Link tải luận văn miễn phí cho ae

Trong quá trình nghiên cứu Tư pháp quốc tế thấy xuất hiện hai hiện tượng mà khi thoáng nhìn qua về mặt câu chữ thì có vẻ giống nhau, đó là: “xung đột pháp luật” và “xung đột thẩm quyền”. Tuy nhiên, hai hiện tượng này ngoài những điểm chung đặc trưng của Tư pháp quốc tế thì còn rất nhiều điểm khác nhau dựa trên các tiêu chí phân biệt cụ thể. Bài viết sau đây đi vào tìm hiểu đặc điểm của mỗi loại xung đột đã nêu trên, từ đó nhằm phân biệt hai khái niệm này. Đồng thời bài viết cũng làm rõ hơn về cách giải quyết, chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa cách thức giải quyết “xung đột pháp luật” và xung đột thẩm quyền”.
1. Phân biệt “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”.
1.1. Về khái niệm “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:
 “Xung đột luật”: Mỗi quốc gia trên thế giới có một hệ thống pháp luật riêng của mình. Các hệ thống pháp luật đó khác nhau và có thể trái ngược nhau hoàn toàn. Xung đột luật xảy ra khi hai hay nhiều hệ thống pháp luật đồng thời đều có thể áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp luật này hay một quan hệ pháp luật khác.
Như vậy, khái niệm xung đột luật được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật cũng có thể điều chỉnh một quan hệ pháp luật nhất định.
 “Xung đột thẩm quyền”: Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là thuật ngữ mang tính ước lệ. Trong thực tiễn Tư pháp quốc tế, khi có một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (có thể là vụ việc dân sự, kinh tế, lao động,…) thì đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng có hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.
Do đó, khái niệm xung đột thẩm quyền được hiểu là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các quốc gia khác nhau cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
1.2. Về bản chất của “xung đột luật” và xung đột thẩm quyền”:
 “Xung đột luật”: Bản chất của xung đột luật là phải tìm ra được hệ thống pháp luật áp dụng cho một quan hệ quốc tế cụ thể phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, hôn nhân – gia đình, lao động…Nghĩa là phải xác định các quy phạm luật thực chất cụ thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó.
Xung đột luật mang tính khách quan, dù muốn hay không muốn thì xung đột luật vẫn tồn tại.
 “Xung đột thẩm quyền”: Bản chất của xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể, để làm rõ Tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết thực chất vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể đã phát sinh.
Bản chất của hiện tượng xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế có liên hệ mật thiết với nhóm vấn đề thuộc Tố tụng dân sự quốc tế, trong đó có các vấn đề chính sau đây:
- xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế đối với các vụ việc tranh chấp thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế;
- ủy thác tư pháp quốc tế và thực hiện các hành vi tố tụng dân sự quôc tế riêng biệt;
- công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài…
1.3. Về đặc điểm của “xung đột luật” và “xung đột thẩm quyền”:
 “Xung đột luật” luôn có sự xuất hiện của từ hai hệ thống pháp luật trở lên và sự tham gia của các hệ thống pháp luật chỉ cần dừng ở mức khả năng. Nghĩa là khi xảy ra xung đột luật mà đã giải quyết bằng cách chọn được một hệ thống pháp luật điều chỉnh tình tiết cụ thể thì những hệ thống pháp luật khác không điều chỉnh thêm về tình tiết đó nữa, hay nói cách khác sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật là duy nhất đối với một tình tiết cụ thể. Trong khi đó, “xung đột thẩm quyền” lại luôn có sự xuất hiện của ít nhất hai cơ quan tư pháp của hai quốc gia khác nhau và không chắc chắn xác định được thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc duy nhất một cơ quan của quốc gia nào. Các cơ quan tư pháp có quyền xét xử theo thẩm quyền của mình và không loại trừ thẩm quyền xét xử của các cơ quan tư pháp của quốc gia khác. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng song án trên thực tế.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NguynHiAnh

New Member
Re: Tiểu luận Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa cách thức giải quyết xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền

ad cho em xin tài liệu này với ạ.
em cảm ơn!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D TUMOR MARKER – CHẤT CHỈ ĐIỂM KHỐI U Y dược 0
D Sự nghiên cứu các đặc điểm ngôn ngữ của các cụm từ chỉ sự rào đón trong các bài giảng bằng tiếng Anh Văn học 0
D Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số procalcitonin của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng tại BV Bạch Mai Y dược 0
C Về bài toán biên nhiều điểm cho phương trình sai phân suy biến tuyến tính chỉ số 2 Luận văn Sư phạm 0
E Đặc điểm thành ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con vật : Trong sự đối chiếu với thành ngữ tiếng Việt tương đương Tiếng Trung 2
S Đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa nhóm từ chỉ các bộ phận cơ thể trong tiếng Hán Văn hóa, Xã hội 0
A Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp - từ vựng của tổ hợp từ có trạng từ chỉ mức độ cao trong tiếng Anh và tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
C So sánh từ, ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Hán và tiếng Việt (về một số đặc điểm ngôn ngữ - văn hoá) Văn hóa, Xã hội 3
M Đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính trong Châu Bản triều Nguyễn(chiếu, chỉ, dụ, tấu, biểu, tư) Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top