạch chi phí kinh doanh tại công ty ( chi phí về dịch vụ xe ) năm 2001 . 32
2. Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh tại đơn vị qua hai năm 2000 – 2001 theo các chỉ tiêu cơ bản của chi phí kinh doanh . 35
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠ THẤP CHI PHÍ KINH DOANH TẠI CÔNG TY XE KHÁCH 16A NGUYỄN CÔNG TRỨ – HÀ NỘI 37
I. Đánh giá chung về tình hình quản lý và thực hiện chi phí kinh doanh của công ty . 37
II. Những biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh tại công ty . 38
III. Một số ý kiến đề xuất 40
KẾT LUẬN . 45
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2013-11-18-chuyen_de_chi_phi_kinh_doanh_va_cac_bien_phap_ha_t.dUNIyo2aDq.swf /tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-46312/
Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
, vận chuyển, kiểm nhận, bảo quản .. Doanh nghiệp phải biết tiết kiệm hợp lý nhiên liệu, vật liệu trong toàn bộ các khâu bắt đầu từ khâu mua, khâu dự trữ, khâu bảo quản cho đến khâu sản xuất để tiêu dùng.Đối với yếu tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao: Các nhà quản lý doanh nghiệp phải tham gia vào việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một Km vận chuyển trên đường. Đồng thời cần có biện pháp kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp bội chi so với mức và hạn mức .
Đối với yếu tố giá nguyên vật liệu: Các nhà quản lý cần quan tâm đến việc lựa chọn nguồn cung ứng, địa điểm giao hàng, thời hạn cung cấp, phương tiện vận chuyển … cần đoán những biến động về cung cầu, giá nhiên liệu trên thị trường để có biện pháp thích ứng. Thông qua việc thanh toán cần kiểm tra lại giá mua nguyên vật liệu, số lượng, chủng loại, chi phí vận chuyển bốc dỡ, tình hình thực hiện hợp đồng của người bán xem có hợp lý không. Nếu xẩy ra trường hợp khác với hợp đồng ký kết, người quản lý tài chính doanh nghiệp phải cùng với các bên hữu quan tìm nguyên nhân, qui trách nhiệm và có biện pháp khắc phục kịp thời
Tóm lại, các biện pháp trên chỉ mang tính chất chung cho các doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp khác không thể áp dụng triệt để mà phải tuỳ từng trường hợp vào tình hình thực tế của mình để lựa chọn biện pháp sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp với khả năng của mình nhằm mục tiêu tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
3. ý nghĩa việc hạ thấp chi phí .
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải vượt qua được những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu để bước vào hoạt động kinh doanh trong môi trường mới chịu sự điều tiết bởi các qui luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường. Trước sự cạnh tranh gay gắt đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải linh hoạt, chủ động trong việc kinh doanh buôn bán để mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo được hiệu quả kinh doanh cao… không những giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mạnh mẽ trên thương trường mà còn nâng cao dược vị thế của doanh nghiệp đối với đối thủ cạnh tranh .
Một trong những nhân tố tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Càng hạ thấp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp một cách hợp lý bao nhiêu thì càng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bấy nhiêu. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng cho bất cứ doanh nghiệp nào bởi chi phí là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận. Vì vậy các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh phải cố gắng quản lý tốt chi phí, từ đó có những biện pháp để hạ thấp chi phí một cách hợp lý nhất nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc giảm chi phí sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy nhanh hơn nữa quá trình mở rộng qui mô kinh doanh. Hơn thế nữa, việc hạ thấp được chi phí sẽ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, từ đó nâng cao được đời sống cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách. Trong nền kinh tế hiện nay, khách hàng là yếu tố quyết định cho sự sống còn của doanh nghiệp mà mối quan tâm lớn nhất của khách hàng là giá cả dịch vụ và chất lượng dịch vụ. Trong điều kiện chất lượng hàng hoá và dịch vụ như nhau thì giá cả sẽ là yếu tố quyết định tới việc mua hay không mua của khách hàng. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp phải tìm cách hạ thấp được chi phí, nếu chi phí càng thấp thì giá bán hàng hoá dịch vụ sẽ hạ thấp và giúp cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Việc giảm chi phí kinh doanh sẽ góp phần tiết kiệm vốn và chi phí của nền kinh tế là điều kiện để tăng lợi nhuận, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp hạ thấp giá cả, tăng khả năng cạnh tranh .
Tóm lại ta có thể nói rằng chi phí kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, nó có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tới sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Việc giảm chi phí kinh doanh là mục tiêu mà các doanh nghiệp luôn đề cập tới. Tuy nhiên việc tiết kiệm chi phí không có nghĩa là cắt xén các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh mà hạ thấp chi phí kinh doanh luôn gắn liền với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu qủa của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng hoá, dịch vụ cho người tiêu dùng .
chương II.
Chi phí kinh doanh và tình hình chi phí kinh doanh
tại công ty vận chuyển khách du lịch
I- Một số nét về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty :
1- Quá trình hình thành và phát triển Công Ty.
Công ty vận chuyển khách du lịch là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo quyết định số 89/TCCB ngày 27/3/1993 của Tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch, hoạt động theo cách lấy thu bù chi, có con dấu, tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. Trụ sở của Công ty đặt tại 16A-Nguyễn Công Trứ-Hai Bà Trưng-Hà Nội.
Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự hình thành và phát triển của ngành Du Lịch. Từ ngày 9/7/1960 Công ty còn là bộ phận của Tổng Cục Du Lịch chuyên trách nhiệm vụ đưa đón khách của Cơ quan nên còn gọi là ban điều hành đưa đón khách. Sau đó, nhờ được bổ sung vốn mua sắm thêm TSCĐ, đội xe phát triển thành đoàn xe du lịch vào năm 1967. Cùng với sự tăng trưởng về qui mô và địa bàn hoạt động, năm 1981, đoàn xe du lịch chuyển thành xí nghiệp xe ô tô du lịch. Lúc này, xí nghiệp có khoảng trên 50 xe các loại cùng cơ cấu nhà xưởng rộng rãi. Cho đến năm 1987, theo quyết định số 57/QĐ/TCCB, xí nghiệp ô tô du lịch được thực hiện chế độ hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân. Từ năm 1993 đến nay công ty có tên chính thức là Công ty vận chuyển khách du lịch.
Hoạt động chủ yếu của công ty là dịch vụ vận chuyển khách đi tham quan du lịch các miền đất nước .
2. Chức năng , nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh của Công ty :
2.1.Chức năng , nhiệm vụ của Công ty :
Chức năng : Công ty vận chuyển khách du lịch có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh trên cơ sở các thế mạnh về vị trí, thiết bị,cơ sở vật chất và lao động nhằm phục vụ có chất lượng và hiệu quả nhu cầu tham quan du lịch của khách, góp phần giáo dục văn hoá, tư tưởng truyền thống và nâng cao hiểu biết của nhân dân.
Thực hiện tốt chế độ nộp thuế theo quy định của nhà nước, tăng trưởng vốn tạo nguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên của Công ty.
Nhiệm vụ :
+ Thực hiện đầy đủ các chỉ thị của giám đốc Việt Nam Tourism về nhiệm vụ vận chuyển khách du lịch. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch đã được Tổng Cục giao.
+ Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hoá phương pháp phục vụ xây dựng đội ngũ nhân viên có trình chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện mới.
+ Mở rộng các mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm b